1001 ý tưởng thiết kế slide thuyết trình truyền cảm hứng cho người nghe (Phần 2)

18 Thg 12

Phần 1 của series đã đưa tới cho bạn đọc 12 tips về thiết kế slide thuyết trình cho các Marketer, hãy cùng MarketingAI tham khảo 12 mẹo tiếp theo dưới dây để có thể làm nên những tác phẩm chuyên nghiệp hơn nhằm thu thú người nghe từ giây phút đầu tiên.

>> Xem phần 1 tại: 1001 ý tưởng thiết kế slide thuyết trình truyền cảm hứng cho người nghe (Phần 1)

13. Sử dụng màu xanh thiên nhiên

Làm mới bài thuyết trình của bạn với một số yếu tố tự nhiên làm nền hoặc để trang trí xung quanh. Bạn có thể sử dụng ảnh nền toàn màn hình của lá hoặc sử dụng yếu tố này xen kẽ trong các slide. Một ý tưởng trình bày khác là sử dụng hình ảnh chụp liên quan đến thiên nhiên. Kỹ thuật này có thể được sử dụng cho các bài thuyết trình liên quan đến các chủ đề thiên nhiên, nhưng cũng phù hợp với chủ đồ về trang trí nhà cửa hoặc ý tưởng sáng tạo cho quảng cáo truyền hình. Kỹ thuật này có thể được sử dụng để thuyết trình về các chủ đề môi trường hoặc về trang trí nhà cửa.

14. Sử dụng các hình tròn

Vòng tròn đại diện cho sự trọn vẹn và cảm giác hoàn thành. Họ có thể biểu thị sự vĩnh cửu và chuyển động liên tục. Chúng cũng có thể làm cho bài thuyết trình của bạn thân thiện và dễ tiếp cận hơn. Bạn có thể sử dụng các vòng tròn làm yếu tố trang trí hoặc làm hình bao khung hoặc hình nền cho ảnh minh họa.

15. Sử dụng hình nền lấp lánh

Thổi hồn cho bài thuyết trình của bạn một chút cảm giác lễ hội với một số chi tiết tỏa sáng và lấp lánh. Ý tưởng này có thể phù hợp nếu bạn trình bày về một đề xuất sáng tạo cho một nhãn hiệu thời trang hoặc cửa hàng quần áo. mỹ phẩm. Thậm chí, bạn có thể tham khảo chúng để sử dụng cho những sản phẩm theo chủ đề ngày lễ. Có nhiều loại đồ họa lấp lánh khác nhau mà bạn có thể sử dụng và chúng dễ dàng được tìm thấy trên các tran miễn phí như Freepik.

16. Sử dụng đồ họa chuyển động

Đồ họa chuyển động là một cách tuyệt vời để minh họa ý tưởng của bạn với các đồ vật được minh họa sống động. Đồ họa chuyển động không nhất thiết phải kể được một câu chuyện có ý nghĩa nào đó, nhưng thay vào đó cho thấy sự chuyển động của một quá trình. Ví dụ: nếu bài thuyết trình của bạn là về du lịch, bạn có thể minh họa động hình ảnh máy bay bay qua các slide hoặc túi trên băng chuyền hành lý. Hoặc để gây ấn tượng tốt, bạn có thể sử dụng các hình dạng di chuyển và thêm hiệu ứng cho các tiêu đề.

17. Thêm ảnh GIF vào các slide

Ngoài việc có dung lượng nhẹ hơn nhiều so với video, GIF có thể thể hiện sự vui vẻ, giải trí và hài hước một cách dễ dàng. Ngoài ra, chúng cũng có thể mang tính thông tin rất cao. GIF thường được lấy nguồn từ các web như Giphy, hoặc bạn cũng có thể tự tạo ra chúng! Việc chọn đưa GIF vào slide thuyết trình sẽ phụ thuộc vào thông điệp bạn muốn gửi với câu chuyện của bạn. Chủ đề của bản trình bày của bạn sẽ giúp bạn quyết định xem bạn có cần một clip từ một bộ phim bom tấn để gây sự hài hước hay một ảnh GIF thể hiện quy trình của các hệ thống của bạn.

18. Sử dụng Quote (lời trích dẫn) giữa các slide

Trích dẫn có thể là chỗ thư giãn, nghỉ ngơi tốt giữa một loạt các slide thông tin có phần nặng nề và căng thẳg. Bạn có thể sử dụng chúng để phân tách các ý tưởng trong bài thuyết trình của mình, để tóm tắt lại hoặc để bắt đầu các phần thông tin mới. Điều quan trọng là các trích dẫn của bạn đại diện cho chủ đề của bài thuyết trình và đảm bảo rằng chúng có ý nghĩa và không gây khó hiểu cho người xem.

19. Biến các slide thành một infographic cuộn

Các slide của bạn có thể được xếp theo chiều dọc để tạo một infographic cuộn thay vì bài thuyết trình cổ điểm, gồm các slide theo chiều ngang. Một điểm cộng cho phong cách trình bày này là sử dụng thêm hiệu ứng động tương tác. Khi người xem cuộn xuống, thông tin sẽ dần dần hiện ra và lấp đầy từng slide. Nó không tiếp tục cho đến khi người xem tiếp tục cuộn xuống. Kỹ thuật này là tốt nhất để hiển thị các bài thuyết trình trực tuyến.

Turn-the-slides-into-a-scrolling-infographic creative presentation ideas

20. Sử dụng ảnh đen trắng

Chụp ảnh đen trắng là một kỹ thuật thiết kế cổ điển. Chúng thể hiện sự thanh lịch và tinh tế trong bất kỳ thiết kế nào bằng cách tiếp cận tối giản cho hình ảnh. Các bức ảnh có thể được khử bão hòa từ các bức ảnh màu hoặc được tạo ra một sự tinh tế nghệ thuật với độ tương phản cao hơn và ít tông màu xám hơn.

21. Sử dụng nền hình học

Sử dụng nền hình học có thể phù hợp với bất kỳ bài thuyết trình nào. Nền hình học có thể là hình đa giác hoặc các thành phần trừu tượng hơn từ các đa giác kích thước khác nhau. Quyết định lựa chọn giữa các hình dạng lát gạch và các tác phẩm sáng tạo hơn sẽ phụ thuộc vào góc độ sáng tạo và bố trí của bạn. Bạn có thể sử dụng các loại thiết kế này với bất kỳ màu nào, miễn chúng phù hợp với chủ đề hoặc thương hiệu của bạn.

22. Hoạ tiết chấm bi

Chỉ vài nét chấm bi trên hình nền của bạn cũng có thể đem lại một cái nhìn mới, một kết cấu tinh tế hơn cho bài thuyết trình. Các chấm polka có thể nhỏ và mềm hoặc lớn, tùy theo nhu cầu sử dụng. Một nền chấm bi mạnh mẽ có thể hoạt động tốt trong một bài thuyết trình sáng tạo hoặc thậm chí cho một bài phân tích dữ liệu nhàm chán. Phong cách và độ nhiều của việc sử dụng hoạt tiết chấm bi sẽ phụ thuộc vào chủ đề chung của bài thuyết trình của bạn. Bạn có thể sử dụng thiết kế chấm bi làm full nền hoặc chỉ trang trí điểm xuyết trên slide.

23. Sử dụng các mốc thời gian

Các mốc thời gian có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong một bài thuyết trình. Một dòng thời gian có thể ở trong một slide hoặc nó có thể được kéo dài liên tục kết nối giữa các slide với nhau. Bạn có thể tạo dòng thời gian với các biểu tượng có sẵn, hoặc với các hình khối hoặc trên một đường thẳng kéo dài. Dòng thời gian có thể là một cách trực quan để giải thích một sự kiện theo thời gian hoặc một kế hoạch hành động cần được quan tâm. Hãy chắc chắn rằng dòng thời gian phù hợp với phần còn lại của chủ đề.

24. Sử dụng bản đồ tư duy

Bản đồ tư duy là công cụ trực quan tuyệt vời để giải thích các khái niệm một cách dễ dàng. Bằng cách sử dụng các bản đồ tư duy trong các slide của bạn, bạn có thể chuyển tiếp thông tin phức tạp một cách trực quan và sáng tạo. Có tám loại bản đồ tư duy, phổ biến nhất là bản đồ bong bóng, bản đồ cây và bản đồ dòng chảy. Mỗi loại có một mục đích khác nhau và cách thể hiện khác nhau sao cho phù hợp với ý tưởng và thẩm mỹ của bạn.

>>> Xem thêm: Điểm danh 11 phần mềm MindMap tốt nhất để lên ý tưởng cho Marketer
>>> Có thể bạn quan tâm:

Trang Ami – MarketingAI

Theo Visme

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.