Bounce rate là gì? Làm thế nào để giảm tỉ lệ Bounce rate cao?

20 Thg 02

Bounce Rate là một trong các chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá khách quan trải nghiệm của người dùng trên trang. Ngoài ra, tỉ số này cũng đánh giá được chất lượng cũng như độ uy tín của website doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ mới vào nghề vẫn chưa hiểu khái niệm Bounce rate là gì và làm thế nào để giảm tỉ lệ bounce rate cao. 

Bounce rate là gì?

Bounce rate còn được hiểu là tỷ lệ bỏ trang web mà thoát ngay khỏi trang truy cập mà không hề có bất kỳ một tương tác nào. Đây là một trong các chỉ số quan trọng đối với một website mà các nhà đầu tư SEO cần đánh giá kỹ lưỡng để đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp. Với chỉ số này, trải nghiệm của người dùng trên trang sẽ được đánh giá một cách khách quan và chính xác.

Tỷ lệ bỏ trang còn thể hiện được chất lượng và uy tín của một website. Do đó, đây là một trong số những tỷ lệ được các nhà làm SEO để tâm. Dù là một chỉ số khá quan trọng đối với doanh nghiệp, nhưng chưa phải ai cũng biết cách xử lý số liệu này và đưa ra những giải pháp thích hợp để giảm tỷ lệ bỏ trang.

Bounce rate còn được hiểu là tỷ lệ bỏ trang web mà thoát ngay khỏi trang truy cập mà không hề có bất kỳ một tương tác nào (Ảnh: Behance)
>>> Xem thêm: Traffic là gì? Học hỏi cách tăng Traffic Website từ những Case Study điển hình

Mọi người thường hay nhầm lẫn giữa Bounce Rate và Exit Rate. Mặt khác, Exit Rate (tỷ lệ thoát) phức tạp hơn một chút. Nó thể hiện phần trăm số người truy cập vào website, sau khi đã tương tác với trang thì có hành động thoát ra tại trang đó. Điều đó có nghĩa là, bounce rate nghĩa là người xem không hề tương tác với website mà đã bỏ trang ngay. Còn với exit rate, người xem đã đọc ít nhất 2 trang trên site, và lượng pageview lúc này đã lớn hơn 1. Đó là lý do tại sao tỷ lệ Bounce Rate luôn khiến các doanh nghiệp phải "đau đầu" hơn.

Làm thế nào để giảm tỉ lệ Bounce Rate?

Tỉ lệ bỏ trang cao mang ý nghĩa rằng trang không liên quan hoặc gây nhầm lẫn cho khách truy cập. Do đó, trước khi đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp, doanh nghiệp cần chắc chắn đảm bảo những yếu tố sau để có thể giảm tỉ lệ thoát trang cao.

Khi đã hiểu rõ khái niệm Bounce rate là gì thì có một điều bạn cần lưu ý rằng bounce rate chỉ cho bạn biết rằng ai đó đã truy cập vào một trang web và rời khỏi nó mà không truy cập bất kỳ trang nào khác trên trang website. Chứ nó không cho bạn biết cách ai đó tương tác với trang của bạn. Do đó, bạn cần phải xác định rõ đối tượng đã rời trang của mình trước khi làm mọi cách để giảm tỷ lệ rời trang cao.

Đảm bảo website thân thiện với thiết bị di động

Điện thoại thông minh hiện được mọi người sử dụng trong hầu hết thời gian rảnh, do đó, việc đảm bảo website thân thiện với thiết bị di động là điều điều tiên doanh nghiệp cần làm để giảm tỉ lệ bỏ trang. Trang website không chỉ cần cung cấp những trải nghiệm sẵn có mà còn phải biến trải nghiệm của người dùng trở nên hấp dẫn về cả cảm quan lẫn hành động. Khách hàng sẽ không thích việc phải phóng to để đọc khi đến một trang web, càng không thích việc bố cục trên trang sắp xếp lộn xộn phải không nào?

Bounce Rate là gì - Điện thoại thông minh hiện được mọi người sử dụng trong hầu hết thời gian rảnh, do đó, việc đảm bảo website thân thiện với thiết bị di động là quy tắc đầu tiên (Ảnh: Behance)

Video là một loại nội dung đặc biệt hấp dẫn. Nó thường có thể giải thích các chủ đề phức tạp chính xác hơn văn bản, đó có thể là lý do tại sao số lượng khách hàng lựa chọn xem video hơn là đọc về sản phẩm nhiều hơn gấp 4 lần. Tuy nhiên khi nói đến việc sử dụng điện thoại di động, các video dài đòi hỏi một lượng dữ liệu đáng kể và do đó có thể làm chậm trải nghiệm người dùng - khiến khách truy cập bị lag. Do đó, Vocell - Giám đốc tiếp thị sản phẩm chính của HubSpot đề nghị loại bỏ các video dài hơn khỏi trang web di động hoặc tạo các phiên bản ngắn gọn hơn mà vẫn giải quyết được các điểm quan trọng nhất.

Đánh giá tỷ lệ thoát của bạn dựa trên các nguồn khác nhau

Đôi khi, các nguồn điều hướng lưu lượng truy cập đến một trang nhất định có thể có liên quan đến tỷ lệ bounce rate. Giả sử tỷ lệ này đặc biệt cao đối với khách truy cập đến từ phương tiện truyền thông xã hội thì bạn nên xem kỹ thông điệp đang sử dụng để đi kèm với nội dung bạn đang phân phối. Ngoài ra, bạn phải chắc chắn về đối tượng chính bạn muốn truyền thông.

Khi bạn phân phối nội dung trang web của mình, hãy đảm bảo rằng nội dung truyền tải thực sự khớp với trang mà bạn đang hướng khách truy cập. Tất nhiên, điều tiếp theo là phải đáp ứng rõ ràng sự mong đợi của khách truy cập - dù ở bất kì nguồn nào.

Tránh những gián đoạn khác có thể làm ngắt quãng trải nghiệm người dùng

Trải nghiệm người dùng luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định tỷ lệ rời trang. Không chỉ trên di động, trải nghiệm người dùng cần phải liền mạch cả trên các thiết bị máy tính bảng hay máy tính để bàn. Chẳng hạn, những cửa sổ Pop-up toàn màn hình không chỉ gây khó chịu mà còn có thể bị Google phạt do vi phạm đạo luật tìm kiếm của Google.

Bounce rate là gì? Trải nghiệm người dùng luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định tỷ lệ thoát (Ảnh: Behance)

Bạn muốn khách truy cập sau khi bị lôi kéo vào trang sẽ ở lại cho tới khi bị chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng.  Một số cửa số Pop-up vẫn có thể hiệu quả, chúng như một thông điệp nhấn mạnh về ngữ cảnh của trang web, thế hưng cần tránh bất kỳ điều gì làm gián đoạn trải nghiệm người dùng có thể khiến khách truy cập rời đi.

Xác định từ khóa đang được xếp hạng

Kết hợp ý định từ khóa với nội dung của bạn là rất quan trọng để đảm bảo khách truy cập tự nhiên có được nội dung họ mong đợi. Giả sử ai đó đang tìm kiếm từ khóa "giải pháp phần mềm tự động hóa tiếp thị" - có khả năng người này đang tìm kiếm phần mềm giúp nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Nhưng nếu ai khác đang tìm kiếm từ khóa "Tự động hóa tiếp thị là gì?" thì người này có thể chưa ở giai đoạn tìm kiếm sản phẩm để mua hàng, mà đang tìm kiếm thông tin hữu ích.

Vì vậy, khi đánh giá các từ khóa mà trang của bạn đang xếp hạng, hãy đảm bảo chúng phù hợp với nội dung thực tế. Khi bạn đã thực hiện điều đó, hãy xếp hạng trang web thành cụm theo chủ đề - để giúp thu hút lưu lượng truy cập tự nhien vào đúng trang.

>>> Tìm hiểu thêm: Các thuật ngữ trong Google Analytics

Cách tính Bounce Rate

Công thức tính tỉ lệ Bounce Rate của một trang web

Bounce Rate của website = tổng lượng thoát trong một khoảng thời gian / Tổng số lần truy cập trong khoảng thời gian đó.

Bounce Rate là số lượng truy cập trang duy nhất và một truy cập chỉ có một request gửi về cho Google Analytics.

Tỷ lệ Bounce Rate của một website

Bounce rate trong SEO là chỉ số giúp đo lường chất lượng của những lượt truy cập website hoặc truy cập landing page của bạn. Nếu Bounce Rate cao thì trang đó không phù hợp với người dùng. Còn trong kinh doanh thì có thể thấy, đó không phải đối tượng khách hàng bạn nên nhắm tới.

Yếu tố quyết định Bounce Rate của website

Mục đích và hành vi khách hàng

Nếu website của bạn không có những thông tin có thể thỏa mãn nhu cầu của người dùng thì  ngay lập tức họ sẽ thoát ngay. Cũng có trường hợp website đó có đầy đủ thông tin nhưng lại chưa tối ưu để thu hút người dùng. Chỉ số bounce rate có thể thể hiện website có thỏa mãn đầy đủ thông tin mà người dùng tìm kiếm hay không.

Loại hình của website

Website khác nhau sẽ có chỉ số bounce rate khác nhau. Ví dụ Trang mua sắm và trang blog sẽ có tỉ lệ bounce rate khác nhau.

Loại hình landing page

Khi người dùng tìm đến trang liên hệ thì họ đang chỉ có nhu cầu tìm thông tin liên hệ, vì thế truy cập sẽ kết thúc nhanh dẫn đến bounce rate của các trang này sẽ cao.

Chất lượng landing page

Nếu landing page không hấp dẫn người dùng và quá nhiều quảng cáo, tỉ lệ bounce rate cũng sẽ tăng cao

Loại hình content

Nếu bạn cảm thấy landing page của mình cần thời gian khi đọc thì rất có thể người dùng sẽ lưu trang lại và đọc khi có thời gian dẫn đến bounce rate cao.

Loại hình kinh doanh

Mỗi lĩnh vực kinh doanh thì bounce rate sẽ khác nhau

Chất lượng traffic

Nếu bạn đang tìm kiếm traffic từ website nhưng không đúng nguồn thì traffic từ người dùng sẽ kém chất lượng dẫn tới bounce rate cao.

Loại hình kênh truyền thông

Các kênh truyền thông khác nhau sẽ có bounce rate khác nhau. Bounce rate từ traffic mạng xã hội thu về sẽ cao hơn so với tìm kiếm tự nhiên.

Đối tượng người dùng

Những người dùng mới thường sẽ thoát trang cao hơn so với người dùng quen thuộc của bạn.

Loại hình thiết bị

Tỉ lệ Bounce Rate giữa các thiết bị có thể khác nhau.

Kết

Để đánh giá đúng bounce rate, doanh nghiệp cần nhìn vào bức tranh toàn cảnh và hiểu rõ được Bounce Rate là gì. Hãy xem thời gian mọi người dành cho trang web của bạn, họ đến từ đâu và họ đang sử dụng thiết bị nào - và nếu nội dung và trải nghiệm của bạn được liên kết với tất cả các yếu tố đó. Bạn có thể khám phá cách khắc phục vấn đề tỷ lệ thoát.

Nguồn: Blog Hubspot

 
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.