[Báo cáo] Top 100 thương hiệu hàng đầu của Việt Nam năm 2018

26 Thg 11

Báo cáo về top 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam nằm trong chiến dịch top 1000 thương hiệu châu Á từ Campaign Asia-Pacific. Hãy cùng MarketingAI điểm qua 100 gương mặt thương hiệu xuất sắc nhất năm nay qua bài viết dưới đây.

Chuyển động bất thường trong top 10

Chỉ có 2 thương hiệu được đạt hạng tăng lên đáng kể hiếm hoi của top 10, và cho thấy sự gia tăng chi tiêu tùy ý và niềm tin của người tiêu dùng. Đó là Panasonic (vị trí thứ 2) và LG (vị trí thứ 6).

Panasonic tăng hạng lên ba điểm, leo lên vượt qua các "ông lớn" Apple, Sony và Nestle để giữ vị trí thứ hai. Công ty đang kỷ niệm năm thứ 100 của mình trong năm nay và tại Việt Nam, công ty đã thành lập một nhà máy mới cho Panasonic Eco Solutions Việt Nam; hợp tác với Cục Môi trường Việt Nam (VEA) trồng 100.000 cây xanh; và phối hợp với chính phủ đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh về các giải pháp tiết kiệm năng lượng để cải thiện chất lượng không khí của tòa nhà. Với các sản phẩm thông minh, công ty còn nhấn mạnh các thiết bị nhỏ và cần thiết với người dân như máy sấy tóc, máy lọc không khí và quạt trần. Panasonic cũng kiểm soát một phần lớn của thị trường máy điều hòa không khí, một sự nâng cấp phổ biến khi thu nhập người dân tăng lên.

Với động thái thậm chí còn lớn hơn Panasonic đó chính là LG, tăng bốn hạng năm ngoái để giữ vị trí số 6. LG cũng cạnh tranh trong lĩnh vực điều hòa không khí, là nhà sản xuất điện thoại phổ biến thứ tư trong lòng người tiêu dùng Việt Nam, và để lại ấn tượng tốt với các sản phẩm máy tính / máy tính bảng, các sản phẩm âm thanh. Tuy nhiên, TV OLED của LG có thể chiếm trong gia tăng của hãng, đặc biệt là cho FIFA World Cup năm nay.

Như đã thực hiện ở các thị trường khác và xếp hạng APAC tổng thể, Google (vị trí thứ 10) cũng đã có động thái quyết đoán, tăng bảy bậc để đạt đến vị trí thứ 10.  Rơi khỏi top 10 để nhường chỗ cho Google là Nike (vị trí thứ 13), đã giảm 5 bậc.

Các bước tiến khác

Philips (vị trí thứ 26) tăng đáng kể với 61 hạng. Thương hiệu vượt trội trên một loạt các sản phẩm và được đánh dấu đặc biệt cao từ người tiêu dùng Việt Nam cho công nghệ nhà thông minh, TV, thiết bị làm sạch và các thiết bị nhà bếp.

Dove (vị trí thứ 19) tăng 20 bậc. Thương hiệu đã tạo ra một làn sóng với một chiến dịch phổ biến cho thấy các bà mẹ phù hợp với kiểu tóc hiện đại của con gái trong một chiến dịch về sự ủng hộ và chấp nhận.

Lazada (vị trí thứ 18), là nhà bán lẻ trực tuyến trên nhiều phân khúc đã tăng 26 vị trí, bên cạnh nhà bán lẻ trực tuyến  toàn cầu, đa phân khúc Amazon đã tăng 6 điểm, giữ vị trí thứ 15.

Tên tuổi của hãng thời trang nhanh Zara (vị trí 30) đã tăng ngoạn mục với 71 hạng, gần bằng một nửa so với H&M (hạng 73), mặc dù H&M cũng tăng 141 hạng nhưng cũng không đáng ngạc nhiên vì nó thậm chí không tham gia thị trường kể từ cuộc khảo sát năm 2017. Cả hai sẽ sớm phải đối mặt với sự cạnh tranh từ Uniqlo, mà gần đây đã công bố tiến vào thị trường.

Theo sau đó là Lacoste (vị trí 94) đã tăng vọt 277 điểm. Lý do duy nhất có thể giải thích sự gia tăng đó là một chiến dịch trong đầu năm nay có in hình những động vật có nguy cơ tuyệt chủng - bao gồm Sao la Việt Nam vào trong một dòng quần áo mới. Một số sự nhảy vọt khác như Heinz (vi trí 33), tăng 201 hạng. Dumex của Danone giảm 144 điểm, điều này có lý vì hãng rời bỏ thị trường trong năm 2016.

Thương hiệu mỹ phẩm cũng gặp nhiều sự rớt hạng thảm hại. Shiseido (vị trí 80) giảm 45 hạng  và L'Oreal (vị trí 82) giảm 53 hạng. Ba thương hiệu khác rơi khỏi top 100: Nivea (hạng 125) giảm 69 bậc, Pond's (hạng 196) giảm 132 hạng và Lancome (hạng 155), giảm 77 hạng.

Top 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam

Nguồn: Campaign Asia

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.