Brand Activation là gì? Ý tưởng Brand Activation hiệu quả cho các doanh nghiệp

28 Thg 05

Mỗi năm có hàng ngàn các thương hiệu mới ra đời, thách thức vị thế của các thương hiệu hiện có. Để tạo điểm nhấn, giữ cho bản thân không bị lãng quên, các thương hiệu buộc phải thực hiện các hoạt động brand activation. Vậy brand activation là gì? Có những phương thức brand activation nào hiệu quả? Cùng Marketing AI tìm hiểu về brand activation trong bài viết dưới đây!

Tìm hiểu Brand Activation là gì?

Brand Activation là loạt hành động được thực hiện nhằm mục đích giúp thương hiệu được nhiều người biết tới, tăng nhận diện và tương tác với thương hiệu thông qua các trải nghiệm trực tiếp.

Brand activation (kích hoạt thương hiệu) ở đây không chỉ được áp dụng cho các thương hiệu mới mà còn được ứng dụng bởi các thương hiệu đã hoạt động lâu năm trên thị trường. Lúc này, hoạt động brand activation có nhiệm vụ rebrand - tái cấu trúc thương hiệu của doanh nghiệp, định hình lại suy nghĩ của khách hàng về thương hiệu đó.

Tìm hiểu Brand Activation là gì?

Lợi ích chạy activation trong marketing là gì?

Activation là hoạt động Marketing rất được ưa chuộng tại Việt Nam và thế giới. Lý do là vì activation marketing đem đến rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Dưới đây là một số lợi ích dễ thấy nhất của hoạt động activation marketing:

  • Hỗ trợ doanh nghiệp thu thập thông tin của khách hàng dễ dàng hơn.
  • Tiếp nhận các phản hồi của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng trong việc tối ưu hóa chất lượng sản phẩm - dịch vụ, đáp ứng những yêu cầu thị trường đưa ra.
  • Brand activation giúp thương hiệu/doanh nghiệp củng cố địa vị trên thị trường, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô.
  • Activation giúp doanh nghiệp tiếp cận đến gần hơn với nhóm khách hàng tiềm năng mà không cần chi quá nhiều tiền cho hoạt động quảng cáo.
  • Brand activation giúp doanh nghiệp cắt giảm tối đa nguồn ngân sách phải chi cho các hoạt động marketing khác.
Lợi ích chạy activation trong marketing là gì?

>>> Xem thêm: "Đi tắt đón đầu" 5 giải pháp truyền thông - marketing HOT nhất trong thời đại của show và công nghệ

Các hình thức Brand Activation Marketing thường gặp

Brand Activation Marketing được thực hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau, bao gồm online và offline. Việc áp dụng nhiều hay ít các hình thức Brand Activation Marketing phụ thuộc lớn vào quy mô của doanh nghiệp và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp/sản phẩm. Trong đó, có 7 cách thức Brand activation phổ biến sau:

  • Trải nghiệm sản phẩm: Doanh nghiệp lên kế hoạch tổ chức sự kiện để người tiêu dùng có thể trải nghiệm trực tiếp sản phẩm. Từ đó, thu về ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm.
  • Phát sản phẩm mẫu: Hoạt động này được thực hiện nhằm mục đích thu hút sự quan tâm của khách hàng, tạo cơ hội để khách hàng tiếp xúc với sản phẩm. Brand Activation kiểu này thường thấy nhất ở các doanh nghiệp sản xuất ẩm thực, đồ uống, mỹ phẩm,...
  • Activation tại điểm bán: Được thực hiện bằng cách thuê các PG, PB đứng tại điểm bán để vừa quảng cá, vừa mời gọi khách hàng trải nghiệm sản phẩm. Activation kiểu này rất dễ đem về chuyển đổi. Khách hàng sau khi trải nghiệm và có đánh giá tốt về sản phẩm - dịch vụ, có thể nảy sinh ý định mua.
  • Roadshow: Hình thức quảng bá lưu động thương hiệu trên các con đường lớn.
  • Tiếp thị khuyến mãi: Hình thức quảng bá dựa trên các chương trình khuyến mãi, kích thích ham muốn mua sắm của khách hàng. Ví dụ như mua 1 tặng 1, mua theo combo,...
  • Activation trên mạng xã hội: Kết nối khách hàng thông qua các trang mạng xã hội họ thường hoạt động, ví dụ như Facebook, Tik Tok, Youtube,...
  • Activation Marketing Digital: Tổ chức các chương trình để khách hàng có thể nhận quà từ xa. Phương thức này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp dễ dàng, vừa tiết kiệm được chi phí tổ chức.
Các hình thức Brand Activation Marketing thường gặp

Quy trình thực hiện Brand activation chuẩn chỉ

Quy trình thực hiện brand activation được thiện thông qua các bước cơ bản sau:

#1. Lựa chọn Activation Platform phù hợp

Lựa chọn Activation Platform là việc bạn lựa chọn cách xây dựng nền tảng cho thương hiệu của mình. Activation Platform ở đây có thể là không gian vật lý hoặc không gian cảm xúc của người tiêu dùng, nơi thương hiệu có thể tương tác với người tiêu dùng theo những cách riêng, độc đáo và ý nghĩa. Brand activation platform mang tính lâu dài và nhất quán, thường kéo dài từ 5 đến 10 năm và chỉ thay đổi khi chiến lược thương hiệu thay đổi.

Muốn tìm ra activation platform phù hợp, doanh nghiệp cần phải đi qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (Brainstorming Tools): Phân tích người tiêu dùng mục tiêu, insight (sự thật ngầm hiểu), điểm khác biệt và bản chất thương hiệu.
  • Giai đoạn 2 (Ideation): Marketer cùng thảo luận để tìm ra platform (nền tảng). Bước này đòi hỏi team Marketing đặt ra càng nhiều câu hỏi càng tốt.
  • Giai đoạn 3 (Funnel): Từ các câu hỏi đặt ra ở Giai đoạn 2, chắt lọc ra những câu hỏi hay nhất và sắp xếp dưới dạng phễu (funnel) để đưa ra quyết định lựa chọn brand activation platform cuối cùng. Trên phễu, sắp xếp các ý tưởng chủ lực cho platform theo tiêu chí từ rộng đến hẹp của phễu.
  • Giai đoạn 4 (Double-check): Tiến hành kiểm tra, đánh giá lại brand activation platform đã chọn dựa trên công thức ABCDEF (Actionable; Brand Enriching; Consumer Involving; Differentiating; Enduring; Feeling).

#2. Xác định activation idea lý tưởng

Activation idea là ý tưởng cụ thể được phát triển dựa trên activation platform nhằm đạt được mục tiêu truyền thông và mục tiêu marketing của thương hiệu. Để phát triển activation idea, cần dựa trên 4 yếu tố:

  • Activation platform: Nền tảng tương tác giữa khách hàng với thương hiệu.
  • Consumer immersion: Thấu hiểu đối tượng mục tiêu để biết được mối quan tâm và những gì họ yêu thích.
  • Brand Immersion: Xác định các thành tố của thương hiệu có tác động trực tiếp đến hoạt động marketing cụ thể, từ đó xây dựng nên những chủ đề mang đậm màu sắc thương hiệu.
  • Mục tiêu marketing cụ thể: Mục tiêu được đưa ra dựa trên sự khác biệt của thương hiệu (brand key).
Quy trình thực hiện Brand activation chuẩn chỉ

#3. Thực thi Brand activation

Việc thực thi, triển khai brand activation idea chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố kênh (channel). Trong đó, người làm marketing cần lưu ý chọn kênh để tối đa hóa lượt tiếp cận nhóm đối tượng mục tiêu, mở rộng lượt tiếp cận tới nhóm đối tượng khác và nâng cao trải nghiệm thông qua các hoạt động sáng tạo.

Thông thường, brand activation idea được thực hiện thông qua 3 bước chính:

  1. Invitation (Mời gọi): Tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu để tăng độ nhận diện cho các hoạt động brand activation sắp đưa vào triển khai. Bên cạnh đó, cũng nên triển khai thêm một vài phương án khác để tiếp cận đến các nhóm khác.
  2. Experience (Trải nghiệm): Tạo ra các hoạt động trải nghiệm thể hiện rõ những cam kết của thương hiệu để đạt được các mục tiêu Marketing & Truyền thông đã đặt ra.
  3. Amplification (Lan toả): Thực hiện các hoạt động như tặng quà, phát tờ rơi, truyền thông để nhiều người biết tới hoạt động activation của doanh nghiệp kể cả khi họ không tham gia.

8 ý tưởng Brand Activation phổ biến được ứng dụng nhiều nhất hiện nay

Dưới đây là 8 ý tưởng brand activation được ứng dụng rộng rãi tại nhiều doanh nghiệp:

1. Mang lại những trải nghiệm thực tế của khách hàng

Doanh nghiệp cần tập trung nhiều hơn vào việc tối ưu trải nghiệm của khách hàng. Trong đó, tiếp thị trải nghiệm được cho là hoạt động không thể bỏ qua trong hành trình brand activation. Tuy nhiên, để không bị “nhàm chán”, bạn nên làm mới cách thức tổ chức để thu hút nhiều người tham gia nhất có thể. Đây chính là dịp để bạn thu thập thông tin của khách hàng nhanh và chuẩn xác nhất về các sản phẩm - dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.

2. Đánh trúng vào vấn đề của khách hàng

Mỗi nhóm khách hàng sẽ có trong mình những vấn đề riêng. Do đó, hãy đưa ra những sản phẩm - dịch vụ tối ưu nhất, đánh trúng vào vấn đề khách hàng đang gặp phải. Muốn làm được điều đó, bạn phải là người chủ động trong việc tìm ra khó khăn của khách hàng, đi sâu vào các hành vi tâm lý của họ thay vì chỉ lắng nghe thụ động.

8 ý tưởng Brand Activation phổ biến được ứng dụng nhiều nhất hiện nay

3. Đón đầu xu thế

Nếu muốn làm brand activation hiệu quả, doanh nghiệp cần phải bắt kịp các xu thế thịnh hành. Đặc biệt khi doanh nghiệp là người tiên phong, ấn tượng của doanh nghiệp sẽ ngày càng sâu đậm.

4. Giới thiệu về nguồn gốc, lịch sử hình thành thương hiệu

Lý giải cho khách hàng biết về lý do vì sao thương hiệu của bạn được hình thành là cách tốt nhất để lấy được lòng tin của họ. Điều này được thể hiện rõ nhất ở những thương hiệu lâu đời, những thương hiệu có câu chuyện thương hiệu “lý thú”.

5. Hợp tác với nhóm người có ảnh hưởng

Việc hợp tác với nhóm người có ảnh hưởng sẽ giúp bạn quảng bá thương hiệu của mình tốt hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống. Hiệu quả càng cao khi người nổi tiếng bạn chọn có độ nhận diện tốt trên các nền tảng brand activation.

Hợp tác với nhóm người có ảnh hưởng

6. Thiết lập các sự kiện tương tác với thương hiệu

Tạo lập các sự kiện tương tác cũng là hoạt động cần thiết nên được triển khai trong các chiến lược brand activation. Đây chính là dịp để khách hàng có cơ hội tương tác trực tiếp với thương hiệu và các sản phẩm - dịch vụ thương hiệu đem tới.

7. Tổ chức các buổi thử nghiệm sản phẩm mới ra mắt

Hoạt động brand activation này là hoạt động quen thuộc đối với bất kỳ nhãn hàng nào, thường thấy nhất ở các hãng xe (Honda, Mercedes,,..), hãng điện thoại (ví dụ như Samsung hay Apple),.... Các buổi thử nghiệm sản phẩm mới cho phép khách hàng được tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm - dịch vụ ở giai đoạn đầu “tiến thân” vào thị trường, đồng thời cũng là cơ hội để truyền thông đưa tin, thảo luận về thương hiệu/doanh nghiệp.

8. Cải thiện nhận thức khách hàng về cuộc sống

Yếu tố này lại càng quan trọng trong cuộc sống hiện nay khi những vấn đề về ô nhiễm môi trường, tàn phá hệ sinh thái ngày càng trở nên nghiệm trọng. Nhiều nhãn hàng đã thực hiện các chương trình CSR, giáo dục cộng đồng,... nhằm mang đến những góc nhìn, nhận thức đúng đắn từ người tiêu dùng, đồng thời thể hiện trách nghiệm của doanh nghiệp với xã hội. Từ đó, thương hiệu có thể nâng cao hiệu quả của brand activation.

Tạm kết:

Thông qua bài viết trên đây, Marketing AI đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Brand activation là gì và cách thức để thực hiện brand activation hiệu quả. Có thể thấy rằng brand activation là hoạt động xúc tiến quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, là chìa khóa để doanh nghiệp có thể tiến gần hơn với khách hàng mục tiêu. Hãy chú trọng vào công tác này để tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.