51 thống kê về thương mại điện tử - kim chỉ nam cho chiến lược kinh doanh trong năm 2020 (phần I)

10 Thg 01

Luôn cập nhật các xu hướng thương mại điện tử mới nhất không chỉ quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp trực tuyến (online) hiện nay mà còn đối với những người có hoạt động kinh doanh offline tại cửa hàng. Như các số liệu thống kê thương mại điện tử mới nhất cho thấy, thương mại trên thế giới không ngừng chuyển dịch sang trực tuyến với tốc độ ổn định. Một số thống kê dưới đây có thể giúp củng cố kiến thức của bạn về thương mại điện tử, từ dự đoán tăng trưởng chung cho đến việc nghiên cứu hành vi của người mua hàng trực tuyến. MarketingAI mong rằng những kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn củng cố chiến lược thương mại điện tử của mình trong năm tới. Thống kê chung và những sự thật về Thương mại điện tử 1. Có gần 2 tỉ người mua sắm trực tuyến trên thế giới trong năm 2019. Số lượng người mua sắm trực tuyến trên toàn thế giới dự kiến ​​sẽ đạt 1,92 tỷ vào năm 2019, chiếm một phần tư dân số thế giới. Vào năm 2014, con số này đạt được ở mức 1,32 tỷ đô và dự tính sẽ đạt 2,14 tỷ vào năm 2021. Có rất nhiều điều kiện thuận lợi góp phần thay đổi hành vi mua sắm trực tuyến của người dùng như: sự tiện lợi, tốc độ Internet nhanh, sản phẩm được bán rẻ hơn.... đã góp phần thúc đẩy nhu cầu mua sắm trực tuyến.   (Statista) 2. Tổng doanh số bán lẻ thương mại điện tử toàn cầu sẽ đạt 3,45 nghìn tỷ đô vào năm 2019. Thống kê tăng trưởng thương mại điện tử cho thấy, doanh số bán lẻ thương mại điện tử toàn cầu tăng mạnh trong năm nay, với tổng giá trị tăng từ 1,34 nghìn tỷ đô la năm 2014 lên 2,84 nghìn tỷ đô la vào năm 2018. Dự kiến ​​sẽ vượt 4 nghìn tỷ đô la vào năm 2020 và đạt 4,88 nghìn tỷ đô la vào năm 2021. (Statista) 3. Năm 2018, doanh số bán lẻ thương mại điện tử tăng 23,3% so với năm trước. Doanh số bán lẻ thương mại điện tử luôn trên đà tăng trưởng đều mỗi năm. Theo thống kê mua sắm trực tuyến hằng năm, tốc độ tăng trưởng cho năm 2019, 2020 và 2021 dự kiến ​​sẽ lần lượt là 21,5%, 19,8% và 18%. (Statista) 4. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ nhanh nhất giữa năm 2018 và 2022 được dự kiến ​​là Ấn Độ và Indonesia. Từ năm 2018 đến 2022, Ấn Độ dự kiến ​​sẽ đứng đầu về phát triển thương mại điện tử B2C với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 19,9%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này đến từ một số yếu tố chính như: điện thoại thông minh và gói thuê bao Internet rẻ hơn, cơ sở hạ tầng được đầu tư cải thiện tốt hơn, nhu cầu chi tiêu tăng mạnh và những ưu đãi lớn khi thanh toán trực tuyến giúp cho tốc độ tăng trưởng TMĐT ở Ấn Độ phát triển mạnh. Indonesia sẽ đứng thứ hai với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 17,7%, tiếp theo là Nam Phi, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. (Statista) 5. Thị trường PIM (quản lý thông tin sản phẩm) có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 25%. Các nhà bán lẻ kỹ thuật số muốn đảm bảo tất cả dữ liệu sản phẩm của họ được cập nhật và có sẵn trực tuyến cho mọi thành viên trong nhóm, ở bất kỳ bộ phận nào, tại bất kỳ thời điểm nào, do vậy, hãy đầu tư vào các công nghệ hiện đại. Năm 2019, 70% SMB cho biết họ có kế hoạch đầu tư vào công nghệ đám mây. Nghiên cứu gần đây của Plytix nhấn mạnh rằng các giải pháp dựa trên đám mây có thể mở rộng và có giá cả phải chăng, đi kèm với các tính năng phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi thị trường PIM sẽ tiếp tục phát triển, dự kiến sẽ đạt 31 tỷ đô la vào năm 2024 và 48 tỷ đô la vào năm 2026. (Markets and Markets) 6. Doanh số bán lẻ thương mại điện tử dự kiến ​​sẽ chiếm 13,7% doanh số bán lẻ toàn cầu trong năm 2019. Cùng với sự tăng trưởng về giá trị, doanh số bán lẻ thương mại điện tử cũng đã đăng ký tăng trưởng ổn định trong tổng doanh số bán lẻ. Vì vậy, bao nhiêu phần trăm doanh số bán hàng là đến từ trực tuyến? Trong khi thương mại điện tử chỉ chiếm 7,4% doanh số bán lẻ toàn cầu trong năm 2015, con số này đã tăng lên 11,9% vào năm 2018 và dự tính sẽ tăng 17,5% vào năm 2021. (Statista) 7. Đến năm 2040, khoảng 95% tất cả các giao dịch mua sắm dự kiến ​​sẽ thông qua thương mại điện tử. Dựa trên tâm lý và xu hướng tiêu dùng hiện tại của khách hàng, mua sắm trực tuyến có khả năng thống trị nhu cầu tiêu dùng trong hai mươi năm tới, các hoạt động mua bán này sẽ diễn ra trên các thiết bị di động. Nếu các công ty muốn có mặt trong nền kinh tế thị trường này, họ cần tăng cường nỗ lực bán hàng trên các nền tảng di động hơn nữa. (Nasdaq) 8. Trung Quốc là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Theo dữ liệu thống kê năm 2017, giá trị thị trường thương mại điện tử của Trung Quốc ước tính đạt 672 tỷ USD, chiếm hơn 40% doanh thu thương mại điện tử bán lẻ toàn cầu. Mỹ tiếp tục là thị trường lớn thứ hai thế giới với giá trị thị trường năm 2017 ở mức 340 tỷ đô la. Thống kê thương mại điện tử của Vương quốc Anh hiện đang dẫn đầu ở châu Âu và xếp hạng thứ ba trên thế giới với giá trị thị trường là 99 tỷ đô la. ( Shopify) 9. Doanh số bán lẻ thương mại điện tử dự kiến ​​sẽ chiếm 33,6% tổng doanh số bán lẻ tại Trung Quốc vào năm 2019. Trung Quốc cũng chiếm một trong những cổ phiếu bán lẻ thương mại điện tử cao nhất so với tổng doanh số bán lẻ, với các cổng mua sắm phát triển lớn mạnh đã thúc đẩy sự tăng trưởng thương mại điện tử cho đến nay. Từ khoảng 12% trong năm 2014 đã tăng lên 28,6% vào năm 2018 và dự kiến ​​sẽ tăng thêm lên 33,6% vào năm 2019. Điều này có nghĩa là hơn một phần các khoản tiền được chi trả cho nhu cầu mua sắm ở Trung Quốc là đến từ trực tuyến. (Statista) 10. 80% người dùng Internet ở Mỹ đã thực hiện ít nhất một giao dịch mua hàng trực tuyến. Thống kê thương mại điện tử năm 2019 cho thấy: Mỹ là một trong những nước có tỷ lệ người dùng thương mại điện tử cao nhất thế giới. Năm 2016, có 77% người dùng Internet tại quốc gia này đã mua hàng trực tuyến và dự kiến ​​sẽ tăng 81,3% vào năm 2020. (Statista) 11. Gần một nửa số doanh nghiệp nhỏ của Mỹ không có website riêng. Nếu một doanh nghiệp không bán sản phẩm trực tuyến, khách hàng của họ có thể đến các cửa hàng bán lẻ dựa trên thông tin tại trang web của doanh nghiệp. Hiện nay, với sự ra đời của nhiều công cụ hiện đại nhằm đơn giản hóa việc tạo trang web, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều cần xây dựng website riêng trong cuộc cạnh tranh thị trường khốc liệt này. (CNBC) 12. Có từ 12 triệu đến 24 triệu website thương mại điện tử trên thế giới. Có bao nhiêu công ty thương mại điện tử? Đó là một câu hỏi khó trả lời vì định nghĩa của các công ty thương mại điện tử không đồng nhất. Nó có thể bao gồm các doanh nghiệp bán sản phẩm của họ trực tuyến, các công ty thị trường như Amazon và eBay hoặc thậm chí các website có giỏ hàng nhưng lại không bán sản phẩm nào.  (DigitalCommerce360) 13. Alibaba là công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới dựa trên GMV. Mặc dù rất khó ước tính tổng số công ty thương mại điện tử hiện hành nhưng về tổng giá trị hàng hóa, tức là tổng giá trị các mặt hàng được bán trên một cửa hàng trực tuyến, lớn nhất là China Alibaba (GMV = 768 tỷ USD). Theo thống kê thương mại điện tử toàn cầu 2018, Amazon được xếp thứ hai (GMV = $ 239 tỷ), tiếp theo là JD.com, eBay, Shopify, Rakuten và Walmart. (The Motley Fool) 14. Amazon chiếm 44% tổng doanh số thương mại điện tử của Mỹ trong năm 2017. Ngoài thị trường Trung Quốc, Amazon có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Tại Mỹ, Amazon chiếm 4% tổng doanh số bán lẻ trong năm 2017. Các sản phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên Amazon chủ yếu là sản phẩm làm đẹp và đồ dùng thực phẩm nhưng doanh số bán hàng nhiều nhất phải kể đến hàng điện tử tiêu dùng. (CNBC) 15. Đạt 75,4%, Amazon là ứng dụng mua sắm phổ biến nhất ở Mỹ vào giữa năm 2018. Thống kê thương mại điện tử của Mỹ cho thấy Amazon có thị trường người dùng rất lớn tại Mỹ, bỏ xa các đối thủ còn lại. Trên thực tế, nhiều người dùng ở Mỹ mua sắm trên Amazon nhiều bằng khi họ mua hàng trên Walmart và eBay cộng lại. Tuy nhiên, các số liệu này trên toàn cầu lại bị sai lệch ít nhiều bởi những đối thủ "khổng lồ" thống trị tại Trung Quốc như Alibaba và Tencent.  ( Statista) 16. Thẻ tín dụng là hình thức thanh toán được ưa thích nhất đối với người mua hàng trực tuyến trên toàn thế giới. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 3 năm 2017, có 42% người mua hàng trực tuyến cho biết, thanh toán bằng thẻ tín dụng là phương thức thanh toán ưa thích nhất của họ. Tiếp theo sau đó là thanh toán điện tử, với PayPal là dịch vụ được tin cậy nhất, tiếp đó là thẻ ghi nợ, tiền mặt và chuyển khoản ngân hàng. (Statista) 17. PayPal đã có 267 triệu tài khoản đăng ký hoạt động vào quý IV năm 2018. PayPal, thuộc sở hữu của eBay đã có tới 267 triệu tài khoản đăng ký, tương ứng với mức tăng trưởng 17% hàng năm cho doanh nghiệp thanh toán trực tuyến. Một phần của sự tăng trưởng này xuất phát từ tâm lý thay đổi của người tiêu dùng và nhiều cửa hàng truyền thống đã bắt đầu chấp nhận PayPal như một phương thức thanh toán. (Statista) 18. 61% người mua hàng trực tuyến thường mua các sản phẩm về thời trang, cao hơn bất kỳ danh mục sản phẩm nào khác. Năm 2018, thời trang là danh mục có xu hướng mua hàng trực tuyến lớn nhất - theo một cuộc khảo sát trải rộng trên 64 quốc gia. Ngoài ra, 59% số người được hỏi đã thực hiện mua hàng liên quan đến du lịch trực tuyến. Dựa trên thống kê mua sắm trực tuyến, các danh mục nằm trong top 5 danh mục hàng đầu trong mua sắm trực tuyến là sách và nhạc (49%), CNTT và di động (47%) và vé sự kiện (45%). (Nielsen) 19. Danh mục và tăng trưởng theo vùng cao nhất trước ự thâm nhập thương mại điện tử là mua sắm tại cửa hàng tạp hóa ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thương mại điện tử ngày càng mở rộng qua danh mục, khu vực và các sản phẩm tưởng chừng như chỉ có thể mua được trong các cửa hàng tạp hóa truyền thống thì giờ đây đã có mặt trên các website mua hàng trực tuyến. Mua hàng ở cửa hàng tạp hóa đã tăng 5% tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2018. Các mức tăng đáng chú ý khác là giao dịch liên quan đến du lịch ở Đông Âu (tăng 4%), trò chơi video ở Bắc Mỹ (tăng 3%) và chăm sóc cá nhân trong Mỹ Latinh ( 4%). (Nielsen) Nhân khẩu học của người mua hàng trực tuyến 20. Đàn ông chi tiêu trực tuyến nhiều hơn phụ nữ Nam và nữ giới có nhu cầu mua sắm ngang nhau, và trung bình, nam giới chi tiêu nhiều hơn cho mỗi giao dịch ($220 cho nam so với $151 cho nữ). Điều này có thể được hiểu là do nhiều người đàn ông mua hàng ở các loại có giá trị cao như hàng xa xỉ hoặc hàng điện tử trong khi những sản phẩm dành cho phụ nữ thuộc loại có giá trị thấp hơn như mỹ phẩm hoặc thực phẩm. (KPMG) 21. Thế hệ X là những người mua sắm trực tuyến tích cực nhất, trung bình 19 giao dịch mỗi năm. Theo báo cáo The Truth About Online Consumers 2017 do KPMG thực hiện, thế hệ Millennials (sinh từ 1982 đến 2001) và  Thế hệ X (sinh từ năm 1966 đến 1981) là nhóm tuổi hoạt động tích cực nhất trong việc mua sắm trực tuyến.  (KPMG) 22. Thế hệ Baby Boomers chi tiêu nhiều hơn cho mỗi giao dịch trực tuyến so với thế hệ X và thế hệ Millennials. Cũng theo báo cáo của KPMG, Baby Boomers (sinh từ năm 1946 đến năm 1965) không chỉ gần Millennials về mặt giao dịch trực tuyến trung bình mỗi năm, mà còn vượt xa thế hệ trẻ về số tiền trung bình cho cho mỗi giao dịch mua sắm. Trung bình, Baby Boomers chi $203 cho mỗi giao dịch trong khi thế hệ X chi $190 còn thế hệ Millennials chi $173. (KPMG) Các thông số về thương mại điện tử trên thiết bị di động 23. Đến năm 2021, 53,9% tất cả thương mại điện tử bán lẻ của Mỹ dự kiến ​​sẽ thông qua thương mại điện tử trên di động. Năm 2017, tỷ lệ này chỉ ở mức 34,5%, nhưng con số này ngày càng tăng trưởng mỗi năm phản ánh sự phát triển vượt bậc trong thương mại điện tử trên di động. Dự báo doanh số thương mại di động này sẽ tăng 53,9% do những yếu tố tiêu cực đang dần được cải thiện tốt hơn: kết nối nhanh, tính năng thiết bị, khả năng phản hồi của website, dịch vụ tốt... giúp người tiêu dùng thoải mái khi mua sắm trực tuyến. ( Statista) 24. Trên thế giới, tỷ lệ thương mại điện tử trên di động dự kiến ​​sẽ tăng lên 72,9% vào năm 2021. Thật thú vị, cuộc cách mạng thương mại điện tử thậm chí còn nổi bật hơn ở các thị trường mới nổi. Trên toàn cầu, dự kiến thương mại điện tử trên đi động ​​sẽ chiếm 72,9% hoạt động mua sắm vào năm 2021. Đây là mức tăng lớn so với tỉ lệ 58,9% trong năm 2017. Trong đó, Trung Quốc là nước có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất, xếp thứ 2 là Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển khác cũng đang sở hữu tiềm năng rất lớn. ( Statista) 25. Trong quý 3 năm 2018, 77% lưu lượng truy cập trên các cửa hàng Shopify thông qua các thiết bị di động. Yếu tố lớn nhất kìm chân thương mại điện tử trên di động là sự thiếu vắng các trính năng tối ưu hóa của nhiều cửa hàng thương mại điện tử trên điện thoại di động. Đối với các mặt tiền cửa hàng được tiêu chuẩn hóa, như hơn 800.000 cửa hàng trên Shopify, thị phần mua sắm trên điện thoại trong tổng doanh thu còn tăng trưởng cao hơn rất nhiều. Theo thống kê của Shopify vào năm 2018, các thiết bị di động không chỉ chịu trách nhiệm cho 77% lưu lượng truy cập mà còn mang về hơn 67% đơn hàng. (Shopify) (Còn tiếp) Phương Thảo - MarketingAI Theo 99firms
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.