10 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Instagram

Trong những năm gần đây, Instagram đã nhanh chóng trở thành một nền tảng xã hội thu hút và tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng. Nghiên cứu cho thấy trên thế giới có hơn hai phần ba lượng tài...

Trong những năm gần đây, Instagram đã nhanh chóng trở thành một nền tảng xã hội thu hút và tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng. Nghiên cứu cho thấy trên thế giới có hơn hai phần ba lượng tài khoản Instagram đang theo dõi ít nhất một công ty hoặc hay liên doanh đang hoạt động. Vì vậy, áp dụng những thủ thuật trên Instagram sẽ đem về nhiều lợi ích cho những nhà quản lý nội dung quảng cáo khi tiếp cận khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội.

Để doanh nghiệp có thể tiếp cận được một tập khách hàng tiềm năng lớn trên Instagram, hãy cùng MarketingAI khám phá 10 chiến thuật truyền thông giúp tăng trưởng tối đa lượng khách hàng tiềm năng, đồng thời giúp thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp

10 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Instagram- Ảnh 1.

Thu hút bằng quảng cáo

Một cách đơn giản nhất để tiếp thị trên Instagram chính là quảng cáo nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Khi sử dụng công cụ này, doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là nhà quản lý đi thu thập thông tin người mua như địa chỉ email, ngày sinh, nơi ở, tình trạng việc làm.

Với những dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp có thể phân tích xu hướng và hành vi của khách hàng, đồng thời lưu trữ và sử dụng những dữ liệu đó vào việc phát triển các chiến dịch Marketing trực tiếp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn nội dung quảng cáo một cách phù hợp nhất với từng đối tượng mục tiêu.

Lead Ads (quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng) là công cụ được sử dụng từ các công ty bất động sản cho tới các tổ chức môi trường, Lead Ads giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách chính xác và tác động tới xu hướng mua hàng chung.

10 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Instagram- Ảnh 2.

Tất cả những gì bạn cần là một tài khoản doanh nghiệp trên Instagram. Trước tiên hãy bắt đầu tạo một trang Facebook, đảm bảo rằng nhóm sáng tạo của doanh nghiệp cần tuân thủ theo quy định được đưa ra đối với việc quảng cáo trên Instagram.

Để cải thiện tỷ lệ hoàn tất, doanh nghiệp có thể thêm mục điền sẵn vào các biểu mẫu. Thực tế, những tài khoản kinh doanh trên Instagram có thể tạo các biểu mẫu có sẵn này dựa vào thông tin cá nhân được thu thập từ tài khoản của khách hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo chuyển đổi để tăng lượt tải xuống và lượt truy cập vào website, hoặc tạo quảng cáo các ưu đãi nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh số.

Sử dụng nút hành động

Doanh nghiệp có thể thêm các action button (nút hành động) vào tài khoản Instagram của mình. Ví dụ như, tạo các liên kết chi tiết liên hệ vào hồ sơ Instagram, như địa chỉ email, số điện thoại,... Điều này giúp khách hàng ở bất kỳ đâu hay bất cứ thời điểm nào cũng có thể dễ dàng liên hệ với doanh nghiệp khi cần.

10 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Instagram- Ảnh 3.

Ngoài ra, các nút hành động như Đặt chỗ, nhận vé, đăng ký kênh sẽ điều hướng khách hàng điền vào các biểu mẫu thông tin có sẵn của Instagram.

Tối ưu hóa liên kết

Để phân bổ các liên kết khác nhau một cách hợp lý, phần giới thiệu chung trên trang cá nhân Instagram nên được tận dụng tối đa. Phụ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể điền thông tin về các bản đăng ký, sản phẩm đang giảm giá hay các cuộc khảo sát.

10 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Instagram- Ảnh 4.

Một số điểm cần lưu ý khi tối ưu hóa liên kết trên tiểu sử Instagram:
  • Sử dụng liên kết ngắn gọn
  • Luôn gắn liên kết thương hiệu nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận
  • Chèn "link in bio" vào các bài đăng Instagram nhằm chuyển hướng khách hàng tới nội dung quảng cáo có liên quan
  • Đảm bảo rằng liên kết luôn được theo dõi (sử dụng thông số UTM)
  • Bổ sung công cụ CTA (nút gọi hành động) trên mỗi liên kết tiểu sử

Thiết kế phần giới thiệu ấn tượng trên Instagram sẽ làm tăng tỷ lệ quan tâm và thu hút người xem. Khách hàng sẽ dần chú ý tới các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp và tăng khả năng mua hàng.

Thiết kế Landing Page

10 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Instagram- Ảnh 5.

Sau khi thu hút khách hàng ấn vào một trong những đường liên kết, họ sẽ được chuyển tới landing page của doanh nghiệp. Để đảm bảo cho lợi ích của khách hàng, hãy chú ý những yếu tố sau:

  • Đảm bảo trang web đã được thiết lập mã quét
  • Sử dụng hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn
  • Xây dựng nội dung làm thỏa mãn nhu cầu người mua

Một trang đích được tối ưu hóa kết hợp cùng công cụ CTA sẽ tăng sự tò mò và thu hút người xem. Một số thương hiệu đưa trang đích của mình vào cả nguồn cấp dữ liệu chính, trong khi một vài thương hiệu khác chọn cách cung cấp liên kết tới những trang cụ thể trên nền tảng website của họ.

Instagram Story và tính năng vuốt lên

Ngoài đầu trang tiểu sử và landing page, Instagram cho phép doanh nghiệp chèn liên kết vào mỗi stories thông qua tính năng swipe up. Lợi ích của tính năng này đã được nhiều tài khoản có số lượng theo dõi lớn chứng minh (chẳng hạn các tài khoản có tích xanh, tài khoản hơn 10.000 người theo dõi).

Bên cạnh đó, dữ liệu cho thấy 30% nội dung có lượt xem nhiều nhất trên Instagram thuộc về tài khoản của các doanh nghiệp. Tất cả những gì khách hàng cần làm chính là vuốt lên và truy cập vào trang đích. Bằng cách dùng đơn giản khi gắn các liên kết vào bài đăng với số lượng tin không giới hạn, Instagram Story được cho là hiệu quả hơn việc gắn liên kết lên mục tiểu sử.

Để chèn liên kết vào story mới nhất trên Instagram, doanh nghiệp chỉ cần vuốt màn hình sang phải hoặc nhấp vào biểu tượng "+" ở góc trái màn hình. Sau đó lựa chọn nội dung muốn đăng tải, biểu tượng gán link sẽ tự động xuất hiện ở phía trên cùng trong công cụ chỉnh sửa story. Việc doanh nghiệp cần làm là chọn liên kết phù hợp để đưa vào nội dung Story.

>>> Xem thêm: Mẹo sử dụng tính năng Swipe up cho định dạng Story trên Instagram

10 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Instagram- Ảnh 6.

Trong trường hợp story mới nhất đạt lượt xem cao nhưng giới hạn thời gian hiển thị, doanh nghiệp có thể thêm tin đó vào phần nội dung nổi bật. Từ đó, những người bỏ lỡ tin quan trọng có thể vào trang cá nhân của doanh nghiệp để xem bất cứ lúc nào.

Sáng tạo nội dung đúng mục tiêu

Các chuyên gia cho rằng CTA (nút gọi hành động) là một công cụ tuyệt vời để tiếp cận khách hàng mục tiêu trên Instagram. Đội ngũ sáng tạo của doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các cụm từ như “liên kết tiểu sử”, “vuốt lên” hay “đặt hàng ngay bây giờ” được liên kết chặt chẽ với nội dung đăng tải.

Ngoài ra, CTAVisual Content (nội dung hình ảnh) cần được thống nhất một mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra từ đầu. Tận dụng tất cả công cụ mà Instagram cung cấp sẽ giúp thu hút người xem và họ sẽ không muốn bỏ lỡ bất kì bài đăng nào của doanh nghiệp. Thay vì chỉ tập trung vào một nơi duy nhất, đội ngũ sáng tạo của thương hiệu nên tận dụng mọi khoảng trống trong bài, bao gồm cả công cụ CTA.

Xây dựng nội dung mua sắm cơ bản

Việc mua sắm không chỉ nói tới sự tăng trưởng về doanh số bán hàng. Chỉ cần nhấn vào và xem sản phẩm mà không đi tới bước thanh toán, người dùng vẫn được coi là một khách hàng tiềm năng (hoặc khách hàng quan tâm). Không có gì ngạc nhiên khi Shopping Instagram (trang mua sắm trên Instagram) mỗi tháng thu hút được hơn 100 triệu người theo dõi nhấn vào xem các thẻ nội dung sản phẩm khác nhau.

Để phát huy hiệu quả một chiến lược Marketing, doanh nghiệp cần đảm bảo các dữ liệu liên quan đều được phân tích chính xác. Đồng thời bằng cách đo lường tâm lý và tỷ lệ quan tâm của khách hàng tới sản phẩm, cung cấp nội dung quảng cáo hiển thị riêng cho từng khách hàng mục tiêu sẽ giúp gia tăng giá trị cá nhân và thắt chặt mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.

10 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Instagram- Ảnh 7.

Hãy bắt đầu bằng việc tạo một danh mục trên Facebook và liên kết với Instagram. Tiếp theo hãy đăng ký tài khoản trên Instagram Shopping và bắt đầu gắn thẻ nội dung liên quan tới sản phẩm trên mỗi bài viết của doanh nghiệp.

Với Instagram Shopping, doanh nghiệp có thể theo dõi tỷ lệ xem sản phẩm số lần nhấp chuột. Những bài viết có nội dung phổ biến còn có thể được đưa lên trang chủ khám phá của Instagram, nơi tiếp cận được hơn 200 triệu lượt xem mỗi ngày. Ngoài ra, để quảng cáo thương hiệu thành công, doanh nghiệp nên phân tích hành vi mua của khách hàng bằng cách sử dụng những bài đăng có nội dung liên quan tới mua sắm.

Kết hợp với Influencer

10 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Instagram- Ảnh 8.

Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, thời kỳ hoàng kim của các Influencer trên Instagram đã tới. Nhiều ngành nghề như thời trang, âm nhạc và thực phẩm đã và đang xây dựng những mối quan hệ hợp tác lâu dài với các Influencer trên Instagram với mục đích tăng lượng khán giả và tối đa hóa phân khúc khách hàng tiềm năng của họ. Tuy nhiên có một vài quy tắc quan trọng mà các doanh nghiệp cần nắm rõ trước khi hợp tác với Influencer.

Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất là lựa chọn một Influencer có mối quan hệ hợp nhất với thương hiệu. Khi đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận những người theo dõi mới cũng như khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội.

Nguyên tắc thứ hai chính là lựa chọn Influencer có được sự tin tưởng từ người hâm mộ. Nếu Influencer mà doanh nghiệp lựa chọn không thật sự đáng tin cậy, khán giả mục tiêu cũng sẽ không cảm thấy thu hút. Sự uy tín của một Influencer là yếu tố cần thiết dẫn tới thành công của mọi dự án Marketing.

Tổ chức các cuộc thi trên Instagram

Doanh nghiệp có thể tổ chức các cuộc thi thú vị nhằm thu hút và tạo sự tò mò cho cộng đồng mạng, ví dụ như các chương trình ưu đãi và giảm giá mới hay những thông tin quảng cáo, hoặc yêu cầu khách hàng làm một bài khảo sát hoặc đăng bình luận và gắn thẻ bạn bè của họ để giành giải đặc biệt.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể hợp tác cùng những Influencer thông qua những cuộc thi này để thúc đẩy tìm kiếm nhiều khách hàng tiềm năng hơn. 

10 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Instagram- Ảnh 9.

>>> Xem thêm: Bỏ túi “bí kíp” triển khai Giveaway “bách phát bách trúng” trên Instagram

Đăng tin sản phẩm nổi tiếng

Như Instagram đã thông báo chính thức trên blog của mình, một lượt nhấp vào sản phẩm sẽ không dẫn đến hành động mua hàng. Vì vậy, nền tảng này cung cấp một giải pháp: doanh nghiệp hãy lựa chọn những sản phẩm được quan tâm nhiều nhất và đưa vào Insights tab (tab Thông tin chi tiết). 

Sau đó, tăng số lượng bài viết liên quan tới các sản phẩm phổ biến nhất. Bằng cách này, khách hàng sẽ luôn nhớ về các sản phẩm mà họ đã từng xem.

10 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Instagram- Ảnh 10.

Áp dụng mẹo này doanh nghiệp sẽ ngày càng xây dựng được niềm tin của người tiêu dùng và gia tăng cơ hội mua hàng nhiều hơn. Lưu trữ những dữ liệu này cũng sẽ giúp tiếp cận và giữ chân khách hàng trung thành cũng như những người mua mới chỉ biết qua dịch vụ, sản phẩm hay thương hiệu của doanh nghiệp.

Ví dụ về cách triển khai chiến lược Marketing trên Instagram của một số doanh nghiệp cụ thể:

Một sản phẩm bán chạy có thể được đăng hơn 15 lần trong vòng vài tuần. Những thương hiệu này thậm chí còn tạo ra những hightlight story (tin nổi bật trên trang cá nhân Instagram) về những sản phẩm nổi tiếng và được đón nhận nhiều. Khi phân tích sâu hơn, những chuyên gia cho rằng bộ phận sáng tạo của những doanh nghiệp này không chỉ có kỹ năng mà còn có tư duy tốt về Marketing. Họ không bao giờ sử dụng những bài viết giống nhau nhiều hơn một lần.

Chính vì vậy, các công ty có đủ nguồn vốn đầu tư vào mạng xã hội nên tiến thêm một bước xa hơn ngoài việc chỉ cho hiển thị lại nhiều lần về một sản phẩm và nội dung quảng cáo, những công ty này còn có thể sử dụng tối đa những lợi ích của công nghệ như kết hợp những bức ảnh đẹp mắt cùng với Influencer nổi tiếng nhất trên Instagram. 

Kết luận

Tăng tương tác với người dùng bằng những câu chuyện trên mạng xã hội được coi là một cách sử dụng công nghệ thông minh trong ngành Marketing trực tuyến ngày nay. Một số thương hiệu nổi tiếng đã áp dụng nó để tăng khả năng tiếp cận và tỷ lệ đánh giá cao. Điều này không chỉ làm doanh số bán hàng tăng mà còn củng cố lại giá trị của thương hiệu.

Bằng cách tạo một tài khoản doanh nghiệp trên Instagram, phân tích xu hướng người xem và xác định khoảng thời gian cụ thể để đăng bài, doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi tiếp cận, giữ chân khách hàng và bán hàng một cách hiệu quả. 

Có thể thấy ngoài việc là một ứng dụng chia sẻ ảnh, Instagram còn có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh một cách đáng ngạc nhiên, bằng cách tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội mỗi ngày. Hi vọng với những thông tin hữu dụng về cách tiếp cận khách hàng mục tiêu mà MarketingAI chia sẻ ở trên, các doanh nghiệp sẽ sớm đạt được thành công!

Phan Thảo - MarketingAI

Theo SearchEngineWatch

>>> Có thể bạn quan tâm:  Cách sử dụng Stories và Story Ads trên Instagram để tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.