Brand "không tên" ở Canada: sự bất thường làm nên điều phi thường

28 Thg 08

"No name" là thương hiệu được thành lập vào năm 1978 bởi Loblaw, là chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn nhất Canada, được biết đến với bao bì có font chữ Helvetica thường và background màu vàng đặc trưng. Không tên gọi, không marketing rầm rộ, điều gì đã giúp "No name" tồn tại trong suốt gần 3 thập kỷ qua? 

"No name" là một thương hiệu nổi tiếng ở Canada. Brand này khiến người dân cả thế giới sửng sốt nhờ cái tên khác lạ “không ý nghĩa, không rườm rà”.

Trong khi rất nhiều thương hiệu gây ấn tượng, tạo giá trị trong mắt người tiêu dùng qua các thông điệp, qua slogan, bao bì, quảng cáo,... thì "No name" lại đi theo một hướng khác. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn cởi bỏ lớp "áo váy" sang trọng gắn liền với thương hiệu và chỉ phô ra những gì đơn giản, trơ trọi nhất?

"No name" đã làm theo cách đó. Bao bì sản phẩm của họ chỉ độc có font chữ Helvetica chữ thường trên nền màu vàng. Tên trang web chỉ ghi "website", trang Twitter cũng chỉ ghi đơn giản "twitter page". Chiến dịch quảng cáo duy nhất của họ trong thập kỷ qua đó là dán các nhãn giấy ở các ga tàu điện ngầm của Toronto.

Ảnh: marketingexamples

Nhưng trớ trêu thay, cách tiếp cận theo phương pháp "anti-brand" của họ lại thu hút được lượng lớn người quan tâm.

Kể từ năm 1978, dòng sản phẩm đã tăng từ 16 lên 2.900 mặt hàng. Một bức ảnh đơn giản về bánh quy trên Twitter nhận được 6.000 lượt thích. Lượt khách hàng order sản phẩm mỗi ngày một tăng và thậm chí còn được sold out trong vòng 1 đêm.

Đây là một trong những thương hiệu nhãn hiệu riêng độc đáo và dễ nhận biết nhất của Canada. "No name" đã khởi động chiến dịch tiếp thị toàn diện và lớn nhất kể từ những năm 1970, sử dụng kết hợp giữa hình thức quảng cáo trên truyền hình, xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội và quảng cáo ngoài trời để giới thiệu về sản phẩm.

Học được gì từ "No name"?

Bài học đầu tiên là sự khác biệt.

Nói như Ted Morgan, “Định vị thương hiệu cũng giống như tìm một chỗ ngồi trên một chiếc xe buýt đông đúc”.

Thử tưởng tượng các thương hiệu ngày nay đều đi trên một chiếc xe buýt. Họ liếc trái, liếc phải, kết thúc bằng việc ai cũng tìm cho mình một chỗ ngồi giống hệt nhau. Chẳng ai dám tiến thằng lên boong trên cùng, tìm một ghế trống, sơn màu vàng và ngồi một mình trên đó. Điều rút ra ở đây là gì? Bạn sẽ thoát khỏi sự cạnh tranh nếu ban là một cá thể biết tìm điểm khác biệt.

Ảnh: marketingexamples

Bài học thứ hai là sự giới hạn.

Giới hạn là bản chất của thương hiệu. Cái tên "No name" là điển hình cho sự giới hạn. Họ không giả vờ truyền thông một cách phô trương để quảng cáo thương hiệu. Họ đại diện cho những điều đơn giản và không màu mè.

Bài học cuối cùng là sự kiên định.

Sự nhất quán là cách để bạn ghi dấu ấn bản thân. Nó có thể nằm ở giọng điệu nhất quán, tính thẩm mỹ nhất quán, thông điệp nhất quán.

"No name" sử dụng một chiến lược marketing lặp đi lặp lại, nhưng mỗi lần như vậy họ lại làm tốt hơn. Thương hiệu này làm người ta gợi nhớ đến câu nói đùa của Jimmy Kimmel Live (là một người dẫn chương trình truyền hình, diễn viên hài, nhà văn, nhà sản xuất quốc tịch Hoa Kỳ).

"Lần đầu tiên sẽ chưa thể tạo ra thành quả, nhưng làm đến lần thứ 50 thì đó sẽ là một kết quả tuyệt vời đầy bất ngờ. Đây chính là sức mạnh của sự nhất quán".

Giới hạn, nhất quán và khác biệt là cách hoàn hảo để bắt đầu xây dựng thương hiệu. Cũng giống như Rolex không bao giờ bán một chiếc đồng hồ với giá dưới $5000, Subway chỉ bán một loại bánh sandwich trong 54 năm hay Doubletree đã phát bánh quy sô cô la chip miễn phí trong 39 năm. Tính nhất quán, lặp đi lặp lại giúp khách hàng luôn nhớ mãi về bạn.

Hải Yến - MarketingAI

Theo marketingexamples

>> Có thể bạn chưa biết: Annalytics Tool – Công cụ phân tích hỗ trợ quản lý kênh TikTok hiệu quả hơn
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.