5 thương hiệu nổi tiếng trên thế giới sử dụng thành công chiến dịch Voice Marketing

08 Thg 10

Voice Marketing (Tiếp thị bằng giọng nói) trong những năm gần đây trở thành xu hướng mới nhờ sự gia tăng đáng kể của điện thoại thông minh và loa thông minh có khả năng nhận diện bằng giọng nói. Hầu hết mọi người ngày nay đều trang bị hai thiết bị này trong nhà và sử dụng chúng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Vậy voice marketing thực sự hiệu quả như thế nào? 

Đa số người dùng cảm thấy đều cảm thấy thoải mái với việc sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói. Họ nhận ra rằng việc tìm kiếm thông tin họ cần mà không cần đánh vần chính xác hoặc nhập trên màn hình cảm ứng nhỏ và nhạy cảm của điện thoại thông minh rất tiện lợi. Ngoài ra các tiện ích nhận dạng lệnh thoại cũng phù hợp với mong muốn của người dùng để thực hiện nhiều tác vụ cùng lúc. Mọi người có thể sử dụng công voice tech khi lái xe hoặc làm việc nhà. Hãy xem xét 5 case study dưới đây để thấy cách thương hiệu nổi tiếng này ứng dụng voice marketing thành công ra sao nhé!

Starbucks 

Năm 2019, Starbucks ra mắt ứng dụng cho phép người dùng đặt hàng và thanh toán trước. Ứng dụng này cho phép mọi người có thể lấy đồ uống bằng tín hiệu giọng nói khi sử dụng phần mềm trợ lý ảo Amazon Alexa hoặc Samsung Bixby.

Chiến lược tiếp thị này được đánh giá hoạt động rất tốt vì nó đơn giản hóa quá trình mua đồ uống. Mọi người có thể đặt hàng và thanh toán khi đang ngồi trên xe, từ đó giảm bớt thời gian xếp hàng chờ đợi mà vẫn đảm bảo nhân viên pha chế hiểu nhu cầu order của khách.

Trước đó, Starbucks cho ra mắt ứng dụng đặt hàng trên điện thoại. Sau đó, họ nhận thấy rằng nhiều người yêu thích cafe thường thưởng thức đồ uống trong khi lái xe. Họ quyết định chuyển sang hình thức cho phép đặt hàng bằng giọng nói. Cách làm này của Starbucks giúp họ tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Argos 

Argos là một cửa hàng tạp hóa phổ biến ở Vương quốc Anh. Người dùng có thể duyệt các sản phẩm trên trang web của công ty, đặt trước và sau đó chọn chúng tại cửa hàng. Tuy không thể không chạm vào hoặc nhìn thấy các mặt hàng thực tế trước khi mua chúng, nhưng người dùng có thể đọc các bài đánh giá và mô tả sản phẩm trên trang web của thương hiệu.

Ưu điểm của quy trình này đối với một số người mua hàng là họ không cần phải cung cấp thông tin chi tiết thanh toán để đặt trước các mặt hàng. Khách chỉ cần cung cấp số điện thoại và địa chỉ email, sau đó thanh toán các sản phẩm khi đến lấy.

Khi Argos đánh giá các cách để cải thiện người mua sắm, họ nhận thấy rằng 55% mọi người thích mua hàng thông qua các thiết bị được kích hoạt bằng giọng nói. Argos đã ghi nhớ phát hiện này và thay đổi chiến lược tiếp thị. Công ty đã lên kế hoạch hợp tác với Google Home và cho phép mọi người đặt hàng các sản phẩm bằng loa thông minh hoặc Trợ lý Google. Nhờ thế, doanh thu của Argos tăng lên đáng kể.

>> Xem thêm: Tân Hiệp Phát: Làm marketing theo phong thái “đại gia” và giấc mộng “ngôi vương” Châu Á

Kayak

Nhiều người thích đi du lịch nhưng lại ghét việc phải mất thời gian để truy cập vào các trang web du lịch khác nhau và tính toàn kế hoạch cho chuyến đi chơi của họ. Rất may, voice assistants có thể giúp công đoạn này trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Theo nghiên cứu từ Google, 70%  các yêu cầu hỗ trợ giọng nói bằng ngôn ngữ tự nhiên, điều đó cho thấy mọi người đang ngày càng có xu hướng thoải mái hơn khi sử dụng chức năng này.

Cũng theo nghiên cứu, cứ ba người thì có một người sẵn sàng phụ thuộc vào sự trợ giúp kỹ thuật số khi tìm hiểu về các lựa chọn du lịch hoặc dịch vụ đặt chỗ trước.

Chính vì thế, Kayak - một khách sạn nổi tiếng đã áp dụng voice marketing cho phép khách hàng đặt phòng nhanh chóng tiện lợi. Tính năng này cho phép mọi người có thể làm nhiều việc cùng một lúc, vừa đóng gói hành lý hoặc xử lý các công việc khác mà vẫn có thể hoàn tất dịch vụ đặt phòng mà không tốn quá nhiều thời gian.

Một số khách sạn khác như Best Western và Afoft cũng đã áp dụng tính năng voice này để trợ giúp khách hàng trong quá trình lưu trú, ví dụ sử dụng khẩu lệnh để tìm bộ điều hòa nhiệt hoặc tắt công tắc đèn.

TuneIn

TuenIn là một dịch vụ phát trực tuyến (streaming) có trụ sở tại Mỹ, chuyên phát các nội dung liên quan đến âm nhạc, thể thao và podcast. Trong thời điểm người dùng có xu hướng tập trung hơn vào việc xem stream và tránh xa các phương tiện truyền thông vật lý (physical media) thì hình thức kinh doanh của TuenIn được xem là sự lựa chọn hàng đầu. Vậy TuenIn đã ứng dụng voice marketing như thế nào?

Năm 2018, các nhà quảng cáo đã mua không gian trên các đài TuneIn để phát trực tuyến cho người dùng qua loa thông minh. Như dịch vụ quảng cáo của Adobe đã được phát 90 giây tối đa hai lần/giờ. Thời lượng quảng cáo dài cho phép các thương hiệu có nhiều thời gian trình bày về chiến dịch voice marketing của họ hơn. Tính khả dụng khi quảng cáo qua loa thông minh đã cho thấy sự tương thích nhiều hơn các hình thức tiếp thị truyền thống như podcast. TuneIn đã nhận ra sự gia tăng đột biến số người sử dụng nội dung của họ qua loa thông minh. TuneIn trở thành cầu nối vừa phát nội dung, vừa giúp giúp các nhà quảng cáo kết nối với những người nghe đó.

KFC

Voice marketing được KFC ứng dụng cho các nhà hàng tại Ấn Độ với phần mềm chatbot bằng giọng nói. Tính năng này cho phép KFC nhận đơn đặt hàng từ khách và cung cấp các thông tin chi tiết về khuyến mãi, ưu đãi của nhà hàng. Tuy nhiên, KFC không chỉ dùng voice marketing cho việc đặt hàng, thương hiệu này muốn cải thiện hơn nữa khi phân tích các dữ liệu thu thập được để tìm hiểu thêm về những mong muốn của khách hàng. Ví dụ, sự gia tăng số lượng các combo meal sẽ kích hoạt các chương trình giảm giá, khuyến mãi kèm theo như thế nào?

Theo nghiên cứu của KFC, thế hệ Millennials (1980-2000) rất thích sử dụng các công nghệ bằng giọng nói như vậy. Trong tương lai, khách hàng không phải tốn thời gian chờ đợi tại các nhà hàng thức ăn nhanh nhờ việc đặt hàng trước bằng loa thông minh trước khi họ đến.

KFC đã thực hiện một bước đi khôn ngoan khi tập trung vào tệp khách hàng Millennials. Ngay cả khi các thế hệ cũ không sử dụng loa thông minh thường xuyên như những người trẻ tuổi, thì các tính năng ưu việt của nó cũng sẽ hỗ trợ KFC phục vụ tốt hơn, nhanh hơn cho khách hàng.

Hải Yến - MarketingAI

Theo martechwiz

>> Có thể bạn chưa biết: Digital Marketing cho các fashion brands: Cách xây dựng một “Online Business” sinh lời cao
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.