H&M gia nhập cuộc cách mạng TMĐT thời trang

13 Thg 03

Theo Reuters, H&M cho biết doanh số quý 4/2017 của hãng giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống chỉ còn 5,97 tỷ USD. “Kết quả kinh doanh của chuỗi cửa hàng H&M trong quý này khá yếu, xuất phát từ những biến động của tình hình thị trường”, H&M nhấn mạnh. Một trong những biến động là khách hàng ngày càng thích mua sắm online hơn. Do đó, số lượng khách trực tiếp tới các cửa hàng H&M để mua đồ giảm sút đáng kể.

thương hiệu H&M

H&M: Vua “thời trang nhanh” hơn 70 năm tuổi

H&M Hennes & Mauritz AB là một công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia của Thụy Điển, nổi tiếng với mặt hàng ‘thời trang nhanh’ dành cho nam giới, phụ nữ, thanh thiếu niên và trẻ em. Năm 1946, doanh nhân Thụy Điển, 30 tuổi, Erling Persson, đi du lịch qua Mỹ. Tại New York, ông đã nảy ra ý tưởng mới về kinh doanh thời trang nữ. Năm sau đó, năm 1947, Persson mở một cửa hàng thời trang nữ ở Västerås, Thụy Điển. Ông đặt tên là Hennes, trong tiếng Thụy Điển có nghĩa là “của cô ấy”.

Chỉ hơn 20 năm sau, Erling mới mua lại Mauritz Widforss, công ty chuyên bán sản phẩm thời trang dành cho nam giới và thiết bị săn bắn. Từ đó, cái tên Hennes & Mauritiz được ra đời.

Trong lịch sử hơn 70 năm, H&M là một câu chuyện thành công lớn.

H&M và các nhãn hiệu trực thuộc hoạt động tại 68 quốc gia với hơn 4.500 cửa hàng; vào năm 2015, tuyển dụng khoảng 132.000 nhân viên. Đây là nhà bán lẻ thời trang lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Inditex của Tây Ban Nha (công ty mẹ của Zara).

Đánh vào tâm lý thời trang, khả năng chi trả của khách hàng và ý thức được mình không thể so sánh với các thương hiệu lâu đời xa xỉ khác, Persson đã hướng H&M theo một hướng hoàn toàn mới và làm vừa lòng cả hai bên. Thương hiệu H&M theo đuổi bản chất là quần áo có chất lượng cao và hợp mốt nhưng giá cả phải chăng.Đây được coi là quyết định mang tính cách mạng của nhà sáng lập giúp phát triển và duy trì H&M cho đến bây giờ.

Xem thêmChông chênh thương hiệu Việt - Thay đổi hay là chết?

Bài học cho H&M sau sự tụt giảm doanh số lớn nhất một thập kỉ vào cuối năm 2017

Trong khi nhiều nhà bán lẻ tại Mỹ và châu Âu đang tận hưởng mùa mua sắm lớn nhất trong năm 2017 vào 3 tháng cuối năm, H&M lại trải qua đà sa sút lớn nhất một thập kỷ. Cổ phiếu Hennes & Mauritz AB rớt giá mạnh nhất kể từ tháng 3/2001 với mức giảm khoảng 15%, tương đương 6 tỷ USD giá trị thị trường “bốc hơi”.

Nhà phân tích Jasper Lawler của công ty dịch vụ tài chính London Capital Group đánh giá H&M “chậm nhiều bước so với đối thủ về dịch vụ online”.Người mua quay lưng với H&M vì hệ thống cửa hàng và website “ì ạch” so với đối thủ.

Lượng khách ghé các cửa hiệu truyền thống của H&M đang ít đi. Thay vào đó, họ mua sắm qua website công ty dần trở nên phổ biến. Có thể nói, sự phát triển của internet đã tác động tới thói quen mua sắm của người tiêu dùng đặc biệt là với sản phẩm may mặc thời trang. Điều này đòi hỏi các hãng thời trang, ngay cả cả các ông vua “thời trang nhanh” như Zara, H&M được ưa chuộng thì cũng cần phải nắm sự chuyển đổi của người tiêu dùng.

Sau cú sốc tụt giảm doanh số lớn, H&M đã nhận ra điểm yếu và khắc phục bằng việc tập trung vào thương mại điện tử. Nhằm kích thích doanh thu bán hàng trực truyến, đặc biệt tại Trung Quốc, H&M trong động thái mới nhất đã hợp tác với trang Tmall của “đế chế” thương mại điện tử Alibaba.

Xem thêmCác sản phẩm Admicro cho ngành thời trang - trang sức

H&M nỗ lực đẩy mạnh thương mại điện tử trong năm 2018

H&M nói rằng sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiềm năng bán hàng trực tuyến đồng thời việc mở rộng những cửa hiệu truyền thống chậm lại dù số lượng vẫn tăng lên. Dữ liệu thu thập từ website cũng sẽ là nguồn tham khảo cho việc đưa ra mặt hàng phù hợp tại các cửa hiệu.

Trong năm 2018, thương hiệu thời trang quốc tế này sẽ đặt nhiều nguồn lực hơn cho tiến bộ công nghệ và tập trung vào mảng thương mại điện tử. Ông Persson cho rằng, “bán lẻ trực tuyến luôn thay đổi và H&M cần phải giữ vững vị thế của mình”.

H&M cho biết sẽ tích hợp các cửa hàng bán lẻ với cửa hàng trực tuyến nhằm đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời với các dịch vụ phong phú, từ việc lựa chọn sản phẩm phù hợp đến việc mua và thanh toán trực tuyến tại cửa hàng.

Các chuyên gia đều dự đoán rằng, thương mại điện tử sẽ mang lại tương lai tươi sáng hơn cho H&M với mức tăng trưởng 25% và doanh số bán hàng tại các cửa hàng mới mở tăng thêm khoảng 4%. Từ năm 2019 đến năm 2022, doanh thu thương hiệu mới dự kiến sẽ tăng ít nhất 25% mỗi năm, đạt mức 6,31 tỷ USD vào năm 2022, với doanh số bán hàng trực tuyến dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 20% mỗi năm, đạt 9,46 tỷ USD vào năm 2022.

Ngọc Mai - MarketingAI

Theo Vietnam Finance

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.