6 nền tảng mạng xã hội mới sẽ "làm mưa làm gió" vào nửa đầu năm 2021 [P2]

07 Thg 04

Như đã đề cập trong bài viết trước, mạng xã hội dựa trên âm thanh (audio-based social networking) đang là xu hướng dẫn đầu hiện nay. Nắm bắt các nền tảng xây dựng dựa trên xu hướng này sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, tăng phạm vi tiếp cận một cách hiệu quả. Hãy cùng theo dõi 3 nền tảng còn lại có khả năng "làm mưa làm gió" vào nửa đầu năm 2021 trong bài viết dưới đây. 

4. Caffeine

Năm ra mắt: Được thành lập vào năm 2016 và công bố vào năm 2018

Số lượng người dùng: Chưa xác định

Caffeine.tv, một nền tảng được xây dựng bởi các nhà thiết kế của Apple, cho phép bạn tạo các chương trình phát sóng trực tiếp cho bạn bè và người theo dõi. Các chương trình phát sóng hiển thị trong feed, nơi bạn có thể đưa ra phản ứng bằng biểu tượng cảm xúc hoặc trả lời bằng nhận xét.

Cùng với chương trình phát video trực tiếp, bạn cũng có thể phát trực tuyến màn hình máy tính hoặc TV khi chơi trò chơi điện tử. Điều này khiến Caffeine có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh với dịch vụ phát trực tuyến Twitch.tv. Giống như Twitch, cung cấp cho bạn tiền để có lượt xem hoặc đăng ký cao, Caffeine đã khởi chạy một chương trình kiếm tiền trao thưởng cho các đài truyền hình có chương trình hấp dẫn nhất.

Công ty chưa xác định số lượng người dùng, nhưng hồ sơ Crunchbase của họ tiết lộ rằng họ đã đầu tư hơn 259 triệu đô la cho đến nay. Nhà đầu tư lớn nhất của Caffeine tính đến thời điểm hiện tại là 20th Century Fox.

Ngoài sự quan tâm của các nhà đầu tư, nền tảng này đang bắt đầu tạo ra làn sóng trong thế giới giải trí và thể thao. Gần đây, nền tảng này đã được sử dụng để phát sóng X Games 2019 trong Aspen.

Thành công của Caffeine cho đến nay chứng tỏ các nền tảng video và video trực tiếp đang nhận được sự chấp nhận nhanh chóng từ khán giả trẻ tuổi, đặc biệt là ở nhóm tuổi Gen-Z. Nếu ứng dụng tiếp tục thu hút được sự quan tâm, các nhà tiếp thị có thể cân nhắc sử dụng ứng dụng đó để PR thương hiệu thông qua nhiều chiến lược, như nội dung hậu trường, Hỏi & Đáp hoặc các video trực tiếp khác. Nền tảng này cũng có thể hữu ích cho các nhà tiếp thị trong nhiều ngành khác nhau, từ các lĩnh vực khác tin tức, giải trí, trò chơi và thể thao.

Nếu phát trực tiếp có thể giúp công ty quảng bá sản phẩm, thì đây có thể là thời điểm tốt để bạn làm quen với cả Caffeine và Twitch. Khi bạn tìm hiểu thêm về các nền tảng, hãy đảm bảo xác định xem khán giả của bạn có thực sự đang sử dụng một trong hai nền tảng hay không và họ đang sử dụng chúng để làm gì. Tương tự như TikTok, bạn cũng nên kiểm tra xem các thương hiệu tương tự đang làm gì nếu bạn tìm thấy bất kỳ thương hiệu nào có tài khoản đang hoạt động.

5. Instagram Reels

Năm ra mắt: 2020

Số lượng người dùng: Chưa xác định

Chúng tôi không thể phủ nhận rằng TikTok đã thay đổi cuộc chơi của các nền tảng mạng xã hội kể từ khi ra mắt vào năm 2017. Để cạnh tranh trực tiếp với Tiktok, Instagram cho ra mắt tính năng Instagram Reels, có chức năng tạo video âm thanh ngắn tương tự như Tiktok. Người dùng Instagram có thể tạo video được trang trí bằng các hiệu ứng đặc biệt, âm thanh, lồng tiếng...

Làm thế nào để áp dụng cho doanh nghiệp? Story có thể là một phương pháp hấp dẫn để các thương hiệu hiện diện với khán giả thế hệ Z. Bạn không cần thiết bị máy quay đẹp mắt hay đạo diễn để xuất bản nội dung viral. Nếu team của bạn chỉ đơn giản là chưa có đủ năng lực để sản xuất nội dung này, hãy xem xét khai thác một người có ảnh hưởng trong ngành để thay mặt bạn tạo các câu chuyện.

6. Houseparty

Năm ra mắt: 2016

Số lượng người dùng: 20 triệu+

Houseparty là một ứng dụng nhắn tin video nhóm cho phép trò chuyện video có thể chứa đến tám người dùng cùng một lúc. Trong khi trò chuyện, bạn có thể sử dụng bộ lọc video, hình dán và các hiệu ứng thú vị khác.

Mặc dù bản thân ứng dụng đã xuất hiện được vài năm, liên tục nâng cấp tuy nhiên gần đây mới thu hút được sự quan tâm và người dùng lớn. Ứng dụng đầu tiên bắt đầu với tên Meerkat, nhưng về sau đã tự đổi thương hiệu thành Houseparty và cải tiến các tính năng của nó. Kể từ đó, Houseparty đã leo lên bảng xếp hạng cửa hàng ứng dụng và tăng từ 1 triệu lên 50 triệu người dùng vào năm 2020.

Mặc dù ứng dụng cung cấp không gian quảng cáo, nhưng các nhà tiếp thị trong tương lai có thể sử dụng nó theo những cách sáng tạo khác. Ví dụ: một công ty trang điểm nhỏ có thể tài trợ cho một "bữa tiệc gia đình", nơi các influencer có thể trả lời các câu hỏi về làm đẹp và hướng dẫn những người tham dự cách sử dụng một trong những sản phẩm làm đẹp mới của họ.

Mặc dù nghe có vẻ nhiều tiềm năng, nhưng hãy nhớ rằng ứng dụng này còn có một số đối thủ cạnh tranh tên tuổi  đã làm mưa làm gió trước đó như Snapchat và Zoom.

Hải Yến - MarketingAI 

Theo blog.hubspot

>> Có thể bạn chưa biết: Nhìn lại thuật toán Facebook sau 17 năm và cách hoạt động năm 2021
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.