[BÁO CÁO] Ảnh hưởng của COVID-19 lên hành vi mua sắm và tiêu dùng của người dân toàn châu Á

21 Thg 05

Mục Lục

Hành vi của người dùng phản ánh chính xác nhu cầu và mong muốn của họ đối với từng thương hiệu. Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp hiện nay, thói quen mua sắm và tiêu dùng của người châu Á đã bị ảnh hưởng đáng kể, tác động không nhỏ đến các chiến lược tăng trưởng cũng như việc lên kế hoạch dài hạn nhằm ứng phó với những thay đổi của thị trường của các thương hiệu, từ thói quen chăm sóc cá nhân và gia đình, đến nhu cầu về thực phẩm, đồ uống trong bối cảnh đại dịch. Các thương hiệu có thể tham khảo bức tranh tổng thể từ bài báo cáo dưới đây, để lường trước được những hậu quả sẽ xảy ra trong hành vi người dùng ở giai đoạn tiếp theo. Cùng MarketingAI phân tích sự ảnh hưởng của COVID-19 lên hành vi mua hàng và tiêu dùng của người châu Á trong những tháng vừa qua!

Bài báo cáo sẽ bao gồm những điểm chính sau:

  • Hàn Quốc: Người mua hàng/ người tiêu dùng đã hành xử như thế nào trong mùa dịch cúm lợn, dịch MERs bùng phát và những phản ứng đó khác gì so với COVID-19?
  • Đài Loan: Là một quốc gia gương mẫu trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19; ngành FMCG tại quốc gia này đã duy trì sự ổn định như thế nào?
  • Philippines: Trong bối cảnh phân hóa giàu nghèo đang ngày càng diễn ra sâu sắc, đất nước này đang phải đối phó như thế nào?
  • Vai trò của các chiến dịch quảng bá sản phẩm trên hành trình phục hồi hậu đại dịch ở Trung Quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá đúng mức chiều sâu, tần suất và đòn bẩy?
  • Indonesia: Cuộc chiến giữa thương mại điện tử và các cửa hàng vật lý trong thời gian cách ly - ai là bên dành chiến thắng trong tầm nhìn dài hạn?
  • Lĩnh vực Chăm sóc sắc đẹp ở Trung Quốc đang phải làm gì để phục hồi lại như trước - khi dịch vụ chăm sóc cá nhân là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất?
  • Cùng với những cập nhật về xu hướng chi tiêu cho quảng cáo ngoài trời (OOH) tại Việt Nam.

Trung Quốc

Mô hình phục hồi kinh tế chữ U giảm mạnh; mô hình chữ V bắt đầu bình thường trở lại

Tại Trung Quốc, ngành FMCG đang chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ theo mô hình phục hồi hình như V (Mô hình phục hồi hình chữ V là một loại suy thoái và phục hồi kinh tế có dạng như hình chữ V trên biểu đồ, có giai đoạn suy thoái giảm mạnh và ngay khi chạm đáy thì nền kinh tế tăng trưởng mạnh trở lại). Tất nhiên, sự phục hồi này không áp dụng trong tất cả các ngành. Những gì đang bắt đầu trở nên bình thường hóa và những tiêu chuẩn mới nào đang chuẩn bị ra đời, mà chúng ta có thể dự đoán sẽ xảy ra vào cuối năm nay?

Các thương hiệu hàng đầu có tỷ lệ thành công cao hơn trong thời gian bị cách ly 

62% các thương hiệu #1 Trung Quốc đã giành được cổ phần trong 8 tuần tính tới tháng 3/2020.

Điều này được cho là do các thương hiệu hàng đầu có thể thu hút bất kỳ đối tượng nào trong xã hội. Và, quan trọng hơn cả, là họ vẫn có thể làm điều đó khi tính phí trung bình gấp đôi so với các sản phẩm thay thế rẻ hơn - và điều này cũng không ngoại lệ ở Trung Quốc. Điều các thương hiệu cần tập trung hướng tới bây giờ chính là duy trì mức độ tiếp cận cao này.

Đồ ăn mang đi (OOH) đã tăng trở lại, đã tăng trở lại, về như thời kỳ trước COVID-19

Ngay sau khi lệnh cách ly bị gỡ bỏ, chúng tôi nhận thấy việc mua sắm đồ ăn mang đi (OOH) đã tăng trở lại, đạt mức tương tự với thời điểm tháng 1/2020. Đây là một dấu hiệu cho thấy đồ ăn OOH tại thị trường này đang trên đà phục hồi trở lại - ngày càng mạnh mẽ hơn khi số người Trung Quốc đi lại trên đường phố cũng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, điều này không đúng với tất cả các lĩnh vực. Chúng ta có thể chứng kiến sự thay đổi trong hành vi của người dân khi họ ngày càng ăn tại ngoài hàng quán nhiều hơn là ăn tại nơi làm việc/văn phòng.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên cảm nhận và trải nghiệm với sản phẩm hơn là những tính năng cơ bản sản phẩm cung cấp. 3 lý do khiến họ mua hàng được tăng điểm so với quý I năm 2019 là: thích hương vị (1.2 điểm), chất lượng tốt mà giá cả hợp lý (0.5 điểm), để tự chiêu đãi bản thân (0.4 điểm). Còn lý do bị tụt điểm đó là: để giải tóa cơn khát (-1.7 điểm), có hơi thở thơm tho (-0.6 điểm).

Loại mặt hàng được tăng điểm lần lượt là: sữa, đồ ăn nhẹ, nước ngọt có ga, sữa chua. Ngược lại, nước lọc và nước uống chức năng bị hạ điểm khá mạnh.

Giá trị/ Cảm nhận và Trải nghiệm sản phẩm quan trọng hơn tính năng của nó

CPI tăng cao cùng với những lo ngại về nền Kinh tế bất ổn khiến cho việc phân tầng giá cả là bắt buộc nếu muốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng

Trong bối cảnh CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) cũng như những lo ngại về nền Kinh tế bất ổn tăng cao, chúng ta hy vọng sẽ có sự phân tầng mạnh mẽ hơn trong mức giá cả được đưa ra trên thị trường đối với tất cả các lĩnh vực. Sự thâm nhập thị trường vẫn là yếu tố chính và đảm bảo rằng việc chúng ta sở hữu gói sản phẩm hoặc gói chi phí đề xuất phù hợp là rất quan trọng.

Sự phục hồi nhanh chóng trong thị trường đồ ăn OOH đến từ thế hệ Gen Z; bữa tối và đồ ăn vặt đã được yêu thích trở lại

Trong bối cảnh người tiêu dùng đang bắt đầu ra ngoài nhiều hơn, mức tiêu thụ đồ ăn OOH đang được hưởng lợi. Với sự phục hồi nhanh chóng từ thế hệ Gen Z, các hoạt động ăn ngoài/ăn vặt/ăn đêm đang trở nên được yêu thích trở lại.

Lĩnh vực Chăm sóc cá nhân đạt được sự phục hồi đáng chú ý giữa các khu vực

Các sản phẩm trong mục Chăm sóc cá nhân - lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 - đang dần dần phục hồi lại trên tất cả các khu vực ở Trung Quốc, mặc dù sự phục hồi này mới đang chỉ là tạm thời. Ngoài khu vực trung tâm và thủ đô nơi sự kiểm soát của chính phủ tương đối nghiêm ngặt, thì phần còn lại của Trung Quốc đã cho thấy sự gia tăng lưu lượng.

Indonesia

Đồ ăn OOH không bị ảnh hưởng nghiêm trọng như chúng ta tưởng tượng

Theo báo cáo, trung bình mỗi người dân ở Indonesia mua hàng ít nhất một lần/ngày cho gia đình, nhưng khi thêm các sản phẩm đồ ăn OOH, giao dịch có thể tăng lên gấp đôi. Khoảng cách giữa đồ ăn OOH và in-home (ăn tại nhà) không có nhiều sự thay đổi tại quốc gia này, trừ danh mục các sản phẩm từ sữa.

Thương mại điện tử tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn đầu bùng phát đại dịch, tuy nhiên nó đã sớm bình thường hóa trở lại ngay sau đó

Người Indonesia vẫn có xu hướng ưa chuộng các hình thức mua sắm tại khu lân cận, như các cửa hàng tạp hóa nhỏ và các kênh bán hàng truyền thống. Các hình thức này đều đạt doanh thu cao hơn và lâu dài hơn.

Thái Lan

Nhiều người tiêu dùng có xu hướng phụ thuộc vào thực phẩm giao hàng nhanh, nhưng điều này có lẽ chỉ là tạm thời 

Ở các khu vực thành thị tại Thái Lan, người dân có xu hướng nấu ăn ở nhà nhiều hơn, chính vì thế họ có nhu cầu đặt hàng các thực phẩm giao tới tận nhà nhiều hơn.

Với ẩm thực đường phố và nhà hàng - phần lớn người Thái đang mong chờ được ra ngoài để không chỉ thưởng thức các món ăn ngon mà còn đắm chìm vào không khí tươi đẹp bên ngoài sau thời gian dài bị cách ly ở nhà.

Vai trò và tầm nhìn của từng danh mục sản phẩm vẫn là yếu tố quan trọng 

Trong mục thực phẩm đóng gói, doanh số bán hàng của từng sản phẩm khác nhau sẽ tăng ở các tuần khác nhau trong cả giai đoạn trước và sau khi có lệnh cách ly. Điều đó có nghĩa là, những thói quen tiêu dùng hình thành trong thời gian cách ly vẫn sẽ có thể tiếp tục được duy trì sau khi cuộc sống trở lại bình thường.

Với việc cả nước rơi vào tình trạng bị phong tỏa và cách ly, chắc chắn sẽ hình thành những xu hướng tiêu dùng và hành vi mua sắm “mới nổi”, nhưng điều quan trọng hơn đó là những hành vi mới và ngắn hạn này có phải là điều chúng ta mong chờ trong tương lai lâu dài hay không?

Malaysia

Không những dự trữ, các thực phẩm thiết yếu thậm chí còn thu hút nhiều người tiêu dùng hơn 

Báo cáo cho thấy, các danh mục sản phẩm trong thực phẩm thiết yếu đã có tới thêm 100.000 người mua sắm trong năm nay. Những người mua hiện tại đã không chỉ dừng lại ở việc tích trữ hàng hóa. Các mặt hàng được đưa ra đã thúc đẩy và tạo ra những người mua mới trong thời gian Malaysia thực hiện cách ly. Vậy thì những người mua mới này có gì khác so với những người mua hiện tại và hành vi của họ sẽ thay đổi thế nào sau khi lệnh cách ly được gỡ bỏ? Đây là vấn đề mà chúng ta cần phải tiếp tục theo dõi trong thời gian sắp tới.

Gia đình càng lớn thì người lớn tuổi càng có quyền nắm giữ chi tiêu, lượng hàng hóa được tích trữ càng lớn

Chỉ số đo lường chi tiêu trong suốt 4 tuần kể từ 22/3/2020 so với trung bình năm 2019

Ở Malaysia, các gia đình càng đông người - tức là có nhiều thế hệ chung sống trong cùng một nhà, thì người nào càng lớn tuổi thì sẽ càng có cơ hội nắm quyền chi tiêu trong gia đình. Thói quen tiêu dùng của những đối tượng này là có xu hướng tích trữ hàng hóa càng nhiều càng tốt. Điều này được cho là dễ hiểu nếu bạn thực hiện phân tích nhân khẩu học của những đối tượng này.

Philippines

Ở Philippines, mức độ và khả năng dự trữ phụ thuộc rất nhiều vào sự phân hóa về kinh tế-xã hội của từng hộ gia đình. Các hộ gia đình có thu nhập thấp ở Philippines (chiếm đa phần dân số của quốc gia này) đều đang cảm thấy khó khăn khi phải chi tiêu cho các mặt hàng trong ngành FMCG.

Cũng như tất cả các quốc gia khác, dự trữ hàng hóa sẽ không bù đắp được những tổn thất do giảm tần suất mua sắ/mất giao dịch.

Đài Loan

Những kinh nghiệm trong quá khứ đã giúp Chính phủ Đài Loan sớm có những biện pháp phòng bị và ngăn chặn nhanh chóng trước những diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19. Cuộc sống bình thường tại quốc gia này là niềm mơ ước của nhiều người dân trên thế giới! FMCG không hề bị ảnh hưởng tiêu cực trước nhận thức nhanh chóng của cộng đồng. Điều đó giúp cho quốc gia này duy trì được sự tăng trưởng tích cực trên thị trường - thậm chí còn chứng kiến 2 làn sóng tăng trưởng liên tiếp kể từ sau Tết Nguyên Đán 2020: dữ trự và giá cả leo thang.

Hàn Quốc

Sự tăng trưởng trong ngành FMCG và F&B là một điều đáng chú ý, khi quốc gia này đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ COVID-19 và việc giãn cách xã hội.

Cúm lợn, MER và bây giờ là đại dịch COVID-19 - mỗi một đại dịch đều đã gây ra những thay đổi trong hành vi tiêu dùng và mua sắm của người dân ở quốc gia này. Trong bối cảnh mà việc giãn cách xã hội và phong tỏa khu vực, các loại thực phẩm không thiết yếu (như sản phẩm chăm sóc cá nhân) đều đã không nhận được sự quan tâm của người dân Hàn.

Việt Nam

Xu hướng bán hàng đa kênh phát triển mạnh mẽ trong mùa dịch với mức tăng trưởng gấp đôi trên toàn bộ các kênh

Trên cả nước, tất cả các kênh bán hàng đều đạt tăng trưởng ở mức hai con số. Các kênh bán hàng hiện đại (modern trade) là hình thức giành chiến thắng lớn nhất trong tăng trưởng cổ phiếu thực tế. Các đại siêu thị và siêu thị là các kênh mới nổi bao gồm kênh trực tuyến, siêu thị mini, cửa hàng chuyên biệt (nhà thuốc, cửa hàng dược phẩm,...) có mức tăng trưởng vượt xa các kênh bán hàng truyền thống.

Thương mại điện tử đạt mức tăng trưởng cao nhất trong lịch sử nhưng vẫn thấp hơn mức phát triển cần có

Thương mại điện tử ở Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng nhanh đến mức nào? Trên thực tế nó đã phá vỡ kỷ lục trong lịch sử với mức tăng 9% tại các thành phố đô thị. Nhưng mặc dù cho thấy sự tiến bộ tích cực như vậy, nhưng nó vẫn thể hiện một điều rằng Việt Nam còn có thể phát triển hơn nữa nếu người mua thật sự yêu thích trải nghiệm mua hàng của họ. Các thương hiệu cần hiểu rõ được điều này và làm việc tích cực hơn để phá vỡ rào cản hiện có - sẽ là chìa khóa cho sự phát triển liên tục của các kênh bán hàng trực tuyến trong tương lai.

Ngoài ra, các cửa hàng vật lý tiếp tục là kênh bán hàng chính của nhiều thương hiệu trên cả nước - chính vì thế, các doanh nghiệp đừng quên tập trung vào phát triển và khai thác tệp khách hàng tiềm năng của các kênh này.

Người Sài Gòn chuyển 15% chi tiêu sang đồ ăn tại nhà trong thời kỳ giãn cách xã hội

Người tiêu dùng tại TP.HCM đã có những thay đổi trong hành vi mua sắm khi chuyển tới 15% chi tiêu sang đồ ăn tại nhà do những vấn đề liên quan đến việc thắt chặt kiểm soát đi lại trong thành phố.

Tạm kết

Mặc dù Việt Nam đã trải qua hơn 30 ngày không có thêm bất kỳ ca nhiễm nào nhưng tình hình chung trên toàn bộ châu Á vẫn đang diễn ra vô cùng căng thẳng. Thậm chí, những nước như Ấn Độ, Hàn Quốc,... còn cho thấy những dấu hiệu tái phát bùng dịch rất nghiêm trọng. Điều đó cho thấy các quốc gia trong khu vực này nhiều khả năng sẽ tiếp tục phải đối mặt với một bức tranh ảm đạm trong ngành kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực FMCG hay F&B, khi hành vi mua sắm và tiêu dùng của người dân châu Á sẽ thay đổi không ngừng. Và các thương hiệu buộc phải nhanh chóng nắm bắt để có các biện pháp ứng phó kịp thời, duy trì được sự ổn định của doanh nghiệp cho tới khi đại dịch qua đi.

Tô Linh - MarketingAI

Theo Kantarworld Panel

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.