5 ví dụ sử dụng Newsjacking thành công trong giới tiếp thị

08 Thg 04

Ngay sau khi thông báo rằng Hoàng tử Harry và công nương Meghan Markle sẽ rút khỏi vai trò là các thành viên cấp cao của hoàng gia Anh, Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds cũng đưa ra thông tin sẽ loại bỏ Harry và Megan khỏi khu trưng bày tượng sáp của gia đình Hoàng gia.

Tuy nhiên, thông báo của bảo tàng tượng sáp nổi tiếng không phải là ví dụ duy nhất về một doanh nghiệp có thể sử dụng một sự kiện tin tức để thu hút sự chú ý của cộng đồng. Trên thực tế, chiến thuật này đã được các nhà tiếp thị sử dụng trong suốt những năm 2000. Nó thường được gọi là "newsjacking".

Newsjacking là khi một thương hiệu hoặc công ty đề cập hoặc tạo một chiến dịch tập trung vào một mục tin tức thịnh hành, thu hút lượt thảo luận nhiều của công chúng. Nó hơi khác một chút so với "mánh lới" quảng cáo khác ở chỗ tin tức được tận dụng trong tiếp thị thay vì quảng bá trong một địa điểm công cộng hoặc địa điểm kinh doanh.

Tại sao các thương hiệu chọn newsjack thay vì tạo một chiến dịch truyền thông hoàn hảo cho các chiến dịch của họ? Đơn giản là bởi vì chiến lược này giúp các thương hiệu thúc đẩy lưu lượng truy cập và tác động tích cực đến độ nhận diện về thương hiệu

Vào đầu những năm 2010, chúng ta thường xuyên thấy những hàng loạt tin tức phủ sóng trong các sự kiện lớn trên truyền hình như Super Bowl hoặc Lễ trao giải Oscar. Tuy nhiên ngày nay, khi các nhà tiếp thị thường xuyên sử dụng mạng xã hội và các kênh trực tuyến nhiều hơn, chúng ta thấy các thương hiệu xác định các chủ đề thời sự nhanh hơn và thu hút tin tức thông qua nhiều nội dung khác nhau.

Nếu bạn đang tìm cách tận dụng tin tức, xu hướng hoặc sự kiện hiện tại để tăng cường chiến lược tiếp thị của mình, bạn có thể tự hỏi "Làm cách nào để bắt đầu?" hoặc "Làm thế nào tôi có thể làm điều này một cách tự nhiên nhất?"

Một cách tuyệt vời để học cách lấy tin tức là xem các thương hiệu khác đã làm điều đó như thế nào. Cùng điểm lại 5 ví dụ sử dụng Newsjacking thành công trong giới tiếp thị trong bài viết dưới đây.

1. Google's Year in Search

Năm 2020 là một năm khó khăn đối với nhiều người, chủ yếu bị ảnh hưởng từ đại dịch virus COVID-19 gây ra. Sự lây lan của COVID-19 đã dẫn đến cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, chính phủ đóng cửa và suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái.

Nhưng năm 2020 cũng đánh dấu một cuộc bầu cử gây tranh cãi của Hoa Kỳ trong bối cảnh phong trào dân quyền, những thảm họa khí hậu lớn như hỏa hoạn ở California và Úc, và cái chết của những nhân vật nổi tiếng như Kobe Bryant, Chadwick Boseman, Justice Ruth Bader Ginsburg và Alex Trebek. Với những thách thức mà năm 2020 mang lại, một số người nghĩ rằng đây sẽ là một năm khó quên.

The Newsjacking

Tháng 12 hàng năm, Google sẽ chia sẻ video có tên #YearInSearch, tổng hợp lại các xu hướng và sự kiện định hình trong năm. Video này quảng bá thương hiệu của Google cũng như tính năng Google Trends, một công cụ giúp người dùng xem xét và phân tích các mẫu dữ liệu tìm kiếm không thiên vị của Google.

Với những sự kiện độc đáo vào năm 2020, #YearInSearch là một bản tóm tắt sâu sắc đề cập đến các chủ đề đang được quan tâm trên thế giới. Theo Fast Company, chiến dịch 2020's Year in Search khác với các chiến dịch của những năm trước ở nhiều điểm không chỉ dừng lại ở nội dung.

"Video 2020's Year in Search được tường thuật bằng một bài thơ do nhà thơ Kofi Dadzie, một người Mỹ gốc Ghana ở Boston chắp bút. Video này cũng có một bài hát gốc trong năm nay, thay vì sử dụng một bài hát đã có trước đó. Bài hát có tên 'Together' và được tạo ra bởi nhà sản xuất từng đoạt giải Grammy Peter Cottontale, với sự hợp tác từ Cynthia Erivo và Chance the Rapper".

Google đang tổng hợp tin tức theo cách vĩ mô và kết nối các câu chuyện của năm với sản phẩm của mình. Thay vì làm nổi bật các tính năng tìm kiếm hoặc khả năng quảng cáo, Google tập trung nhiều hơn vào tình cảm của người dùng khi họ sử dụng internet. Kết hợp tình cảm này với những đóng góp về nghệ thuật, Google có thể tạo ra một câu chuyện hấp dẫn mà người dùng không dễ gì quên được.

2. Burger King's "Big Mac-ish" Menu

Sau cuộc chiến pháp lý với một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của Ireland có tên là Supermac, McDonalds đã mất nhãn hiệu Big Mac độc quyền trong nhiều năm qua. Mặc dù gã khổng lồ thức ăn nhanh vẫn có thể tiếp tục sử dụng danh hiệu Big Mac cho bánh sandwich của mình ở châu Âu, nhưng phán quyết lưu ý rằng bất kỳ công ty nào khác cũng có thể sử dụng thuật ngữ "Big Mac" trên thực đơn hoặc tài sản tiếp thị của họ.

Newsjacking

Burger King đã tận dụng tối đa lợi thế của đối thủ cạnh tranh bằng cách tung ra các sản phẩm giống Big Mac của riêng mình.

Ví dụ: Burger King đã phát hành một menu mới quảng cáo bánh mì sandwich "Big Mac-ish" của riêng mình, như hình dưới đây. Nó cũng cung cấp một chiếc Big Mac nướng bằng lửa trong thời gian giới hạn mà nó tuyên bố là lớn hơn và ngon hơn so với món trong thực đơn của McDonald.

Dưới đây là menu Burger King trong đó nêu bật các mặt hàng Big Mac-ish và bản copy sản phẩm Big Mac.

Đây là một ví dụ tuyệt vời về cách một công ty có thể tận dụng những tin tức liên quan đến đối thủ cạnh tranh của mình một cách hài hước, nhưng vẫn giữ được sự chuyên nghiệp.

3. Microsoft Teams's thỏa thuận với NBA

COVID-19 đã đình trệ nhiều sự kiện thể thao khi nhiều chính quyền địa phương đóng cửa và các tổ chức y tế khuyến nghị giãn cách xã hội. Các tổ chức thể thao đã phải đối mặt với loạt thách thức để tuân thủ các hướng dẫn này và giữ an toàn cho các vận động viên và khán giả. Người hâm mộ đã tự hỏi liệu sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các môn thể thao mà họ biết và yêu thích.

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức cũng lo lắng làm thế nào để bắt đầu mùa giải với số lượng khán giả ít ỏi, họ buộc phải giải quyết được bài toán làm thế nào để tăng trải nghiệm của cả người hâm mộ xem ở nhà lẫn các cầu thủ trên sân.

Newsjacking

Microsoft Teams coi tình huống này là một cơ hội để quảng bá tính năng "Together Mode", tính năng này kéo những người tham gia ảo ra khỏi màn hình kỹ thuật số và tham gia vài trải nghiệm "thực tế ảo" cùng nhau.

Bằng cách hợp tác với NBA, Microsoft Teams đã có thể mô phỏng trải nghiệm của khán giả trên khán đài với những người tham dự ảo.

Hiệu ứng này đã mang lại cảm giác cộng đồng cho cả khán giả và người chơi mặc dù đó chỉ là hiệu ứng ảo. Và hơn hết, Microsoft đã có thể hưởng lợi từ việc giới thiệu sản phẩm của mình cho khán giả của NBA.

4. Oreo's Area 51 Tweet

Vào mùa thu năm 2019, người dùng mạng xã hội đã xôn xao về một kế hoạch kỳ lạ nhằm đột kích Khu vực 51, một cơ sở chính phủ tuyệt mật mà các nhà lý thuyết âm mưu cho rằng là nơi thử nghiệm người ngoài Trái đất.

Newsjacking

Oreo đã lên Twitter và nói đùa rằng: "Bạn nghĩ chính phủ đang ẩn giấu hương vị gì trong khu vực # Area51" Hàng nghìn người dùng, và thậm chí cả các thương hiệu khác, đã trả lời và chia sẻ tweet.

Đây là một ví dụ tuyệt vời về một thương hiệu có thể tham khảo các chủ đề thời sự một cách kịp thời, nhanh chóng để tăng mức độ tương tác, sự viral và nhận thức về thương hiệu trên mạng xã hội. Oreo khiến bất cứ ai cũng ngay lập tức phải thảo luận về hương vị Oreo tuyệt vời trên Twitter.

Trong khi các thương hiệu khác trong danh sách này đã áp dụng newsjacking với các chiến dịch hoặc quảng cáo ngân sách cao, Oreo là case study điển hình cho thấy chiến lược này không quá phức tạp, tốn thời gian hoặc tốn ngân sách cho các nhà tiếp thị.

5. Calm's Election Ads

Loạt tin tức nóng hổi xoay quanh cuộc bầu cử gây tranh cãi không phải là điều kiện lý tưởng cho quảng cáo, vốn thường nhằm mục đích tạo ra tình cảm và liên kết tích cực cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, thương hiệu Calm lại tận dụng tốt sự kiện này.

Newsjacking

Người xem trên khắp Hoa Kỳ đã theo dõi tin tức về cuộc bầu cử của CNN, được tài trợ bởi Calm, một ứng dụng thiền. Ngoài sự tài trợ của mình, Calm còn chạy một số quảng cáo dài 30 giây trước và trong đêm bầu cử.

Sứ mệnh của Calm là "làm cho thế giới hạnh phúc và khỏe mạnh hơn". Vậy làm thế nào để định vị sản phẩm của mình trong thời điểm mà hầu hết người dùng đang cảm thấy căng thẳng?

Calm đã không sử dụng bất kỳ thông điệp bầu cử nào trong chiến dịch vận động tranh cử này, thay vào đó thương hiệu chỉ hiển thị các quảng cáo về thiền với mục đích nhằm "xoa dịu" sự kết thúc của một mùa bầu cử căng thẳng.

Theo Katie Shill, Giám đốc cấp cao của Tiếp thị Thương hiệu tại Calm, trong một cuộc phỏng vấn với Ad Age, cho biết chiến dịch đã thành công.

"Chúng tôi đã thấy chỉ số ROI tăng trưởng tích cực trên TV, một mức tăng đột biến thực sự lớn của tăng trưởng tự nhiên thực sự được duy trì kể từ đêm bầu cử, cũng như rất nhiều cuộc thảo luận trên mạng xã hội và mức độ phủ sóng PR. Chiến dịch này dã tạo ra một làn sóng đáng kinh ngạc. Chúng tôi đã xuất hiện vào đúng thời điểm với đúng thông điệp và mọi nỗ lực đã được đền đáp."

Hải Yến - MarketingAI 

Theo blog.hubspot

>> Có thể bạn chưa biết: 7 nguyên tắc “bắt trend” thành công với Newsjacking

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.