10 insights quan trọng nhất tái hiện lại một năm 2020 tại Châu Á

20 Thg 01

Theo quan điểm về 12 con giáp của những nước trong khu vực Châu Á, năm 2020 là năm con chuột - một năm tượng trưng cho những khởi đầu mới. Điều này thật sự đúng với những người làm Marketing - khi chúng ta phải nhìn nhận lại những hiểu biết của mình về hành vi của người tiêu dùng, đồng thời điều chỉnh lại chiến lược marketing trong kỷ nguyên kỹ số đang ngày càng phát triển.

Mặc dù mục tiêu chung vẫn là giúp các nhà tiếp thị nắm bắt nhanh với những xu hướng và linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược, nhưng điều cần thiết vẫn là phải đảm bảo chất lượng hiệu suất và lợi nhuận thu được từ mỗi đô la chi ra.

Trong bài viết này, MarketingAI sẽ tổng hợp 10 insights hàng đầu của thị trường Châu Á trong năm 2020, bao gồm các cơ hội chuyển đổi số trên khắp khu vực; insights chi tiết về người tiêu dùng và ngành; các phương pháp hay nhất để đạt được sự trưởng thành trong Digital Marketing (Digital Marketing maturity) và các mẹo đảm bảo chi tiêu được tối ưu hóa và hiệu quả.

1. Nhìn lại và tiến về phía trước

Đối với một nhà tiếp thị, việc hiểu được người tiêu dùng của mình như thế nào là một việc đáng tự hào. Tuy nhiên, trong một năm có quá nhiều thay đổi, chúng tôi đã gặp phải thách thức thật sự trong việc phân biệt đâu là xu hướng (trends) cần quan tâm và đâu là phản ứng (reaction) nhất thời của người dùng. Trong báo cáo về tìm kiếm đầu tiên mà Google thực hiện cho năm 2020 trên toàn khu vực Châu Á, họ đã thống kê về các tìm kiếm gia tăng trong năm 2020 và xác định 5 xu hướng tiêu dùng mà các thương hiệu cần biết trước khi bước vào năm 2021. Từ việc phải đối mặt với những thách thức trong vấn đề kỳ thị xã hội, cho đến việc phải chủ động kiểm soát hơn để chứng minh được sự phát triển của thương hiệu trong tương lai, Google nhận thấy rằng năm 2020 đã định hình tư duy của người tiêu dùng như thế nào và xác định lại các quy tắc để gắn kết thương hiệu thành công.

2. Học được cách các định kiến nhận thức định hình hành vi mua sắm

Trong ngành tâm lý học, “định kiến nhận thức” (cognitive bias) là một hiện tượng tâm lý phổ biến, được định nghĩa là một loại “lỗi” có tính hệ thống, xảy ra trong quá trình xử lý và giải nghĩa các thông tin mà bộ não con người tiếp nhận trong một môi trường nhất định. 

Vậy trong môi trường rộng lớn như môi trường online, người tiêu dùng sẽ đưa ra quyết định như thế nào khi phải đối mặt với lượng thông tin phong phú và sự lựa chọn vô hạn? Những “khoảng giữa lộn xộn” (messy middle) là một phần của mô hình ra quyết định mới, giúp phát hiện ra 6 định kiến ​​nhận thức đã được gắn sâu trong tâm lý người tiêu dùng. Những định kiến ​​này khi được kết hợp trong một nghiên cứu sẽ tạo ra ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của người tiêu dùng. Nó có thể khiến một công ty bảo hiểm xe hơi chỉ tồn tại trong tưởng tượng giành được 87% sự ưa thích của người tiêu dùng so với các thương hiệu nổi tiếng và đáng tin cậy khác. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của các nguyên tắc khoa học hành vi, đặc biệt là các công cụ mạnh mẽ giúp chiếm được cảm tình và bảo vệ sở thích của người tiêu dùng.

3. Lượng khán giả xem video trực tuyến của Ấn Độ tiếp tục tăng

Cứ 3 người Ấn Độ thì có 1 người xem video trực tuyến, khán giả xem video trực tuyến của Ấn Độ hiện nay thậm chí còn lớn hơn dân số của Hoa Kỳ. Quy mô không chỉ thể hiện được cơ hội dành cho các thương hiệu mà còn cho thấy mức độ tương tác của người tiêu dùng. Trung bình, mỗi người dùng dành hơn một giờ để xem nội dung trực tuyến - và chủ yếu là do họ cảm thấy thoải mái khi được xem tại nhà riêng. Hơn một nửa dân số xem video trực tuyến để tìm niềm vui trong những khoảng thời gian thư giãn, xả stress và giải trí; và 43% chọn các nội dung học tập. Sự giao thoa giữa các nội dung giải trí và học tập này cũng mang đến một cơ hội đặc biệt cho các thương hiệu trong việc cộng tác với những influencers, những người đã xây dựng được một lượng khán giả lớn riêng, trung thành và luôn có hứng thú với nội dung mới mà họ cung cấp.

4. Áp dụng kỹ thuật số ở Đông Nam Á tăng mạnh

Lần đầu tiên ở Đông Nam Á, một làn sóng lớn người tiêu dùng đã bắt đầu sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số - tăng mạnh trong thời gian giãn cách xã hội vì COVID-19. Chỉ tính riêng trong năm ngoái đã có ​​40 triệu người truy cập trực tuyến, tăng gấp đôi mức trung bình hàng năm trong 5 năm qua. Mức tăng trưởng khổng lồ này cho thấy 70% dân số trong khu vực hiện đang sử dụng Internet. Trên thực tế, cứ 3 người tiêu dùng kỹ thuật số thì có 1 người đã thử một dịch vụ mới trong thời gian này, với mức tăng trưởng cao nhất đến từ các ngành: giáo dục, hàng bách hóa, các khoản vay (tài chính) và video trực tuyến. Tuy nhiên, hành vi này không chỉ dừng lại trong thời gian cách ly. Khi mọi người bắt đầu tin tưởng hơn vào các công cụ kỹ thuật số, các chuyên gia kỳ vọng rằng những xu hướng này sẽ được tiếp tục ngay cả khi đại dịch đã được kiểm soát. Trên toàn Đông Nam Á, 90% người dùng mới cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số sau COVID-19. Như vậy, đến năm 2025, ước tính tổng giá trị hàng hóa giao dịch online sẽ vượt quá 300 tỷ đô la.

>> Xem thêm:  Người dân Việt Nam và Đông Nam Á xem gì trên Internet?

5. Mức độ trưởng thành trong Digital Marketing đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết

Khi tốc độ chuyển đổi số đang ngày một tăng cao, 11 chuyên gia trong ngành đều cho rằng, cách để đạt được sự trưởng thành trong Digital Marketing đóng vai trò quan trọng và là nền tảng để thành công. Sir Martin Sorrell, người sáng lập của tập đoàn PR và quảng cáo lớn nhất thế giới cho biết, “Hiểu được vai trò của dữ liệu và lập trình, cũng như cách tạo ra nội dung được cá nhân hóa cao trên quy mô lớn, sẽ quyết định tương lai của tiếp thị”. Tuy nhiên, các thương hiệu không cần đặt ra những mục tiêu quá lớn trong giai đoạn đầu triển khai. Bước đầu tiên để đạt được sự trưởng thành trong kỹ thuật số chỉ đơn giản là xây dựng một nền tảng kỹ thuật số mạnh mẽ và dọn dẹp liên tục để đảm bảo hiệu suất hoạt động tối đa. Chẳng hạn như đặt tên hoặc gắn thẻ chính xác, triển khai các đợt thử nghiệm để đảm bảo các khoản đầu tư lớn nhất có thể đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. 

6. Thị trường game ở Châu Á đang dẫn đầu

Là nơi sản sinh ra 1,5 tỷ game thủ trên thế giới, Châu Á là khu vực mà ngành công nghiệp game có tốc độ phát triển nhanh nhất toàn cầu, đặc biệt là nhờ sự gia tăng của các nữ game thủ. Sở hữu một lượng khán giả lâu đời là những người chơi và người hâm mộ esports, cùng hệ thống các cơ sở quán cafe Internet liên tục phát triển qua nhiều năm, cũng như sự bùng nổ trong lượng người dùng ưu tiên các thiết bị di động, không có gì ngạc nhiên khi Châu Á đã đóng góp 68% doanh thu cho thị trường game esports toàn cầu vào năm 2019. Thị trường game Châu Á mở ra những cơ hội tăng trưởng doanh thu vô hạn cho các nhà phát triển game, các marketers và các chiến lược gia - đặc biệt là ở Nhật Bản, nơi các game thủ di động tạo ra doanh thu hàng năm cao gấp 10 lần so với các game thủ trung bình ở châu Á. Nhưng các doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý về sở thích chơi game của người dùng ở các thị trường khác nhau. Người dùng ở Đông Nam Á, Hàn Quốc và Nhật Bản ưa thích các game nhập vai, trong khi đó người ở Ấn Độ yêu thích các game hành động còn game thủ của Trung Quốc đang chuyển hướng sang các game chiến lược, sử dụng các yếu tố nghệ thuật, câu chuyện về anh hùng và cốt truyện dân gian địa phương.

7. Tương lai là dữ liệu của bên thứ nhất

Nổi tiếng với hơn 30 năm làm việc tại WPP, Sir Martin Sorrell tin rằng một yếu tố quan trọng sẽ xác định lại tương lai của Digital Marketing là: dữ liệu của bên thứ nhất. Trong cuộc trò chuyện với Matt Brocklehurst, trưởng bộ phận Marketing cho các nền tảng của Google APAC, người đi đầu trong lĩnh vực quảng cáo, ông đã chia sẻ suy nghĩ của mình về cách dữ liệu thúc đẩy khả năng sáng tạo của marketer, tầm quan trọng của tính minh bạch và cách các thương hiệu nên định hướng trong thập kỷ tới bằng cách sử dụng “sự bền bỉ và tốc độ”. “Dữ liệu của bên thứ nhất, cùng với nội dung kỹ thuật số và có lập trình là phương pháp giúp bạn có được tốc độ, chất lượng và cả giá trị”.

8. Trong một năm bất ổn kéo dài, các agency vẫn phát triển nhanh

Sau khi trò chuyện với 9 lãnh đạo agency, Google đã rút ra một số cách tiếp cận tốt nhất để lên ý tưởng và sáng tạo một cách riêng biệt, cũng như các mẹo để “review” lại chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp, trong thời điểm hiện tại và cả tương lai. Khi nói đến tư duy sáng tạo, các nhà lãnh đạo agency cho rằng cần phải có thời gian để thử nghiệm các phương pháp tiếp cận mới và đặt thử thách cho các mô hình làm việc truyền thống. Từ việc học cách suy nghĩ sử dụng các phương pháp số đầu tiên, giúp gia tăng thời gian quay vòng sản xuất lên gấp đôi, đến việc triển khai với tư cách là nhà xuất bản - xây dựng các dịch vụ sản phẩm và đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng. Đối với chiến lược marketing, các nhà lãnh đạo đang tìm cách duy trì mọi hoạt động ổn định ở bất cứ bộ phận nào, chỉ điều chỉnh các bộ phận yêu cầu sự nhanh nhẹn khi họ cần phải tìm ra sự cân bằng giữa trạng thái “bình thường” và “mới”. Sự linh hoạt, đồng sáng tạo và insights theo thời gian thực là những động lực chính dẫn đến thành công cho thế giới marketing ngày nay.

9. Các cửa hàng online xuất hiện trên mọi ngóc ngách của kỹ thuật số

Đông Nam Á đã chứng kiến ​​sự gia tăng 62% trong các sản phẩm sáng tạo tại cửa hàng Shopify trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5/2020 so với cùng kỳ năm trước. Khi ngày càng nhiều cửa hàng online được mở ra, thu hút sự chú ý của nhiều người dân và đặc biệt là làm tăng số lượng người mua sắm trực tuyến, kỳ vọng về một trải nghiệm thương mại điện tử nhanh chóng và dễ dàng cũng ngày càng gia tăng. Mức độ tương tác trực tuyến gia tăng được cho là sẽ định hình ngành bán lẻ, khi có tới 70% người mua sắm nói rằng họ tiếp tục mua hàng online đối với các sản phẩm họ đã mua online trong thời gian dịch bệnh. Các công cụ theo dõi xu hướng xác nhận, “tất cả các xu hướng có ý nghĩa và kéo dài lâu trong hành vi của người tiêu dùng đều được hình thành dựa trên nhu cầu hoặc mong muốn cơ bản của con người và với thương mại điện tử, nó thường hướng đến sự tiện lợi”.

10. Một số quốc gia đã mở cửa du lịch trở lại với tâm thế “lạc quan và thận trọng”

Khảo sát cho thấy, đi du lịch là mong muốn hàng đầu của rất nhiều người dân Châu Á khi được hỏi về việc sẽ làm gì sau khi các quốc gia gỡ bỏ các lệnh hạn chế đi lại. Tuy nhiên, cách người tiêu dùng đi du lịch rõ ràng sẽ khác so với trước, điều này dẫn đến những thay đổi trong cách làm marketing ngành du lịch. An toàn và sạch sẽ, các chương trình khuyến mãi và chính sách đặt phòng linh hoạt, cũng như việc nắm được insights, sở thích, tâm lý của khách hàng mới (ví dụ như du lịch trong nước sẽ ít rủi ro hơn) sẽ là những yếu tố chính giúp thu hút được khách du lịch trong thời gian tới. Đối với du lịch kinh doanh (business travel - các chuyến đi công tác, đi vì công việc), tạo được niềm tin cho khách hàng sẽ chính là chìa khóa giúp kích cầu du lịch; tuy nhiên, tỷ lệ đảm bảo này là khác nhau giữa các thị trường. Ví dụ, ở Trung Quốc, khoảng 48% khách du lịch sẽ chọn các khách sạn sử dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe, và chỉ 12% chọn thuê nhà nghỉ có các biện pháp chăm sóc sức khỏe, trong khi đó, du khách ở New Zealand lại có quan điểm ngược lại.

Kết Là khu vực đầu tiên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, Châu Á Thái Bình Dương đã có những bước biến chuyển vượt bậc và là lá cờ đầu trong công cuộc chuyển đổi số và định hình lại hành vi khách hàng trong năm 2020. MarketingAI hy vọng rằng 10 insights quan trọng trên đây sẽ cho độc giả thấy được bức tranh toàn cảnh về thị trường Châu Á trong năm vừa qua, và rút ra cho mình được những bài học đắt giá trong năm 2021.

Tô Linh - MarketingAI

Theo ThinkwithGoogle

>> Có thể bạn quan tâm: Lập biểu đồ cho con đường phục hồi du lịch ở Châu Á: Insights chi tiết và công cụ mới nhất cần quan tâm
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.