25 ứng dụng có ảnh hưởng nhất trong một thập kỷ qua (Phần 2)

06 Thg 12

Ở phần 1, chúng ta đã điểm qua 13 ứng dụng đầu tiên trong danh sách 25 ứng dụng có sức ảnh hưởng nhất trong vòng 1 thập kỷ qua. Ở phần thứ 2 này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp 12 ứng dụng còn lại của danh sách này là những ứng dụng gì và tại sao chúng lại được nằm trong danh sách này. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu ngay sau đây.

>>> Xem thêm: 25 ứng dụng có ảnh hưởng nhất trong một thập kỷ qua (Phần 1)

Flappy Bird

(Nguồn: Youtube)

Một tựa game với cấu hình đơn giản nhưng siêu khó, gây thu hút trên toàn cầu.

Năm phát hành: 2013

Tại sao Flappy Bird lại có trong danh sách này? Đây là một tựa game bất ngờ gây sốt trên toàn thế giới, giữ vị trí đầu bảng những ứng dụng được tải nhiều nhất trong suốt 1 tháng vào năm 2014 trước khi bị chính người phát triển Nguyễn Hà Đông gỡ xuống. Anh cho rằng trò chơi đã khiến nhiều người trở nên nghiện và chính sự nổi tiếng đã gây ra không ít rắc rối cho anh. Tuy vậy, tiếng tăm của nó vẫn tiếp tục lan rộng và thậm chí có những chiếc điện thoại được bán với giá rất cao chỉ vì nó còn cài đặt Flappy Bird.

Facebook Messenger/ WhatsApp

(Nguồn: Google Play)

Đây là hai nền tảng trò chuyện cực kỳ phổ biến

Năm phát hành: 2011 (Facebook Messenger); 2009 (WhatsApp)

Tại sao Facebook Messenger lại nằm trong danh sách này? Cả hai đều là sản phẩm của Facebook và về cơ bản làm cùng một việc - giúp con người giao tiếp. Facebook đã loại bỏ Messenger khỏi ứng dụng của mình vào năm 2011 và biến nó thành một ứng dụng riêng biệt. Nó cực kỳ phổ biến và là cách thức liên lạc ưa thích của nhiều người, nhất là những User của nền tảng mạng xã hội này.

WhatsApp là phiên bản nhẹ hơn, sử dụng ít dữ liệu hơn và mã hóa tin nhắn từ đầu đến cuối (người dùng đến người dùng), an toàn hơn giải pháp của Messenger là tin nhắn đến máy chủ trước khi gửi đến người nhận. WhatsApp cũng cực kỳ phổ biến, đặc biệt là ở các nước châu Á với nhiều tiện ích.

Netflix

(Nguồn: Amazon)

Đây là một ứng dụng phát video trực tuyến

Năm phát hành: 2010

Tại sao Netflix lại nằm trong danh sách này? Netflix là ứng dụng phát video trực tuyến hàng đầu. Với Netflix, bạn có quyền truy cập vào số lượng lớn phim có bản quyền đang, ví dụ như Stranger ThingsNarcos. Các ứng dụng iOS và Android cho phép bạn tải hầu hết các chương trình hoặc phim về điện thoại. Mặc dù sự cạnh tranh tăng cả về chất lượng lẫn số lượng từ các đối thủ khác, Netflix vẫn là ứng dụng phát trực tuyến mà mọi người đều yêu thích nhất cho tới bây giờ.

Snapchat

Image result for snapchat
(Nguồn: Neowin)

Đây là một ứng dụng mạng xã hội và nhắn tin nơi, đặc biệt tính năng tin nhắn và video sẽ tự xóa đi sau 1 thời gian

Năm phát hành: 2011

Tại sao Snapchat lại nằm trong danh sách này? Snapchat ra mắt năm 2011, nhưng mức độ phổ biến của nó trở nên cao hơn vào giữa năm 2013 và 2015, sau khi thêm tiện ích chia sẻ video, Snapchat Stories, nhắn tin văn bản... Nó cho phép mọi người đăng các video ngắn mà Instagram đã lấy cảm hứng và tạo nên "Story" như hiện tại.

Youtube

Related image
(Nguồn: Youtube)

Đây là một nền tảng xã hội chia sẻ video

Năm phát hành: 2007

Tại sao Youtube lại có trong danh sách này? YouTube đã thay đổi cách chúng ta sử dụng phương tiện truyền thông, từ việc đăng các Viral video sang các clip tự sản xuất bởi những YouTubers. Nhiều người sử dụng nó mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, khi số lượng video không có sự rõ ràng và nạn phân biệt chủng tộc đã tăng lên, nền tảng này đã bị chỉ trích ở nhiều quốc gia. Dù vậy, số lượng người dùng của nó đã tăng lên hơn 1 tỷ và không có dấu hiệu chậm lại. 

Google Pay / Apple Pay

(Nguồn: Apple Support)

Đây là ứng dụng thanh toán di động cho phép bạn thanh toán tại cửa hàng bán lẻ hoặc trực tuyến chỉ bằng điện thoại, máy tính bảng hoặc Smartwatch. 

Năm phát hành: 2015 (Google Pay), 2014 (Apple Pay)

Tại sao Google Pay và Apple Pay nằm trong danh sách này? Việc thanh toán mọi thứ bằng điện thoại có vẻ như là một khái niệm mới lạ cách đây vài năm, nhưng bây giờ lại là cách thanh toán ưa thích, tiện ích với nhiều người. Vì sự tiện lợi của nó, thậm chí nhiều người còn có thói quen tìm kiếm logo Apple Pay, Google Pay tại các cửa hàng khi ra ngoài. Đây là một mức độ tiện lợi mà nhiều người đánh giá cực cao khi nó mới ra mắt công chúng!

Google Assistant / Siri / Alexa 

(Nguồn: Techtalk)

Đây là những ứng dụng trợ lý ảo bằng giọng nói hàng đầu trên thị trường

Năm phát hành: 2010 (Siri), 2016 (Google Assistant), 2014 (Alexa)

Tại sao Google Assistant, Alexa, Siri lại nằm trong danh sách này? Siri là một trong những trợ lý giọng nói lớn mở đầu trào lưu khi ra mắt vào năm 2011, thế nhưng, những đối thủ cạnh tranh khác cũng lần lượt “chào đời” sau đó. Ở thời điểm hiện tại, Google Assistant vẫn đang là thương hiệu đi đầu nhờ sự trực quan và thông minh hơn, theo sau là Alexa của Microsoft.

Amazon

Image result for amazon
(Nguồn: Amazon)

Đây là ứng dụng cho nhà bán lẻ lớn nhất trên thế giới

Tại sao Amazon lại nằm trong danh sách này? Hiện nay, việc mua sắm trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều nhờ vào Amazon. Nếu bạn đang sống tại Mỹ hoặc những quốc gia có Amazon thì bạn có thể gần như mua tất cả mọi thứ nhờ nền tảng thương mại điện tử cực tiện lợi, thông minh này.

Skype/Facetime/Zoom

File:Skype logo (2019–present).svg
(Nguồn: Wikipedia)

Đây là những ứng dụng gọi video dựa theo thời gian thực

Năm phát hành: 2009 (Skype), 2010 (Facetime)

Tại sao Skype, Facetime, Zoom lại nằm trong danh sách này? Cách đây khá lâu, bạn chỉ có thể bắt gặp cảnh những người gọi điện qua điện thoại mà vẫn nhìn thấy được mặt nhau ở trong những bộ phim viễn tưởng. Tuy nhiên, hiện nay điều đó đã trở thành hiện thực với Zoom, Skype và Facetime. Các phần mềm rất hữu ích trong những cuộc gọi cho người thân, bạn bè hoặc những cuộc họp từ xa. Đây được xem là những công cụ làm việc tốt nhất cho giới làm văn phòng.

Fortnite

(Nguồn: Epic Games)

Đây là tựa game sinh tồn gây sốt trên toàn thế giới

Năm phát hành: 2017

Tại sao Fortnite lại nằm trong danh sách này? Fortnite đã thực hiện tác động văn hóa mà ít game nào đạt được. Từ tổ chức toàn bộ cuộc thi nhảy Fortnite đến 3 triệu đô la được trao cho người chiến thắng giải Fortnite 2019, tựa game này được ví như là một nghệ sĩ nhạc pop khổng lồ, không thể ngăn cản mà cũng không có dấu hiệu chững lại. Miễn là các nhà phát triển giữ cho trò chơi luôn mới mẻ, sự phổ biến của nó sẽ tiếp tục gia tăng trong một thời gian dài nữa.

Uber Eats/ Postmates/ Grubhub/ DoorDash

(Nguồn: Uber Eats)
Đây là những ứng dụng đặt món ăn và giao hàng, mặc dù nhà hàng không có những dịch vụ đó. 

Năm phát hành: 2015 (Uber Eats), 2011 (Postmate), 2009 (Grubhub), 2013 (DoorDash)

Tại sao Uber Eats/Postmates/Grubhub/DoorDash có trong danh sách này? Đây là ứng dụng giúp cho việc thưởng thức món ăn ngay tại nhà của khách hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong những ngày mưa gió hoặc lạnh lẽo, ứng dụng này lại càng hữu ích hơn với khách hàng. Những ứng dụng này đã làm thay đổi hoàn toàn cách thưởng thức món ăn khi chúng có thể giúp người dùng thưởng thức món ăn ngay kể cả khi không cần tới quán.

Google Photos

Image result for google photo
(Nguồn: Greenbot)

Đây là ứng dụng lưu trữ ảnh của cả Android và iOS

Năm phát hành: 2015

Tại sao Google Photos có trong danh sách này? Google Photos có mặt trong danh sách mà không phải các ứng dụng tương tự khác là vì nó có nhiều lưu trữ đám mây hơn, tính năng tìm kiếm của nó mạnh mẽ và hữu ích hơn. Bạn có thể tìm kiếm một từ xuất hiện trong ảnh hoặc thậm chí bằng từ khóa nào đó, những hình ảnh bạn cần sẽ xuất hiện ngay lập tức.

Nam Trương - MarketingAI

Tổng hợp

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.