5 bài học kinh nghiệm chính cho các nhà tiếp thị FMCG

11 Thg 09

Đã hơn 8 tháng trôi qua kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện và bùng phát trên toàn thế giới, các xu hướng vĩ mô đang dần xuất hiện trong hành vi mua sắm của người dùng, ảnh hưởng đến chiến lược truyền thông và mục đích của thương hiệu. Vậy làm thế nào để các thương hiệu FMCG có thể đáp ứng những thay đổi này trong trải nghiệm mua sắm và chiến lược quảng cáo trực tuyến của họ? Bài viết dưới đây tập hợp 5 điểm chính trong bài phỏng vấn với Jenna Russell, chiến lược gia cấp cao tại ELVIS.

Jenna Russell, chiến lược gia cấp cao tại ELVIS (Nguồn: United Agents)

Năm 2020 đến và mang lại cho cả thế giới một “món quà” thật bất ngờ. Cách đây hơn 8 tháng, chẳng ai có thể nghĩ được một đại dịch toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ người dân thế giới theo nhiều cách khác nhau đến thế.

Những thống kê xót xa nhất chắc hẳn là liên quan đến con người. Đại dịch COVID-19 đã tàn phá cuộc sống của rất nhiều người dân, nhưng nếu nhìn theo một cách khác, nó cũng mang đến những thay đổi tích cực trong cuộc sống của không ít người.

Nhiều tháng sau khi đại dịch xuất hiện, những xu hướng vĩ mô đã bắt đầu hình thành. Hành vi mua sắm của người dùng dần thay đổi để thích nghi với khí hậu hiện tại, trong khi đó, các doanh nghiệp ngày càng coi trọng hơn mục đích thương hiệu và truyền thông chân chính thì dần chứng minh được hiệu quả và thành công nhất. Nhiều người nghe đến đây có thể sẽ phản bác: đây chẳng phải là những điều mà trước nay các doanh nghiệp vẫn luôn theo đuổi trong các chiến dịch quảng cáo hay sao? Nhưng có lẽ không phải vậy, chính sự xuất hiện của COVID-19 đã thức tỉnh chúng ta về việc cần phải xác định lại vai trò của marketing trong xã hội và văn hóa ngày nay!

Trong bối cảnh thế giới vẫn đang phải gồng mình để nghênh đón những giai đoạn kinh tế bất ổn tiếp theo, cùng với việc kế hoạch tăng trưởng theo chu kỳ đã kết thúc và tỷ lệ thất nghiệp vẫn không ngừng gia tăng, thì các thương hiệu FMCG phải nghiêm túc lưu ý đến các thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân.

Trong bài viết này, chúng tôi đã chắt lọc các thông tin thành 5 sản phẩm quan trọng giúp các thương hiệu FMCG định hướng được hướng đi tiếp theo trong bối cảnh thị trường đang phát triển liên tục với nhịp độ nhanh.

1. Cung cấp giá trị ở cả hai đầu kênh là rất quan trọng

Giá trị thương hiệu đạt được là nhờ những trải nghiệm trực tuyến tốt nhất, nhưng điều quan trọng không kém là việc cung cấp giá trị cho khách hàng cho đến cuối hành trình. Việc triển khai các giải pháp sáng tạo để mang lại giá trị trên các định dạng khác nhau, chẳng hạn như triển khai đăng ký trực tuyến và giao dịch các mặt hàng có trách nhiệm với xã hội tuân thủ đầy đủ nguyên tắc hạn chế khuyến mại giảm giá đối với thực phẩm chứa nhiều đường (HFSS), sẽ giúp duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với các thương hiệu lớn (brands) và chống lại sự trỗi dậy của nhãn hiệu riêng (private labels).

(Nguồn: PPCexpo)

2. Giãn cách xã hội đã thay đổi cách người dân tìm kiếm sự kết nối

Mạng xã hội và các phương tiện liên lạc online đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết và chiếm trọn thời gian rảnh của mọi người, thay vì các hoạt động giải trí ngoài trời như trước kia. Khi việc chuyển sang nền tảng online được đẩy mạnh và phát triển, thì các thương hiệu cần phải đảm bảo có thể triển khai các chiến lược trải nghiệm ưu tiên thiết bị di động để mở ra cơ hội thu hút những khách hàng mới trên nền tảng mua sắm ảo (virtual shopping).

(Nguồn: Internet)

Nếu mua sắm trên thiết bị di động đã trở thành hoạt động giải trí mà người dân lựa chọn, thì các thương hiệu FMCG sẽ cần phải tìm ra những cách sáng tạo khác nhau để thích nghi với xu hướng này và duy trì sức hấp dẫn của thương hiệu.

>> Xem thêm: Nghiên cứu hành vi và thói quen online của GEN X, GEN Y, GEN Z Quý II/2020

3. Xây dựng chiến dịch quảng cáo trực tuyến là không đủ để thu hút sự chú ý của mọi người

Sự sáng tạo là quan trọng hơn thời gian và vị trí đặt quảng cáo. Các định dạng và cải tiến mới trên các nền tảng mạng xã hội sẽ giúp tăng cường hiệu quả cho các chiến dịch quảng cáo, giữ chân người dùng bằng cách thêm một vài yếu tố bất ngờ.

Nắm bắt được những hiệu quả sáng tạo này sẽ giúp thương hiệu gia tăng doanh thu từ nhóm người mua. Ví dụ là chiến dịch hợp tác giữa thương hiệu LushDeliveroo để tạo ra một loại xà phòng “tự định thời gian” (self-timing) có thể tan hết bọt đi trong vòng 20-30 giây sau khi được chà xát mạnh mẽ - một giải pháp thông minh và sáng tạo giúp bạn không cần phải phỏng đoán về bất cứ điều gì, cũng như rất dễ nhớ và thúc đẩy chia sẻ cao.

4. Hướng tới phát triển bền vững

Đã có sự thay đổi lớn trong kỳ vọng của các thương hiệu kể từ sau khi đại dịch xuất hiện. Hầu hết các thương hiệu đều đang phải định hướng lại mục tiêu cho con đường phát triển sắp tới, ít nhất là cho đến hết năm nay. Đặc biệt, đại dịch đã khiến cho nhu cầu xây dựng lối phát triển bền vững của các thương hiệu gia tăng nhanh chóng.

Với mục tiêu tăng số lượng khách hàng trong độ tuổi U30 lên mức 60%, các doanh nghiệp cần phải mau chóng tập trung vào hướng tới phát triển bền vững để tạo ra giá trị thương mại lẫn giá trị đạo đức vô cùng cao. Thương hiệu FMCG lớn nào có đủ sức mạnh và quy mô để tạo ra sự thay đổi sẽ trở thành những người tiên phong trong hành trình đổi mới xã hội, đặc biệt cần thiết cho tương lai tồn tại của chúng ta.

Hướng đến sự bền vững trong ngành chính là tiêu chí hàng đầu của các thương hiệu FMCG

5. Nói đi đôi với làm và làm những điều đúng đắn

Các thương hiệu giúp hình thành quan điểm của mỗi chúng ta về bản thân và những người xung quanh. Do đó, nó phải có trách nhiệm với chúng ta và toàn thể công chúng về việc thể hiện được đầy đủ và rõ ràng các quy định, hướng dẫn và lời khuyên của các chuyên gia y tế và chính phủ. Nhưng nhiêu đó thôi là chưa đủ, các thương hiệu còn cần phải làm nhiều hơn thế.

Đứng trước khó khăn của đại dịch, có những người tìm cách chuyển đến sống và ẩn náu ở những vùng quê để trốn tránh cảm giác đối mặt với ngày tận thế. Tuy nhiên phần lớn chúng ta đều tự nhốt mình ở nhà, tự chăm sóc bản thân, quan tâm đến sức khỏe của những người thân yêu và không quên cố gắng thắt chặt chi tiêu nhất có thể. Và đây chính là lúc mà các thương hiệu FMCG có thể giúp chúng ta tạm quên đi những đau thương mất mát, vực dậy tinh thần và bước vào cuộc sống mới một cách có ý nghĩa hơn thay vì bị coi là trục lợi (thừa nước đục cả câu - lợi dụng dịch bệnh để thúc đẩy bán hàng).

Cách tiếp cận này đã được thương hiệu Maltesers áp dụng rất tốt trong thời gian cách ly. Thương hiệu đã phát hành một loạt quảng cáo dài 30 giây mang tên “Cuộc sống cô lập” (Isolation Life). Trong video, một nhóm phụ nữ đang thực hiện các cuộc gọi video khi đang trong những tình huống hài hước và quen thuộc khi cách ly tại nhà. Mọi khoảnh khắc trong video đều thể hiện sự hài hước rất riêng đồng thời cho thấy rằng thương hiệu này vô cùng thấu hiểu những gì mà mọi người đang trải qua.

Kết

Mỗi chúng ta, cho dù là thương hiệu và người tiêu dùng đều bị ảnh hưởng không nhỏ bởi đại dịch. Những tác động đến từ con người luôn tạo ra ảnh hưởng và tầm quan trọng lớn, và các thương hiệu đã bắt đầu cảm nhận được hiệu ứng thay đổi từ những gợn sóng nhỏ ấy. Việc thể hiện sự hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong thời điểm này là vô cùng chính xác. Bởi khi nhìn vào loạt các thương hiệu đang tiếp tục cung cấp các dịch vụ giải trí, thực phẩm và các vật dụng hữu ích, mọi người sẽ muốn mua hàng của thương hiệu nào thể hiện trách nhiệm với xã hội cao.

Trong những ngày gần đây, khi chúng ta đang chuẩn bị bước sang những tháng mùa thu se lạnh và dự báo về một làn sóng dịch thứ 2 có thể bùng phát trên toàn cầu, việc tập trung vào các tín hiệu có được từ dữ liệu người dùng cung cấp sẽ giúp các thương hiệu FMCG có được những insights cần thiết để nhanh chóng đối phó với tình hình hiện tại.

Tô Linh - MarketingAI

Theo Econsultancy

>> Có thể bạn quan tâm: 10 bước xây dựng chiến lược chinh phục thị trường bán lẻ trên social media (P1)

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.