Báo cáo về các thương hiệu trên di động phổ biến hàng đầu tại Việt Nam

21 Thg 11

Hành vi “tiêu thụ” nội dung số của người tiêu dùng đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong thời gian gần đây, và điều này đang tạo ra những cơ hội cho các thương hiệu trong việc gia tăng sự kết nối với người tiêu dùng. Với mức độ sở hữu các thiết bị di động của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng gia tăng, họ hoàn toàn có thể chủ động truy cập Internet vào các dịch vụ nội dung số vào bất cứ khi nào và ở bất cứ nới đâu và bằng bất kỳ thiết bị nào. 

Báo cáo về các thương hiệu trên di động phổ biến hàng đầu tại Việt Nam. (Ảnh: noordz)

Hiểu biết về ứng dụng, nền tảng khách hàng truy cập sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra nội dung, quảng cáo, kế hoạch truyền thông và phân bổ ngân sách truyền thông Marketing để đạt được hiệu quả cao nhất. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu ngay Báo cáo về Top 1000 các thương hiệu hàng đầu Châu Á của Campaign Asia sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện về các thương hiệu trên di động phổ biến hàng đầu tại Việt Nam. 

Samsung, Apple và Google hiện đang là những thương hiệu di động thân thiện nhất

Theo báo cáo của Campaign Asia về Top 1000 các thương hiệu hàng đầu Châu Á nói chung và các thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2018 nói riêng, Samsung, Apple và Google hiện đang là những thương hiệu điện thoại gần gũi và quen thuộc nhất.

Chris Elkin - người sáng lập Thương hiệu Doodle cho biết:

"Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ bùng nổ Internet cao nhất trên thế giới về kết nối Internet. Thậm chí, số lượng điện thoại di động tại Việt Nam còn đông hơn cả dân số."

Samsung, Apple và Google hiện đang là những thương hiệu di động thân thiện nhất. (Ảnh: GSMArena)

Ông cho rằng, để đạt được sự thành công lâu dài, các thương hiệu di động thân thiện hàng đầu như Samsung, Apple và Google có 3 đặc điểm sau:

  • Thứ nhất, các thương hiệu này hiểu giá trị thực sự của họ và tạo ra được sự khác biệt.
  • Thứ hai là họ không ngừng đổi mới sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của họ xung quanh những gì khách hàng của họ thực sự muốn.
  • Thứ ba, điều cơ bản nhất là sự nhất quán trong việc giữ những lời hứa hay sứ mệnh của thương hiệu với khách hàng.

Mua sắm Online là xu hướng hàng đầu

Mua sắm Online hiện là kênh dẫn đầu giới thiệu, mua sắm các sản phẩm hoặc dịch vụ tại Việt Nam, gần như đánh bại TV.

Mua sắm Online là xu hướng hàng đầu. (Ảnh: TechnologyEnd)

Thương hiệu cần phải cam kết xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, liên tục đổi mới để tìm cách mới để tăng thêm giá trị cho khách hàng của họ ngoài sản phẩm hoặc dịch vụ cốt lõi, gia tăng trải nghiệm thân thiện với khách hàng là ưu tiên hàng đầu.

Thế giới di động (Thegioididong) - thương hiệu trong nước của Việt Nam là một ví dụ tuyệt vời về điều này. Với gần 50% số người dùng internet tại Việt Nam đã mua sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến của Thế giới di động vào năm ngoái, thương hiệu này đã nhanh chóng mở rộng cung cấp dịch vụ giao điện thoại di động với các khách hàng mua online, mở rộng hệ thống cửa hàng với tiêu chí đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu.

Facebook và Zalo là 2 nền tảng quảng cáo đáng để đầu tư

Facebook và Zalo là 2 nền tảng quảng cáo đáng để đầu tư.

Facebook, YouTube và các ứng dụng tin nhắn, chẳng hạn như Facebook Messenger và Zalo là những phương tiện truyền thông phổ biến hàng đầu dẫn đầu. Trong khi đó, Instagram và Twitter lại có một khoảng cách khá xa với những ứng dụng trên.

Chia sẻ từ các chuyên gia hàng đầu

Ian Paynton - Giám đốc điều hành tại We Create Content chia sẻ:

"Facebook là nền tảng lớn thứ 7 trên thế giới về số lượng người dùng trong năm 2017 và đứng thứ ba ở châu Á. Đây cũng vẫn là nền tảng hàng đầu tại Việt Nam sẽ tiếp tụ phát triển trong những năm tới. 71% Người dùng Việt Nam xem video hàng ngày và vì Việt Nam vẫn có thói quen mua sắm tiền mặt rất lớn, nhiều người dùng cũng sẽ đặt hàng trên nền tảng từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho phép họ nhận hàng gửi tiền mặt."

Sumit Ramchandani - đại diện đứng đầu khu vực Đông Nam Á của Lion & Lion bày tỏ quan điểm:

"Ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rằng có một sự lôi cuốn rõ ràng về các thương hiệu nguồn gốc quốc gia mà chúng ta thấy đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến tình yêu thương hiệu. Đối với các công ty như Apple và Google, họ có lợi thế từ Hoa Kỳ.

Vì Facebook và Instagram tiếp tục thu hút sự chú ý và phổ biến với hơn một phần tư dân số Việt Nam hoạt động trên cả hai nền tảng, chúng tôi thấy hầu hết các thương hiệu tận dụng cơ hội này để đầu tư mạnh vào các nền tảng đó. Tuy nhiên, có những nền tảng địa phương thú vị khác ở Việt Nam như ứng dụng nhắn tin hàng đầu Zalo, ứng dụng Zing bao gồm một số dịch vụ như mạng xã hội Zing Me và ứng dụng nhạc Zing MP3. Zing MP3 rất phổ biến trong giới trẻ nhưng có vẻ như các thương hiệu vẫn đang dè chừng với các nền tảng này do nghi ngờ về tính hợp pháp của dịch vụ phát trực tuyến."

Chandler Nguyen - Phó chủ tịch về kế hoạch truyền thông của Essence nhận định:

"Dựa trên tiêu chí truyền thông, Facebook và Zalo là hai nền tảng chính ở Việt Nam. Ngoài ra còn có các ứng dụng nhắn tin quy mô nhỏ hơn khác. Chiến dịch truyền thông xã hội của "Bitis Hunter" khá tốt. Đây chính là chiếc giày mới mà họ muốn ra mắt. Chiến dịch truyền thông xã hội "Omo Matic" thực sự tốt với khái niệm rõ ràng, sử dụng phương pháp ưu tiên digital, tiếp cận video và thiết bị di động đầu tiên".

Theo: Campaign Asia-Pacific

Ngọc Mai - MarketingAI

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.