Bài học xây dựng niềm tin với người tiêu dùng trong thế giới hậu Covid

17 Thg 02

Sau những tác động mạnh mẽ của Covid-19, các thương hiệu nên làm gì để xây dựng và củng cố niềm tin của người tiêu dùng trong thời gian sắp tới? Cùng MarketingAI tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Năm 2020 là một trong những năm tác động mạnh mẽ nhất đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Thông thường, những sự biến đổi thường mang nghĩa là "sự tiến hóa" tức là nó không dễ nhận ra và diễn ra trong một thời gian dài. Trái ngược với điều đó, năm nay đã chứng kiến sự biến đổi một cách nhanh chóng và đột ngột khi các doanh nghiệp buộc phải chịu được thử thách về thời gian để cho thấy sự nhanh nhẹn, chủ động và khả năng thích ứng với việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng.

Theo một nghiên cứu của Kantar với chủ đề ‘‘Covid-19: Người tiêu dùng mong đợi gì từ thương hiệu” vào đầu năm nay, 60% người tiêu dùng cảm thấy tình hình đòi hỏi họ phải chủ động hơn trong việc lập kế hoạch và bảo đảm tương lai. Giờ đây, chủ đề không còn là về “Sự hài lòng tức thì” mà tập trung vào sự tin tưởng và tính bền vững.

Theo báo cáo, cứ ba người được hỏi thì có 1 người nói rằng cách các thương hiệu ứng phó với khủng hoảng sẽ ảnh hưởng đến khả năng họ mua hàng của thương hiệu đó trong tương lai.

Hơn nữa, nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng người tiêu dùng muốn các thương hiệu họ chọn trong những lần thử nghiệm này phải đảm bảo kiểm soát tốt chuỗi cung ứng của họ, thể hiện sự minh bạch và đáng tin cậy.

Kỳ vọng của họ từ các thương hiệu là:

Mục tiêu của mọi doanh nghiệp là tạo dựng niềm tin. Một nghiên cứu mang tên “Global Web Index Coronavirus Research” vào đầu năm nay chỉ ra rằng 70% người tiêu dùng toàn cầu nói rằng họ đang dành nhiều thời gian hơn trên điện thoại thông minh kể từ khi Covid-19 bùng phát. Chúng ta đã chứng kiến ​​một sự thay đổi rõ rệt trong hành vi của người tiêu dùng khi chuyển từ cửa hàng truyền thống sang nhấp chuột. Do đó, cách hiệu quả nhất để xây dựng lòng tin hiện nay là thông qua màn hình điện thoại.

Trong những thời điểm này, hãy xem xét việc xây dựng tiêu chí 3A trong giao tiếp của chúng ta:

  1. Assurance - Sự đảm bảo: Xây dựng tình cảm tích cực và niềm tin nơi người tiêu dùng. Doanh nghiệp của bạn đang làm như thế nào để thực hiện các biện pháp phòng ngừa? Thực thi lại thông điệp để xóa bỏ nghi ngờ và lo sợ về các bước mà thương hiệu của bạn đang thực hiện để đảm bảo vệ sinh và an toàn. Sử dụng các chỉ số và KPI trên mạng xã hội để đo lường hiệu suất của các chiến dịch truyền thông xã hội, từ đó tìm cách tăng khả năng tiếp cận và gia tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu.
  2. Assistance - Hỗ trợ: Cung cấp, hỗ trợ kịp thời và đưa các lựa chọn thay thế cho người tiêu dùng. Xem xét các cách được cá nhân hóa hơn để dễ dàng tiếp cận với họ.
  3. Action - Hành động: Mang lại trải nghiệm cho người tiêu dùng của bạn thông qua mạng xã hội. Bao gồm chiến lược đặt hàng trước hoặc giao hàng miễn phí để mang lại nhiều trải nghiệm hơn. Thường xuyên trò chuyện và giữ kết nối với người tiêu dùng thông qua các nền tảng trò chuyện trực tuyến. Cùng với đó, tìm cách thu hút người dùng trong tương lai bằng việc cung cấp cho họ nhiều ưu đãi hơn.

Ngày nay, mọi người đang dành nhiều thời gian hơn trên điện thoại thông minh của họ, do vậy nhu cầu của họ đối với nội dung cũng tăng lên nhanh chóng. Đây không phải là thời điểm để các thương hiệu thực hiện quảng cáo đơn lẻ, mà nên tập trung mạnh vào việc áp dụng cách tiếp cận đa kênh. Bao gồm việc tăng cường đầu tư vào các kênh được nhiều người tiêu dùng sử dụng. Mọi người luôn muốn xem những quảng cáo khiến họ cảm thấy vui vẻ (hài hước, cảm thấy nội dung tốt và tích cực) để quên đi những tin tức tiêu cực trong thực tế.

Có hai cấp độ cần chú ý trong khi cải tiến các chiến lược để phù hợp với những thời điểm này:

Cấp sản phẩm

  • Vì mọi người hiện ít đi đến siêu thị hơn và giảm dần tần suất đặt hàng, hãy cung cấp các gói với kích thước, khối lượng lớn như “Gói gia đình/Multipack” để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Người mua thực hiện các chuyến đi mua sắm ít hơn nhưng cuối cùng lại mua được kích thước giỏ lớn hơn để tránh việc mua sắm lặp lại.
  • Thiết kế các sản phẩm "Thời hạn sử dụng lâu hơn" để phù hợp với hành vi "Dự trữ".
  • Để thu hút người tiêu dùng, hãy tạo khuyến mại cho những sản phẩm đặt trước có nhu cầu cao nhưng không có sẵn trong kho của bạn.

Hoạt động giao tiếp:

  • Tạo những câu chuyện xoay quanh Gia đình và Sức khỏe vì đây sẽ là những câu chuyện dễ hiểu nhất đối với mọi người và cũng là hai chủ đề luôn thường trực trong tâm trí của mọi người hiện nay.
  • Luôn cập nhật thông tin: Chạy các chiến dịch Nâng cao nhận thức về thương hiệu với mục tiêu tiếp cận để đạt được nhiều sức hút nhất có thể. Sử dụng Quảng cáo thăm dò ý kiến ​​để hiểu sở thích của người tiêu dùng. Tạo chương trình Livestream sự kiện. Sử dụng các chức năng trò chuyện để tiếp tục tương tác với người tiêu dùng của bạn.
  • Cân nhắc chạy chiến dịch cho các chương trình khuyến mãi Đặt hàng trước.
  • Chạy các chiến dịch chuyển đổi với quảng cáo động (dynamic ads) để tăng khả năng khám phá, từ đó nhắm lại mục tiêu của khách hàng để có chuyển đổi cuối cùng.
  • Sử dụng các định dạng sáng tạo để thúc đẩy chuyển đổi và bán hàng.
Kết

Trên đây là một số thông tin quan trọng giúp các thương hiệu có thể dễ dàng tạo dựng và lấy lại niềm tin nơi người tiêu dùng sau một thời gian đầy khó khăn và biến động.

Lương Hạnh - MarketingAI

Theo brandinginasia

>> Có thể bạn quan tâm: Sự bùng nổ của thương mại điện tử đã đẩy nhanh trách nhiệm tái chế sang người tiêu dùng

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.