4 ông lớn công nghệ sẽ phải đối mặt với điều gì vào năm 2021?

13 Thg 01

Từ các vụ kiện chống độc quyền đến đạo luật về quyền riêng tư, quyền tự do ngôn luận, 4 ông lớn gồm Google, Amazon, Facebook, Apple thống trị thung lũng Silicon sẽ phải đối mặt với những lời cảnh cáo và quy định siết chặt nhiều hơn trong năm 2021. 

Trong hơn một thập kỷ, các nhà lập pháp và quản lý đã thực hiện sự giám sát chặt chẽ với thung lũng Silicon. Tất cả những điều này có khả năng sẽ làm thay đổi tứ trụ làng công nghệ Big Tech gồm Amazon, Apple, Facebook và Google khi những người điều hành ở Washington đang tìm cách kiềm chế quyền lực và ảnh hưởng của những công ty công nghệ này.

Các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách ngày càng trở nên lo lắng về sức mạnh mà các công ty này sử dụng có thể gây hại cho người tiêu dùng, đồng thời ngăn cản sự cạnh tranh từ những đối thủ nhỏ, khai thác dữ liệu từ người dùng để kiếm lợi và bóp méo từ những gì chia sẻ trên các phương tiện truyền thông.

Tháng 10 vừa qua, Ủy ban tư pháp đã công bố bản báo cáo dài gần 500 trang kết luận rằng tứ trụ: Amazon, Apple, Facebook và Google đã biến thành các cường quốc độc quyền. 

Trong đó, rất đông đảng viên Đảng dân chủ trong Quốc hội ủng hộ luật chống độc quyền công nghệ. Kết quả là trong hơn 2 tháng qua, Google và Facebook đã phải hứng chịu nhiều vụ kiện từ hàng chục bang trên khắp đất nước. Trong đó, bộ tư pháp của Donald Trump đã đệ đơn kiện Facebook.

Nhiều người dự đoán rằng, khi Tổng thống đắc cử Joe Biden chuẩn bị nhậm chức vào tháng 1 và Quốc hội mới bắt đầu hoạt động, những ngày tháng quyền lực của Big Tech có vẻ như sẽ "sớm nở chóng tàn".

Có ba vấn đề lớn mà Big Tech phải đối mặt trong năm 2021:

Chống độc quyền

Chống độc quyền đang trở thành vấn đề ngày càng lớn của các ông trùm công nghệ. Google và Facebook đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện từ các cơ quan thực thi pháp luật liên bang và tiểu bang cũng như các cơ quan quản lý.

Và mọi thứ có khả năng sẽ trở nên tồi tệ hơn trong năm tới. Dưới đây là các tóm tắt nhanh:

Google 

Tháng 10 vừa qua, Bộ Tư pháp đã đệ đơn kiện cáo buộc rằng Google sử dụng chiến thuật chống cạnh tranh để duy trì hoạt động kinh doanh và "bóp chết" các đối thủ nhỏ.

Ngày 17/12 vừa qua, 38 tiểu bang đã đệ đơn kiện chống độc quyền chống lại Google , cáo buộc công ty điều hành độc quyền quảng cáo kỹ thuật số bất hợp pháp. Ngoài ra Google còn lợi dụng Facebook để thực hiện các cuộc đấu giá quảng cáo. Các bang này cũng cáo buộc rằng gã khổng lồ tìm kiếm đã thao túng thị trường quảng cáo kỹ thuật số, đồng thời vi phạm luật chống độc quyền.

Facebook

Gã khổng lồ truyền thông xã hội đang phải đối mặt với vụ kiện từ FTC cùng liên minh của hơn 40 bang và vùng lãnh thổ. Vụ kiện cáo buộc công ty đã ngăn sự đổi mới và cạnh tranh từ đối thủ bằng cách mua lại và "nuốt chửng" các start-up nhỏ hơn. Đơn kiện yêu cầu Facebook phải rút lại các thương vụ này và bán WhatsApp, Instagram.

Ảnh: loitsbut

Apple and Amazon

Tuy đến nay, hai ông lớn Apple và Amazon không bị chính phủ Mỹ hoặc các bang kiện, nhưng báo cáo của Bộ tư pháp hạ viện cũng chỉ ra những hành vi chống độc quyền của họ. Theo đó, báo cáo đã cáo buộc Amazon nắm thế độc quyền với bên thứ ba trên trang web của mình, còn Apple độc quyền thông qua App Store. Ngày càng có nhiều nhà lập pháp mong muốn thực hiện hành động lập pháp về chống độc quyền có thể vượt ngoài ngành công nghệ và ảnh hưởng đến tất cả các ngành tập trung.

Gigi Sohn, người từng là cố vấn cho Tom Wheeler - cựu Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang và là thành viên xuất sắc tại Viện Luật Georgetown về Luật và Chính sách Công nghệ cho biết: “Không chỉ các công ty công nghệ lớn sẽ bị ảnh hưởng bởi những cải cách này. Nó cũng sẽ có ý nghĩa lớn đối với các ngành công nghiệp khác, nơi có nguồn lực tập trung như dược phẩm và hàng không."

Sohn nói thêm rằng, Internet đã để lại những lỗ hổng lớn trong luật pháp và Quốc hội có trách nhiệm phải lấp đầy những lỗ hổng đó. Những cải cách có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào Quốc hội và mối quan hệ giữa Đảng dân chủ và đảng cộng hòa.

Một số lĩnh vực quan trọng mà Đảng dân chủ và Đảng cộng hòa sẽ thương lượng với nhau bao gồm: tài trợ nhiều hơn cho các cơ quan thực thi chống độc quyền, trong đó có FTC. Bên cạnh đó, đối với các công ty muốn sáp nhập với công ty khác, cần đảm bảo chứng minh thị phần không được vượt quá một ngưỡng nhất định.

>> Xem thêm: Tổng hợp “tất tần tật” những gì cần biết về Fleets – tính năng mới của Twitter

Đạo luật 230 và quyền tự do ngôn luận trực tuyến

Lời kêu gọi thay đổi Điều 230 của Đạo luật Chuẩn tắc Truyền thông đã trở nên nóng hơn vào năm 2020. Các đảng viên Đảng dân chủ và Cộng hòa đều đồng ý rằng, đạo luật này cần thay đổi và nó sẽ bảo vệ các công ty truyền thông xã hội lớn gồm Facebook và Twitter khỏi các vụ kiện về nội dung của người dùng đăng tải trên 2 nền tảng.

Nhiều đảng viên Dân chủ đã gặp phải rắc rối bởi những phát ngôn thù địch và loạt thông tin sai lệch đăng tải tràn lan trên mạng xã hội. Trong đó đáng chú ý đều "chĩa mũi" vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2020. Biden đã kêu gọi thay đổi luật này.

Mặt khác, đảng Cộng hòa do Trump đứng đầu cáo buộc rằng nhiều bài phát biểu của họ đang bị các trang mạng xã hội kiểm duyệt nội dung. Đầu năm 2020, Trump đã ban hành một lệnh hành pháp yêu cầu FCC kiểm soát các cơ quan này trước việc kiểm duyệt nội dung trên web của họ.

Trong khi đó, các công ty công nghệ lại không đồng ý với việc thay đổi Đạo luật 230 bởi nó là chìa khóa giúp dịch vụ của họ phát triển. Sau nhiều năm chống lại điều này, các công ty như Facebook, Twitter cho biết họ sẵn sàng điều chỉnh lại luật. Tại phiên điều trần của Ủy ban Thương mại Thượng viện vào tháng 10, Mark Zuckerberg thừa nhận rằng các nền tảng truyền thông xã hội cần có trách nhiệm với các nội dung trên nền tảng. Giám đốc điều hành Twitter, ông Jack Dorsey yêu cầu các công ty phải minh bạch hơn các quy trình kiểm duyệt.

Tuy nhiên, ông cảnh báo các nhà lập pháp không nên đi quá xa trong vấn đề cải cách bởi điều nay có thể kìm hãm các công ty khởi nghiệp nhỏ hơn.

Quyền riêng tư

Nhiều người băn khoăn rằng ai sẽ sở hữu dữ liệu cá nhân của họ và các công ty nên bảo vệ thông tin quyền riêng tư người dùng như thế nào? Đây là câu hỏi mà Quốc hội sẽ trả lời vào năm 2021.

Trước đó, năm 2020, Quốc hội đã thông qua luật bảo mật liên bang. Đã có nhiều cuộc thảo luận ở Washington về luật toàn diện về quyền riêng tư và điều này làm tăng lên đáng kể việc lưu trữ và chia sẻ người dùng. Mặc dù có hơn 20 dự luật về quyền riêng tư và các dự thảo đi kèm đưa ra tại Quốc hội nhưng vẫn chưa có luật nào được áp dụng.

FTC hiện cũng đang kiểm soát các công ty như Amazon, Facebook, Google, Twitter, ByteDance - công ty mẹ của Tiktok về cách họ thu thập, sử dụng thông tin cá nhân của người dùng. FTC cũng muốn biết, các công ty này đã bán dữ liệu đó cho các nhà quảng cáo như thế nào và điều này sẽ ảnh hưởng đến trẻ em, thanh thiếu niên ra sao.

Hải Yến - MarketingAI

Theo INC

>> Có thể bạn chưa biết: 5 bước sử dụng hashtag ngày lễ thành công trên social media 
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.