8 giả thuyết được dự đoán sẽ hình thành nên người tiêu dùng tương lai

01 Thg 10

Ngày nay, con người đã biết cách phân tích thông tin cá nhân nhằm cải thiện cuộc sống. Một nửa số người lao động thuộc các nước phát triển sử dụng một số loại thiết bị số để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Khi công nghệ ngày càng phát triển và dữ liệu trở nên quá phổ biến, Người Tiêu Dùng Thông Minh sẽ điều chỉnh mọi việc họ làm. AI (Trí tuệ nhân tạo) sẽ thúc đẩy và dẫn lối con người trong quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống. AI sẽ giúp những Người Tiêu Dùng Thông Minh tối ưu hoá mọi thứ - từ những thứ họ ăn cho đến cách họ cảm nhận, và thậm chí là cả cách họ sử dụng thời gian và tạo nên những bước tiến trong sự nghiệp. Thậm chí, AI còn có thể giúp họ quản lý những mối quan hệ cá nhân. 

(Ảnh: Firebrand Talent)

8 giả thuyết của chúng tôi sẽ mô tả những thay đổi sâu sắc, được dự đoán là về cơ bản sẽ hình thành lại cuộc sống của những người tiêu dùng tương lai. Những thay đổi theo cấp số nhân này hoàn toàn mang tính tự nhiên, nhưng hướng đi lại khá rõ ràng. Những phương pháp mới để tạo ra và nắm bắt giá trị sẽ nổi bật, và những doanh nghiệp dẫn đầu xu hướng hiện nay chắc chắn sẽ có những lợi thế rõ ràng. Vậy doanh nghiệp của bạn sẽ thay đổi thế nào?

8 giả thuyết được dự đoán sẽ hình thành nên người tiêu dùng trong tương lai

Khi robot thực hiện việc mua bán thì đâu là giá trị của mua sắm?

Đa phần những món đồ mà chúng ta mua hiện nay đều đòi hỏi một vài yếu tố về lựa chọn mang tính ý thức. Nhưng với robot AI, dịch vụ trợ giúp và hệ thống nhà thông minh sẽ trở nên ưu việt, chúng sẽ hoàn thành những công việc này cho chúng ta.

Người tiêu dùng sẽ nhận được những sản phẩm thích đáng và có giá mang tính cạnh trạnh thông qua nền tảng công nghệ như những điểm tiếp cận đối với hệ sinh thái mua sắm. Những nền tảng này sẽ sử dụng AI và các loại công nghệ máy móc có khả năng học hỏi, để tạo ra data có dung lượng khủng và có thể dự đoán trước được hành vi người tiêu dùng. Điều này sẽ làm xóa bỏ những quy trình trung gian như việc chi trả, khả năng đáp ứng và thậm chí là cả thương hiệu.

Qua thời gian, sự gắn bó của người tiêu dùng sẽ bị dao động. Chúng ta sẽ hoàn toàn toàn không liên kết với phần lớn những sản phẩm và dịch vụ mà chúng ta mua, thay vào đó thì chỉ gắn bó với một phần nhỏ.

Chúng ta sẽ trở nên tin tưởng hơn vào các thiết bị công nghệ trung gian nhằm kiểm soát lựa chọn và hành vi mua sắm đúng đắn của mình. Ngày nay, 47% người tiêu dùng sẵn sàng cho rằng họ mở lòng hơn với việc mua các vật phẩm thông qua chatbot. Và gần một nửa người tiêu dùng Mỹ thừa nhận họ mong muốn chia sẻ thông tin cá nhân nếu điều đó giúp họ được lợi hơn.

(Ảnh: Iextend)

Bạn sẽ bán sản phẩm hay tiếp cận với phong cách sống?

Với sự phát triển của nền kinh tế xoay vòng, nền tảng về người tiêu dùng ngày một vô định với sự tăng trưởng của các siêu đô thị, những người tiêu dùng tương lai sẽ rời bỏ khỏi những đồ dùng mang tính sở hữu. Thay vào đó, chúng ta sẽ tin vào các dịch vụ theo yêu cầu đáp ứng được cho chúng ta. Các ngành kinh doanh cần phải thích ứng với cách sống và làm việc mới của con người.

Hiện nay, những công ty như Spotify và Uber cung cấp cho chúng ta dịch vụ đăng ký dài hạn hay khả năng truy cập có thu phí để sở hữu và trải nghiệm, điều mà các thế hệ trước cũng đã sở hữu. Người tiêu dùng đang dần quen với mô hình này và sự thuận tiện mà nó đem lại. Họ kì vọng mọi thứ có thể trở nên linh hoạt và tập trung vào nhu cầu của họ. Những mối quan hệ mà chúng ta xây dựng với các thương hiệu và với nhau đang dần thay đổi.

Trong tương lai, mô hình này sẽ được áp dụng vào nhiều loại hình sản phẩm và dịch vụ hơn. Ngay cả những không gian mà chúng ta đang sống và làm việc cũng sẽ thay đổi để đáp ứng nhu cầu tại thời điểm này, nhà của chúng ta sẽ có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn để phản chiếu người chủ đang sống.

Vì chúng ta sở hữu ít thứ hơn và trở nên ít bị vướng bận bởi địa điểm, chúng ta sẽ có thể di chuyển giữa các thành phố mới một cách dễ dàng. Các mẫu tiêu thụ toàn cầu sẽ thay đổi như một hệ quả. Liên Hợp Quốc dự đoán rằng đến năm 2030, các khu đô thị được dự tính sẽ chiếm 60% dân số toàn cầu và cứ 3 người thì có một người sẽ sống ở các thành phố.

(Ảnh: Youtube)

Khi sức khoẻ được quản lý một cách thụ động, các thương hiệu sẽ phản ứng như thế nào?

Ngày nay, phải có suy nghĩ và ý thức nỗ lực để sống một cuộc sống lành mạnh. Từ việc tham gia một chương trình luyện tập để đọc được sản phẩm có có dinh dưỡng đến việc đặt một cuộc hẹn với nha sĩ, chúng ta cần chủ động chăm sóc bản thân. Một vài thiết bị công nghệ chăm sóc sức khỏe hiện có sẵn lại tương đối chưa phát triển.

Trong tương lai, một khi chúng ta thiết lập mối quan hệ đáng tin cậy với nhà cung cấp để chia sẻ dữ liệu của mình, chúng ta sẽ có thể kết nối với cơ sở hạ tầng công nghệ tinh vi, thứ có thể chủ động và tự động theo dõi, cải thiện và duy trì sức khỏe của chúng ta.

Chúng ta sẽ ăn các bữa ăn trông giống như các protein thực vật 3-D có chứa các vitamin và các chất nanô được thiết kế riêng cho cơ thể. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã chi 1,2 tỷ đô la một năm để tài trợ cho nghiên cứu công nghệ nano. Trong tương lai, “các sản phẩm nghịch lý” trông giống như thức ăn bình thường và đồ uống nhưng lại thực hiện các chức năng vô hình, có lợi sẽ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Nhu cầu tập thể dục của chúng ta, các hoạt động xã hội, kế hoạch ăn uống và phương pháp điều trị dự phòng sẽ được tích hợp và cá nhân hóa vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống, thúc đẩy chúng ta tự cải thiện - tất cả trải nghiệm thụ động của người tiêu dùng sẽ được hỗ trợ bởi một hệ thống thông minh và phát triển.

(Ảnh: Global Health Aging)

Khi dữ liệu cho thấy tác động của mỗi bữa ăn, bạn sẽ giúp người tiêu dùng đưa ra lựa chọn tốt hơn như thế nào?

Ngày nay, những gì và cách chúng ta ăn đều rất phức tạp và không chắc chắn. Chúng ta không thực sự biết thức ăn đến từ đâu hoặc chế biến như nào. Nhưng trong tương lai mọi việc sẽ không còn như vậy, sẽ có một sự thay đổi cơ bản từ "thực phẩm viễn tưởng" thành "thực phẩm thực sự".

Chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn về dinh dưỡng, cơ thể con người và tác động cá nhân của các lựa chọn chế độ ăn uống đối với sức khỏe và hạnh phúc cũng như môi trường. Với dữ liệu đáng tin cậy về cách mà cơ thể chúng ta vận hành, chúng ta sẽ có thể ăn và uống các sản phẩm được cá nhân hóa để đáp ứng nhu cầu ăn uống rõ ràng và riêng biệt của chúng ta.

Ngày nay, hầu hết chúng ta phải lựa chọn giữa hương vị, sự tiện lợi và sức khỏe. Đối với người tiêu dùng trong tương lai, sự đánh đổi này sẽ biến mất. Chúng ta sẽ có thể ăn uống những thứ phù hợp với sức khỏe của mình, nhanh chóng và thuận tiện, hương vị tuyệt vời, đồng thời phản ánh giá trị đạo đức của chính chúng ta.

(Ảnh: Food Navigator)

Làm cách nào để bạn có thể khiến công nghệ của mình thông minh đến mức vô hình?

Người tiêu dùng sẽ không nghĩ rằng công nghệ chúng ta đang dùng là những công nghệ vô hình, và mạng lưới dữ liệu rộng khắp sẽ khiến cuộc sống của chúng ta trở nên thông minh hơn và không còn những va chạm không đáng có.

Những công nghệ mà chúng ta đang dùng hôm nay đã trở nên giàu tính tương tác và tích hợp nhiều hơn với cuộc sống hàng ngày. Nhưng chúng ta vẫn nhận thức được rằng ta đang dùng tới chúng. Trong tương lai, chúng ta sẽ dần không còn nhận ra mình đang sử dụng công nghệ - khi mà những dịch vụ và thiết bị mà ta đang phụ thuộc vào trở nên vô hình.

Một thế giới nơi mà thông tin, những công nghệ và dữ liệu được tích hợp hoàn toàn sẽ xoá bỏ những va chạm và làm gia tăng những giá trị không tưởng cho người tiêu dùng. Với gần 20 tỷ “thiết bị kết nối" được cho rằng sẽ được sử dụng vào năm 2020, rất nhiều những tương tác công nghệ mà chúng ta đang trải nghiệm hiện thời sẽ biến mất.

Câu hỏi cho chủ doanh nghiệp: “Điều gì sẽ xảy ra khi công nghệ trở nên vô hình?” Để có được sự tích hợp ở mức độ này - không có bất cứ sự độc quyền kiểm soát nào - những nền tảng khác nhau cần phải kịp thời cộng tác và trao đổi thông tin với nhau. Tất yếu, những tương tác mang tính đàm phán cần nâng cấp lên thành một quá trình thật thông minh và khép kín. Định nghĩa về sự cạnh tranh sẽ bị thay đổi triệt để. Con người sẽ cần phải học cách tin tưởng AI để đưa ra những quyết định dưới danh nghĩa của mình.

(Ảnh: Internet)

Khi cuộc sống là một trò chơi, các thương hiệu sẽ chơi ở mảnh đất nào?

Công việc có thể thật vui và vui chơi có thể chính là công việc vất vả, nhưng thường thì cả hai đều được nhìn nhận như những lĩnh vực hoạt động hoàn toàn tách biệt. Vậy nên, tìm được sự cân bằng giữa chúng được coi như là một yếu tố thiết yếu để đạt được sự viên mãn trong cuộc sống. Nhưng với rất nhiều người tiêu dùng tương lai, hai lĩnh vực thường được kết hợp mang lại sự sáng tạo mang tính hiệu quả.

Từ khi công nghệ trở nên phức tạp và nhiều tính liên quan hơn, trải nghiệm người dùng sẽ được phát triển để cải thiện hành vi thường ngày, biến những điều thông thường trở nên hấp dẫn. Các phương tiện truyền thông sẽ hoà với e-commerce như cách mà mà “trải nghiệm thương hiệu" của chúng ta đang dần trở thành một nguồn giải trí.

Bạn sẽ xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình như thế nào khi bạn không sử dụng tài năng của chính mình?

Khái niệm “công việc cho cuộc sống” đã kết thúc và công việc ngày càng phân mảnh. Nhưng bản chất của công việc cũng đang thay đổi về cơ bản. 65% trẻ em bắt đầu đi học năm nay sẽ bắt đầu sự nghiệp của mình bằng những công việc không tồn tại trong thời điểm này. Và 57% việc làm ở các nước OECD có nguy cơ bị thay thế bởi tự động hóa.

Người tiêu dùng trong tương lai sẽ phát triển một hình thức nghề nghiệp hoàn toàn mới do một loạt các kinh nghiệm làm việc tự do, chúng kết hợp để giúp họ đáp ứng những nhu cầu phát triển về cá nhân, tăng trưởng và tài chính cuả họ.

Những nền tảng này sẽ sử dụng AI và dữ liệu người dùng để nối các dự án phù hợp với con người dựa trên các kỳ vọng, thời gian và chuyên môn. Họ sẽ tạo điều kiện phát triển cá nhân, đồng thời quản lý các quy trình quản lý thanh toán, thuế và nhân sự.

Các công nghệ như thực tế ảo và chương trình AI sẽ cho phép mọi người thực hiện công việc từ xa và hiệu quả. Nhưng người tiêu dùng trong tương lai thường sẽ chọn môi trường làm việc được chia sẻ để duy trì các mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp.

(Ảnh: Internet)

Cơ sở hạ tầng thông minh hơn sẽ đơn giản hóa việc vận chuyển như thế nào?

Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ các hệ thống giao thông tích hợp liên tục. Các kiến trúc sư thành phố đã nói về cơ sở hạ tầng giao thông tích hợp trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, đối với hầu hết các công dân, việc di chuyển từ A đến B có thể lộn xộn, liên quan đến nhiều giai đoạn và gặp trắc trở như tắc nghẽn và chậm trễ giao thông công cộng.

Người tiêu dùng trong tương lai sẽ sử dụng dịch vụ du lịch được kết nối tốt hơn và thân thiện với môi trường hơn. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ thích nghi để phản ánh mô hình du lịch của người dùng. Công dân sẽ có quyền kiểm soát dữ liệu của họ và sẽ có thể sử dụng nó để di chuyển dễ dàng hơn giữa các phương tiện vận tải nào có sẵn, trong thành phố hoặc khu vực. Điều tương tự cũng áp dụng cho các công ty di chuyển hàng hóa.

Với sự nâng cao nhận thức về hành trình của mỗi người phụ thuộc vào kế hoạch của người khác, mọi người về cơ bản có thể thay đổi thái độ của họ đối với việc di chuyển. Công dân có thể không tập trung vào nhu cầu cá nhân của họ, mà là trên “nhu cầu của hệ thống”. Ngày nay, chỉ 15% số người thuộc thế hệ Millennial cảm thấy cực kì quan trọng khi sở hữu một chiếc xe hơi.

(Ảnh: Internet)

Kết

Các công ty nên hiểu rõ 8 giả thuyết hình thành người tiêu dùng trong tương lai để dễ dàng thích ứng hơn trong hiện tại. 

Nguồn: Earnest & Young

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.