10 bước xây dựng chiến lược chinh phục thị trường bán lẻ trên social media (P2)

01 Thg 09

Tiếp tục với chủ đề 10 bước xây dựng chiến lược chinh phục thị trường bán lẻ trên social media, hãy cùng MarketingAI khám phá 5 bước cuối cùng trong bài viết dưới đây.

6. Quảng bá các nội dung do người dùng tạo (UGC) để thể hiện sự hài lòng của khách hàng

Không có gì ngạc nhiên khi các thương hiệu đều đang săn lùng ráo riết các nội dung do người dùng tạo (UGC) khi nó đang là một trong những nhu cầu lớn nhất khi nói đến mạng xã hội để bán lẻ.

Ngay cả những gã khổng lồ bán lẻ như Target (với gần 4 triệu người theo dõi trên Instagram) cũng dựa vào UGC để khoe sản phẩm của mình.

https://www.instagram.com/p/Bxif5BFl_h7/?utm_source=ig_web_copy_link

Những bức ảnh hay nội dung do khách hàng cung cấp ghi nhận tỷ lệ chuyển đổi và tương tác rất cao trên mạng xã hội. Nếu khách hàng muốn nói về những trải nghiệm của họ, đừng ngần ngại mà cho họ cơ hội để bày tỏ. Đơn cử như việc Target khuyến khích người dùng nhớ hashtag họ trong bài đăng feedback về sản phẩm. Chỉ cần đơn giản thế thôi là thương hiệu của bạn đã được ghi điểm trong mắt rất nhiều người dùng rồi.

Cho dù đó là chiến dịch Influencer Marketing hay chỉ đơn giản là khuyến khích UGC, thì giờ đây, các nhà bán lẻ cũng cần tận dụng tối đa tính năng #tag và #hashtag trên mạng xã hội để đẩy mạnh hoạt động quảng cáo tự nhiên bởi các khách hàng thân yêu của mình. Đó cũng là một cách khác mà khách hàng có thể tương tác với thương hiệu và ngược lại.

7. Làm cho trải nghiệm mua sắm trên mạng xã hội mượt mà nhất có thể

Ghi nhận từ các thương hiệu thống trị mảng bán lẻ trên mạng xã hội cho thấy, một trải nghiệm mua hàng mượt mà là yếu tố vô cùng cần thiết để cải thiện khả năng chuyển đổi.

Ví dụ: hãy xem Crate và Barrel tạo tương tác mua sắm trên Instagram Feed của họ dễ dàng như thế nào. CTA đi kèm với link mua hàng rất to và rõ ràng, cũng như trình bày rõ landing page dành riêng cho mạng xã hội, thân thiện với nền tảng di động. Điều này phần nào khiến cho quá trình tham khảo các sản phẩm trở nên dễ dàng hơn.

Các nhà bán lẻ sử dụng bios Instagram của họ để thúc đẩy kinh doanh

Mạng xã hội dành cho các nhà bán lẻ có nghĩa là tạo ra trải nghiệm mua sắm mượt mà.

Ngoài ra, hãy lưu ý rằng các nền tảng xã hội liên tục tung ra các tính năng mua sắm và quảng cáo mới phù hợp với một chiến lược social media marketing dành cho bán lẻ. Ví dụ: việc triển khai thanh toán trên Instagram báo hiệu cách các mạng xã hội đang cố gắng giúp các thương hiệu khuyến khích mua hàng dễ dàng hơn. Đây là ảnh chụp nhanh về tính năng đó trên Instagram Feed của Crate and Barrel.

>> Xem thêm: Local Brands Marketing: Khi “bầy sói hoang” bung sức oanh tạc thị trường

8. Remarketing cho khách hàng hiện tại và khách hàng cũ

Tất nhiên, chúng ta không thể nói về một chiến lược truyền thông trên mạng xã hội trong lĩnh vực bán lẻ mà bỏ qua quảng cáo trả phí.

Các thuật toán trên mạng xã hội hiện nay dường như đang làm khó các bài đăng tự nhiên không mang tính quảng cáo. Do đó, việc chạy quảng cáo các bài viết cho phép các nhà bán lẻ thu hút khách hàng mà không hề tạo cảm giác spam.

Tin tốt là các nhà bán lẻ có thể cá nhân hóa và nhắm mục tiêu quảng cáo tốt hơn với những thay đổi mới trên mạng xã hội. Các thương hiệu có thể chạy các chiến dịch tìm kiếm khách hàng tiềm năng và đồng thời là tiếp cận các khách hàng cũ.

9. Chú trọng vào packaging

Không chỉ là sự hiện diện online trên mạng xã hội, các nhà bán lẻ còn cần phải chú trọng vào các yếu tố packaging ảnh hưởng đến diện mạo trực tiếp của nhãn hàng khi đối mặt với khách hàng.

Điều này có thể được thực hiện bằng cách kết hợp các bài đăng trên mạng xã hội nói về packaging của sản phẩm. Từ việc đóng gói, danh thiếp,... có rất nhiều cách sáng tạo mà thương hiệu có thể kết hợp với truyền thông trên mạng xã hội và quảng cáo trực tiếp để công khai tới khách hàng của mình.

10. Tăng giá trị lâu dài cho khách hàng theo thời gian

Lời khuyên cuối cùng cho chiến lược social media marketing cho lĩnh vực bán lẻ là nuôi dưỡng khách hàng và khuyến khích họ trở thành người mua sắm lâu dài.

Nói cách khác, bạn không thể chỉ tập trung vào chuyển đổi. Tăng số người theo dõi là tốt, nhưng hãy tự hỏi rằng: liệu độ phủ rộng rãi trên mạng xã hội có đem đến tương tác mạnh mẽ và khả năng mua hàng lâu dài của khách hàng hay không?

Nếu một người sẵn sàng nhấn nút theo dõi thương hiệu trên mạng xã hội, thì điều đó cũng có nghĩa họ quan tâm và có khả năng mua hàng trong tương lai. Điều này có nghĩa là nhu cầu lắng nghe quảng bá về sản phẩm và link mua hàng kết nối với các dạng nội dung đa dạng đang tăng cao. Và các nhà bán lẻ cần tận dụng rất nhiều phương pháp sáng tạo có sẵn trên để thường xuyên thu hút đối tượng mục tiêu.

Ngoài ra, hãy nghĩ về cách làm tăng giá trị của những người theo dõi trên mạng xã hội theo thời gian.

Nỗ lực nhiều hơn vào các chiến dịch nội dung và quảng cáo vào những ngày lễ, khi người dùng chi tiêu ở mức cao nhất. Chạy các chiến dịch influencer marketing và chiến dịch UGC. Hãy thử sức đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội. Đừng quên rằng, trong quá trình chạy, phải đảm bảo theo dõi chặt chẽ các chỉ số tương tác giữa khách hàng và thương hiệu thông qua các công cụ phân tích. Từ đó có thể hiểu rõ hơn khách hàng cần gì và khuyến khích khách hàng mua hàng dài lâu.

Kết

Giờ đây các nhà bán lẻ có đầy đủ thông tin và công cụ cần thiết để mở rộng và phát triển cơ hội bán hàng trên mạng xã hội. Từ việc tìm kiếm các khách hàng mới cho đến cải thiện giá trị cho những khách hàng hiện có, cơ hội kinh doanh sáng tạo dành cho các thương hiệu bán lẻ trên mạng xã hội dường như là vô tận.

Tô Linh - MarketingAI

Theo SproutSocial

>> Có thể bạn quan tâm: Quảng cáo Giáng Sinh của Burger King: thành công nhờ tuyệt chiêu marketing tạo niềm vui

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.