10 Cách Để Xây Dựng Thương Hiệu Cho Doanh Nghiệp Nhỏ

18 Thg 10

Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ chẳng kém phần quan trọng như những tên tuổi lớn. Thật vậy, rất nhiều các thương hiệu tập đoàn đang thử khiến mình trông giống các doanh nghiệp nhỏ để thu hút khách hàng nhiều hơn, từ đó dễ dàng hỗ trợ cho các mảng con của mình để tạo nên sự đa dạng trong các loại hình kinh doanh.

Image result for brand

Rất nhiều những người chủ doanh nghiệp nhỏ hiểu rằng làm thương hiệu là rất quan trọng cho doanh nghiệp của họ, nhưng rất ít người hiểu lí do tại sao.

Họ công nhận sự liên kết rất chặt chẽ giữa một doanh nghiệp thành công và việc làm thương hiệu mạnh, và rất mong muốn xây dựng thương hiệu để những thành công đó cũng đến với họ. Và họ cũng hiểu rằng làm thương hiệu không chỉ là logo hay cách mà bên ngoài công nhận họ như thế nào. Nhưng quá ít người nhận ra một thương hiệu thành công phải đặt thương hiệu làm trái tim của doanh nghiệp. Theo đó, có rất nhiều cách để gọi một thương hiệu để thay thế hẳn cho từ "thương hiệu".

Làm thương hiệu là một cách để định nghĩa doanh nghiệp của bạn tới chính bản thân bạn, đồng đội của bạn và những khán giả bên ngoài của bạn. Nó có thể gọi là "nhận diện" doanh nghiệp, nhưng chỉ trên cách hiểu rằng nó là hiện thân của doanh nghiệp bạn là ai và giá trị của nó là gì, không phải nó trông như thế nào hay có âm thanh ra sao. Khách hàng ở hầu khắp các loại hình doanh nghiệp hiện nay rất khôn ngoan. Họ biết khi nào bạn đánh bóng tên tuổi, khi nào bạn thả mồi họ và khi nào bạn thật sự làm mê hoặc họ tới quyết định mua.

Lợi ích của một thương hiệu được định nghĩa một cách chiến thuật có thể nhìn thấy như việc yêu đương. Khi khách hàng kết nối một cách có cảm xúc - bởi vì họ chia sẻ cùng một giá trị và niềm tin với doanh nghiệp - thì doanh số bán hàng sẽ cao hơn và doanh nghiệp của bạn sẽ đạt được sự khác biệt hóa. Nó cũng sẽ dẫn tới sự trung thành, sự ủng hộ tích cực và có thể khách hàng sẽ giúp giữ vững giá sản phẩm/dịch vụ của bạn trong khi đối thủ cạnh tranh đang sử dụng khuyến mãi giảm giá.

Image result for brand

10 tips để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ

1. Bắt đầu bằng việc định nghĩa doanh nghiệp của bạn

Review sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp, định vị không gian trên thị trường mà bạn đang chiếm đóng, nghiên cứu các nhu cầu, mối quan tâm lý tính và cảm tính của khách hàng. Tính cách thương hiệu nên được dùng để xúc tiến quảng bá, kết nối với khách hàng và khác biệt hóa doanh nghiệp trên thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh.

2. Khi xây dựng thương hiệu, hãy nghĩ về nó như một con người

 Mỗi chúng ta đều là những tính cách được tạo nên bằng niềm tin, giá trị và mục đích thể hiện chúng ta là ai và chúng ta sẽ kết nối với những ai. Nhân cách chúng ta sẽ quyết định chúng ta hành xử như thế nào trong các tình huống khác nhau, chúng ta ăn mặc như thế nào và chúng ta sẽ nói những gì. Tất nhiên với con người, đó chỉ là trực giác và sự cảm nhận, đánh giá, nhưng đối với làm thương hiệu, rất cần thiết phải hiểu và định giá được tính cách thương hiệu của bạn.

3. Cân nhắc những điều gì đang dẫn đường cho doanh nghiệp của bạn

Những điều đó dựa vào sự tin tưởng từ đâu, mục đích là gì. Những điều đó có thể giúp thiết lập định vị thương hiệu và cung cấp tin tức cho nhận diện cũng như tính cách thương hiệu.

4. xác định sẽ xây dựng mối quan hệ lâu dài với các khách hàng của bạn

Đừng tô điểm quá mức cho những gì mà bạn cung cấp và gây dựng sự kì vọng có thể không giữ được lời hứa, hãy tạo nên niềm tin và sjw uy tín của thương hiệu với khách hàng. Chú ý từ những chi tiết nhỏ nhất về phản hồi của khách hàng với thương hiệu. Hãy làm rõ thương hiệu của bạn là ai và nó tạo ra giá trị gì.

5. Nói chuyện với khách hàng của bạn bằng một tông giọng ổn định từ đầu đến cuối

Nó sẽ giúp củng cố tính cách thương hiệu của bạn và làm rõ những gì doanh nghiệp đang cung cấp, để khách hàng có thể kì vọng chính xác từ sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

6. Đừng nhắc lại một thông điệp theo cách giống nhau lặp đi lặp lại

Thay vào đó, hãy nhắm mục tiêu để giúp các thông điệp quan trọng kết hợp với nhau để tạo ra sự đồng nhất mà vẫn đa dạng.

7. Đừng cố gắng bắt chước các chuỗi hay thương hiệu lớn

Bạn có thể quan sát họ để có được những cái nhìn về thị trường, về cách xây dựng tính cách thương hiệu của họ, nhưng đừng bắt chước một cách y xì. Điều đó chỉ dẫn đến những sự thất bại sẽ tới sớm trong tương lai. Các thương hiệu lớn đã phải mất rất nhiều năm mới có thể áp dụng thành công các tính cách đó cho thương hiệu của họ và đã được khách hàng đón nhận, vậy bạn nghĩ là một bản sao hoàn hảo có khiến khách hàng sẽ tránh xa?

8. Hãy liên tục cải tiến, dũng cảm và dám đương đầu

Những thương hiệu lớn, dù sao đi nữa cũng ít nhiều gặp các rào cản từ bộ máy quan liêu. Doanh nghiệp nhỏ sẽ ít chịu tác động hơn và do đó có thể sáng tạo, cải tiến và mạo hiểm nhiều hơn. Mặt khác, bạn cũng biết rằng, cái cũ thì luôn nhàm chán, phải biến đổi để ruột thì vẫn là một giá trị đinh cốt không thay đổi còn diện mạo phải luôn luôn là những bộ cánh mới.

9. Luôn luôn cân nhắc đến việc làm thương hiệu khi giao thiệp với khách hàng

Đừng đánh mất sự tự hào và làm nhạt đi thương hiệu với những chiết khấu bừa bãi. Thử cung cấp nhiều hơn, hơn là việc giảm giá thực tế. Xúc tiến quảng bá là một cơ hội rất tốt để củng cố sứ mệnh của thương hiệu.

10. Gắn logo trên mọi thứ có thể

Logo là biểu hiện rõ ràng nhất của thương hiệu - không thể phủ nhận điều đó. Độ phủ của các nhận diện như vậy càng lớn thì thương hiệu của bạn sẽ càng mạnh, thúc đẩy và kích thích doanh số bán hàng. Hãy cố gắng phủ kín thị trường bằng những hình ảnh thương hiệu, và bạn sẽ thấy sự thay đổi.

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.