5 Mảnh ghép quyết định sự thành công của chiến lược quảng cáo

29 Thg 10

Bạn đang có một sản phẩm, dịch vụ tốt. Bạn đã thiết kế hẳn một trang web xuất sắc để phục vụ cho việc bán hàng và quảng bá sản phẩm đó ra thị trường. Ngay cả bao bì sản phẩm bạn cũng đã cố gắng thiết kế sao cho thật cuốn hút. Nhưng sản phẩm của bạn vẫn không được người tiêu dùng quan tâm.

Bạn băn khoăn suy nghĩ không biết nên lựa chọn phương pháp quảng cáo nào để khiến sản phẩm của mình tiếp cận được với người tiêu dùng một cách nhanh nhất, khiến họ tin và kích thích nhu cầu mua hàng của họ. Vì hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hình thức quảng cáo, nhưng không phải hình thức nào cũng phù hợp với sản phẩm hay dịch vụ của các doanh nghiệp, cùng một hình thức quảng cáo, có doanh nghiệp áp dụng thành công, nhưng có doanh nghiệp lại không. Đáng tiếc, con số thất bại lại luôn nhiều hơn thành công, nhất là đối với các doanh nghiệp còn non trẻ, chưa trở thành thương hiệu uy tín và đáng tin cậy trong mắt người tiêu dùng.

Nhưng, theo tôi. Thực ra không quá khó để sản phẩm của bạn có thể được nhiều khách hàng biết đến cũng như gây ấn tượng tố với họ, nhưng với điều kiện ngay từ ban đầu bạn phải chọn cách tiếp cận người tiêu dùng theo đúng hướng.

Ở đây tôi không nói đến một chiến lược quảng cáo cụ thể nào cả, nhưng nếu sản phẩm, dịch vụ của bạn chuẩn bị xuất hiện trên thị trường, hoặc đã xuất hiện nhưng chưa được nhiều người quan tâm, thì có vài thứ bạn có thể thử, để kích thích đối tượng khách hàng của mình, theo cách mà có thể bạn chưa từng làm.

1. Hãy viết các bài viết giới thiệu sản phẩm thật chất lượng

Để sản phẩm hay dịch vụ của bạn nhanh chóng tiếp cận được với người tiêu dùng, thì truyền thông, quảng cáo luôn là cách can thiệp hiệu quả nhất.

Trong chiến lược truyền thông của mình, việc đầu tiên bạn cần làm đó là thực hiện các bài viết giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ. Vì lúc này, có thể độc giả vẫn chưa biết đến sản phẩm của bạn, nên những bài viết giới thiệu sẽ giúp tăng độ phủ về tên sản phẩm của bạn trên các mặt báo, khiến cho mọi độc giả đều sẽ nghe đến tên sản phẩm của bạn ít nhất 1 lần.

Ngoài ra, đối với những khách hàng đã biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn, nhưng chưa có nhiều khái niệm về nó, thì dạng bài viết này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về giá trị đích thực, cũng như những lợi ích mà sản phẩm của bạn có thể mang lại cho họ. Nếu khéo léo bạn vẫn có thể chèn thêm những thông điệp, những lời kêu gọi để tạo động lực cho người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm của bạn.

Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, nếu bài giới thiệu sản phẩm của bạn hay và chất lượng đánh đúng tâm lý người tiêu dùng, thì chắc chắn bạn sẽ tiếp cận được khách hàng và khả năng có rất nhiều đơn hàng. Tuy nhiên, nếu ngược lại thì hậu quả thật khôn lường. Vì vây, bạn cần thật cẩn thận khi thực hiện khâu này.

Hãy chọn hướng tiếp cận khách hàng theo cách tự nhiên nhất có thể. Tức là, thay vì viết những bài giới thiệu về sản phẩm của bạn và thuyết phục khách hàng mua, thì nay bạn nên tiếp cận khách hàng dựa trên nhu cầu của họ, nghĩa là khách hàng đang có nhu cầu giải quyết một vấn đề nào đó và bạn có những sản phẩm có thể giúp họ giải quyết nhu cầu đó. Cách tiếp cận này sẽ khiến khách hàng cảm thấy gần gũi và tin tưởng tiếp nhận thông tin về sản phẩm của bạn. Nếu làm được điều này, chứng tỏ bạn đã bước được những bước đi đầu tiên trên con đường đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng.

2. Bài viết review đánh giá sản phẩm

Dạng bài viết review đánh giá sản phẩm này được sử dụng trong trường hợp khi sản phẩm của bạn đã được nhiều người biết đến và đủ gây tò mò, hứng thú cho người tiêu dùng.

Theo tâm lý mua hàng chung của người tiêu dùng hiện nay, trước khi quyết định chọn mua một sản phẩm nào đó, họ luôn tìm kiếm một thứ trước, đó là “những gì người khác đang nói về bạn hoặc sản phẩm của bạn”. Vì khách hàng muốn thấy người khác cũng quan tâm đến sản phẩm mà họ đang quan tâm, họ có xu hướng tin tưởng và chịu ảnh hưởng bởi lời tiến cử, quyết định và hành động của những người xung quanh. 

Vì vậy, không có gì là khó hiểu khi hiện nay, đa số các nhà buôn bán lẻ trực tuyến và những nhãn hàng lớn như Samsung, Adidas, LG,... đang ngày càng tập trung đẩy mạnh các đánh giá về sản phẩm từ người dùng trên trang web của họ, cũng như mua các gói bài viết của Webuy để review về sản phẩm, dịch vụ của mình, và đăng tải chúng lên trên các trang báo uy tín.

Nhưng vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là, khi viết dạng bài viết review này, bạn phải khiến người tiêu dùng nghĩ rằng bài viết của bạn không phải là một bài quảng cáo, mà đây là một bài đánh giá chia sẻ thật sự. Vì nếu người tiêu dùng nghĩ đây là một bài quảng cáo, thì họ sẽ không tin tưởng vào những gì bạn viết.

3. Bài viết review phân tích, định hướng

Dạng bài viết này có thể được thực hiện nhằm hướng độc giả vào đúng nhu cầu họ đang tìm kiếm, nghĩa là “đánh trúng tim đen” của khách hàng. Ví dụ như, độc giả đang có nhu cầu tìm hiểu về kem trị mun, bài viết của bạn sẽ “gãi đúng chỗ ngứa” và khiến họ phải đọc, để sau đó người tiêu dùng nhận ra rằng giải pháp cho vấn đề của mình nằm ngay trong bài viết của bạn, khiến họ tin tưởng và lựa chọn giải pháp đó.


Ngoài ra, bài viết phân tích, định hướng của bạn cũng có thể phục vụ cho mục đích nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Bạn có thể chọn viết về văn hóa của công ty, thành tựu công ty đạt được, vị thế thương hiệu của công ty trên thị trường,... Khi đọc những bài viết này, độc giả sẽ tin tưởng rằng thương hiệu của bạn thực sự có chất lượng và đáng tin cậy trên thị trường.

Dạng bài viết này có thể thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong chiến dịch quảng cáo của bạn, vì nó có thể giú đưa giá trị thương hiệu của công ty đi lên.

4. Livestream

Khi sự tò mò của người tiêu dùng về sản phẩm của bạn đã đủ lớn, hình thức livestream sẽ có thể giúp ích nhiều cho các bài viết review đánh giá sản phẩm sau này của bạn.

Livestream sẽ tạo cho khách hàng cảm giác rằng bạn đang có một món hàng hot trong tay, và bạn phải livestream cho khách hàng xem ngay, vì nếu chờ lên nội dung viết bài, thì sẽ làm chậm mất độ hót của sản phẩm đó. Hình thức này có hiệu ứng rất tốt trong việc khơi gợi sự quan tâm, tò mò của khách hàng tới sản phẩm, dịch vụ của bạn, cũng như kích thích nhu cầu mua hàng của họ.

Mặt khác, hiện nay giá cả quảng cáo trên facebook đang ngày càng đắt đỏ, nên việc lựa chọn hình thức bán hàng với hình ảnh quay trực tiếp sẽ giúp người bán tiết kiệm được rất nhiều chi phí giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng.

Đặc biệt người Việt Nam, người tiêu dùng thường có tâm lí chung, muốn xem sản phẩm một cách chân thật và chi tiết nhất trước khi quyết định mua hàng. Nhưng họ lại rất ngại việc phải đi đến tận nơi để mua sản phẩm, nên việc ngồi tại nhà order mà vẫn có thể xem hình ảnh thực tế 100% quả là tiện lợi. Đây chính là một trong những lợi thế nổi trội nhất, khiến quảng cáo qua livestream luôn đạt hiệu quả cao.

Nhưng hiện nay ở Việt Nam, hầu hết việc bán hàng có dùng livestream đều chỉ được chủ các cửa hàng thực hiện một cách ngẫu nhiên, trong khi đó tại nước ngoài, việc này đã được tổ chức hết sức chuyên nghiệp, với các hình ảnh được ghi hình trực tiếp tại trường quay, có sự tham gia của những người nổi tiếng và họ còn thuê cả VJ để có thể dẫn dắt người xem vào câu chuyện mà nhãn hiệu đó muốn truyền tải cho khách hàng của mình. Mô hình này đang được nhiều công ty lớn áp dụng và đạt doanh số bán hàng cao vượt bậc, như: Alibaba, Lazada,... bởi nó hội tụ được nhiều ưu điểm như là tính giải trí và tính thực tế cao.

Ngoài việc phải xây dựng một kịch bản hay, với đội ngũ quay phim, khách mời và VJ chuyên nghiệp, thì một yếu tốt rất quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua đó là, những video livestream này phải được đăng tải trên các trang facebook uy tín và có lượng thành viên lớn, như vậy thì livestream của bạn mới có sức lan tỏa nhanh đến đông đảo người tiêu dùng.

5. Bài viết đi theo sự kiện

Dạng bài viết này thường được sử dụng khi các doanh nghiệp muốn đánh dấu sự xuất hiện của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, hoặc họ muốn viết các bài nói đến những hoạt động nổi bật của công ty hay cửa hàng mình,... nhằm nâng cao uy tín và thương hiệu trong lòng độc giả.

Để có một bài sự kiện hay, bạn nên viết nó theo hướng giống như một bài báo và sử dụng ngôn từ gần gũi với thông tin xã hội, từ toàn dân, để nhiều người tiếp cận. Nếu được hãy nhờ một người làm báo chí tư vấn cho bạn.

Đây là những chia sẻ của tôi về 5 concept nội dung giúp bạn đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Nếu cảm thấy phù hợp bạn có thể áp dụng chúng vào chiến lược marketing của mình.

Chúc bạn thành công!

 

Linh Giang

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.