[BÁO CÁO] Toàn cảnh thị trường FMCG Việt Nam Quý 3/2020

05 Thg 11

Mới đây, công ty nghiên cứu thị trường Kantar đã cho ra mắt báo cáo tổng quan ngành hàng FMCG tại Việt Nam trong quý 3/2020, đưa ra cái nhìn toàn cảnh về thị trường FMCG trong giai đoạn biến động hiện nay. Báo cáo tổng hợp và cập nhật những xu hướng phát triển hậu giãn cách xã hội và giai đoạn phục hồi sau đó của ngành hàng FMCG tại 4 thành phố chính và nông thôn Việt Nam, xoay quanh sáu chủ đề chính, bao gồm: tình hình COVID-19, các chỉ số kinh tế, toàn cảnh thị trường FMCG, tiêu điểm, kênh mua sắm, và ngành hàng tiêu biểu.

Tình hình COVID-19

Mặc dù dường như đã kiểm soát tốt đợt bùng dịch thứ 2 cuối tháng 7. Người tiêu dùng Việt vẫn lo lắng về tình hình thu nhập và việc làm. Người tiêu dùng Việt cho thấy phản ứng tức thì với diễn biến của tình hình COVID. Niềm tin về sự phục hồi của nền kinh tế đã giảm ở Q3 do đợt dịch bùng phát ở khu vực miền trung gần đây.

Quan điểm về tình hình kinh tế sẽ khá hơn hay duy trì như hiện tại trong 12 tháng sắp tới

Có thể thấy, người tiêu dùng lo ngại hơn về tình hình tài chính trong tương lai hơn so với trước khi dịch xuất hiện, dù cho đợt bùng dịch lần 2 không gây ra tác động nghiêm trọng như lần trước.

Quan điểm của người tiêu dùng về tình hình tài chính gia đình trong 12 tháng tới

Chính vì thế mà mối quan tâm về thu nhập cũng như tình hình việc làm vẫn đang ở mức cao hơn bình thường, ảnh hưởng trực tiếp lên hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong những tháng tới.

Mối quan tâm lớn nhất mà các cá nhân và hộ gia đình đang phải đối mặt

Tình hình kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi trở lại trong quý 3, một phần nhờ vào sự tăng trưởng trở lại của bán lẻ hàng tiêu dùng. Trong khi đó, CPI vẫn trong tầm kiểm soát ở mức 3-4%. Theo nhiều chuyên gia, tình hình kinh tế nhiều triển vọng tiếp tục phục hồi trong quý cuối 2020.

Cùng với viễn cảnh lạc quan của nền kinh tế, các chỉ số khác trong Q3 cũng cho thấy những sự cải thiện so với Q2 (giai đoạn cách ly toàn xã hội).

Bức tranh FMCG

Làn sóng dịch lần hai ở Đà Nẵng cuối tháng 7 không cho thấy nhiều tác động. Trong ngắn hạn, tăng trưởng FMCG dần trở lại mức tăng trước COVID và có nhiều khả năng tiếp tục chậm lại vào những tháng cuối 2020 do người tiêu dùng có thể giảm bớt mua sắm, đặc biệt là ở khu vực miền trung nơi đang bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Người tiêu dùng dần “bình thường hóa” tần suất và giỏ hàng FMCG hậu giãn cách xã hội.

Ngành hàng thực phẩm đóng gói dẫn đầu tăng trưởng FMCG với tốc độ 2 chữ số. Tăng trưởng ngành hàng thức uống tăng tốc ở thành thị 4 TP chính, trong khi đó vẫn chưa phục hồi ở khu vực nông thôn sau giãn cách xã hội.

Ngành hàng tiêu biểu

Trong ngành hàng thực phẩm đóng gói, các sản phẩm ăn vặt đang tăng trưởng rất tốt trong mùa dịch, chủ yếu được thúc đẩy bởi khối lượng tiêu thụ nhiều hơn. Điều này mang lại cơ hội lớn cho các nhà sản xuất tiếp nối đà tăng trưởng bằng cách tạo ra và nắm bắt các dịp tiêu dùng mới tại nhà.

Kênh mua sắm

Tăng trưởng dần “hạ nhiệt” ở tất cả các kênh bán lẻ. Online tiếp tục mở rộng thị phần cũng như dẫn đầu về tăng trưởng hậu giãn cách.

Tiêu điểm: Phát triển bền vững dưới quan điểm của người tiêu dùng Việt 

Mặc dù dịch bệnh toàn cầu đang xảy ra, người tiêu dùng Việt vẫn hướng đến lối sống bền vững. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của họ trong tương lai. 60% người tiêu dùng đồng ý rằng cá nhân họ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề môi trường, trong khi đó con số đó trên toàn cầu là 46%. 57% người nói rằng họ đã ngừng mua một số sản phẩm/ dịch vụ vì tác động xấu của chúng đến môi trường hoặc xã hội, trong khi tỷ lệ đó trên toàn cầu là 41%.

Điều đó nói lên rằng Việt Nam đang nắm bắt rất nhanh với xu hướng thế giới. Covid-19 đã đánh thức ý niệm bảo vệ môi trường của người tiêu dùng và hướng đến một lối sống bền vững hơn. Điều đó cũng buộc các thương hiệu phải ''đẩy mạnh'' bằng cách tiếp cận chiến lược đối với các vấn đề xã hội và nhanh chóng tập trung vào chúng trong giai đoạn cuối năm 2020 và đầu năm 2021, nhằm chiếm cảm tình từ người tiêu dùng, nâng cao thương hiệu và thúc đẩy doanh thu.

Những nghiên cứu này của Kantar được thực hiện dựa trên dữ liệu của Worldpanel FMCG. Công ty nghiên cứu dữ liệu này theo dõi thói quen mua hàng tiêu dùng tại nhà của các hộ gia đình đại diện cho nhân khẩu học trên khắp 4 TP chính (Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ) và các vùng nông thôn trên toàn quốc, với hơn 130 danh mục hàng tiêu dùng nhanh, được chia làm 5 ngành hàng chính: Sữa và sản phẩm từ sữa, Thức uống, Thực phẩm đóng gói, Sản phẩm chăm sóc cá nhân, Sản phẩm chăm sóc gia đình.

Tô Linh - MarketingAI

Theo Kantarworldpanel

>> Có thể bạn quan tâm: Facebook công bố insights mới về việc sử dụng các cộng đồng online thời COVID-19
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.