5 gợi ý cho doanh nghiệp "biến nguy thành cơ" vượt qua khủng hoảng dịch bệnh

27 Thg 03

Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho tới tập đoàn lớn trên khắp thế giới. Trong tình hình suy giảm chung, đâu sẽ là hướng đi an toàn cho các doanh nghiệp? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng cân nhắc về những khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp để có sự dịch chuyển cần thiết nhằm "biến nguy thành cơ" vượt qua khủng hoảng này.

Kiểm tra nguồn lực

Xem xét lại cơ cấu hiện tại và xác định những nguồn lực thiết yếu để vận hành, doanh nghiệp có thể củng cố hoặc luân chuyển các nguồn lực này để đảm bảo hoạt động của công ty vẫn vận hành hiệu quả.  Lãnh đạo doanh nghiệp có thể tạm thời luân chuyển nhân viên sang những vị trí thích hợp hoặc đưa ra lịch làm hợp lý để tránh việc sa thải nhân sự trong thời điểm khó khăn này. Giải pháp ở đây, để dĩ hòa vi quý nhất cho cả đôi bên, lãnh đạo công ty nên thương thảo với nhân viên về các hình thức như nghỉ tạm thời, giảm lương, đăng ký lịch nghỉ luân phiên…. để giảm bớt chi phí trả cho nhân sự mà vẫn có đội ngũ sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào.

Chia nhỏ rủi ro

Do tình hình kinh doanh khó khăn, doanh nghiệp nên thương thảo với chủ mặt bằng hỗ trợ giảm một phần tiền thuê nhà, hoặc giãn thời gian cần thanh toán. Tương tự, với các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, hãy thương thảo thời gian thanh toán hoặc chia nhỏ thành nhiều lần trả để giảm bớt gánh nặng tài chính.

Ảnh: Elegant Themes

Bên cạnh việc cắt giảm tối đa chi phí có thể, bạn cũng cần cân nhắc chia ban quản lý và nhân viên thành hai nhóm, tránh tiếp xúc trực tiếp với nhau để đảm bảo hoạt động được diễn ra xuyên suốt. Điều này rất quan trọng để có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh tiếp diễn liên tục. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo công ty cũng cần tránh tương tác trực tiếp với cộng sự của mình. Mỗi bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp cần có hai người lãnh đạo và cách tiếp cận này cần được triển khai từ các cấp quản lý cao đến thấp. Hạn chế họp trực tiếp, đẩy mạnh làm việc trực tuyến hiệu quả, sẵn sàng đảm nhận công việc giúp đỡ lẫn nhau, trong trường hợp xấu nhất là có thành viên bị lây nhiễm thì việc điều phối quản lý công ty vẫn được hoạt động như thường.

Sẵn sàng làm việc từ xa

Chuẩn bị sẵn sàng những công cụ cho phép nhân viên làm việc cũng như để ban lãnh đạo điều phối, chỉ đạo từ xa. Với những doanh nghiệp trẻ, năng động, đa số các quyết định hay hành động đều có thể được thực hiện mà không cần gặp gỡ trực tiếp. Hiện nay đang có rất nhiều công cụ quản lý hiệu quả công việc, họp trực tuyến miễn phí được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi, nhằm hỗ trợ nhân viên làm việc từ xa. Không chỉ cần sự chủ động chuẩn bị của nhân viên mà lãnh đạo công ty cũng cần quan tâm và tin tưởng, cũng như đảm bảo chính sách và hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp để nhân viên có thể thoải mái làm việc tại nhà.

> Xem thêm: Ứng phó với Corona, làm việc tại nhà mà vẫn hiệu quả với Top 10 công cụ hỗ trợ làm việc từ xa năm 2020
Ảnh: Zoho

Thông tin kịp thời và rõ ràng

Đối với các bên liên quan bao gồm cả thông tin nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp, thông tin cần được đưa tới các bộ phận một cách đầy đủ và rõ ràng về các phương án, kế hoạch, định hướng của ban lãnh đạo trước những diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19. Sự rõ ràng là điều vô cùng quan trọng trong giai đoạn khủng hoảng này, chúng sẽ giúp nhân viên chủ động trước các tình huống cấp bách và nghiêm trọng. Hãy chọn một kênh truyền thông thống nhất trong công ty để gửi đi các thông điệp, những thông báo quan trọng khẩn cấp trong ngày, tránh gây ra những hiểu lầm không cần thiết. Bên cạnh đó cũng nên cung cấp cho nhân viên tiếp cận nguồn thông tin đúng chính xác về tình hình diễn biến dịch bệnh, tránh lan truyền tin giả thất thiệt.

>>> Đọc thêm: Lá chắn Virus Corona – chiến dịch vì sức khỏe cộng đồng “cực đỉnh, cực chất” của MXH Lotus

Chuẩn bị cho thời điểm sau dịch bệnh

Thời gian này, người dân cần tránh các hoạt động công cộng, tập trung đông người và dành nhiều thời gian ở nhà hơn. Đó cũng là lúc nên đầu tư cho bản thân kiến thức và kỹ năng mới nâng cao chất lượng công việc, điều mà ngày thường ít có thời gian để làm. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng doanh nghiệp, ban lãnh đạo có thể cân nhắc các chương trình hỗ trợ và quản lý hiệu suất công việc từ xa, giảm tình trạng lãng phí, sai sót.

Dịch bệnh Covid-19 không chỉ ảnh hưởng về sức khoẻ mà còn gây tổn thất lớn cho nền kinh tế, buộc các doanh nghiệp phải có những bước "chuyển mình" để vượt qua khủng hoảng, bằng không sẽ rất khó để tiếp tục tồn tại khi dịch bệnh đi qua. Đây cũng là bài học lớn cho bạn và doanh nghiệp sau giai đoạn này. Bạn có biết cách lên kế hoạch để ứng phó tốt hơn cho lần sau? Đâu là những rủi ro lớn nhất ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp của bạn?

Tạm kết

Trước những diễn biến bất thường và chưa khống chế được dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp và người lao động đang phải đứng trước khó khăn rất lớn để duy trì hoạt động kinh doanh và công việc. Một bức tranh tổng thể về nền kinh tế buồn trong nửa đầu năm 2020 là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên "ánh sáng luôn ở cuối con đường", một doanh nghiệp mạnh khi phát triển bền vững luôn phải biết biến khó khăn thành động lực, biến "nguy thành cơ" để cùng vượt qua khủng hoảng và có được những bài học đắt giá quản trị doanh nghiệp sau mỗi đợt khó khăn này.

Phương Thảo - MarketingAI

Tham khảo Trí thức trẻ

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.