Cách theo dõi lượt share giúp tối ưu hóa campaign cho thương hiệu

31 Thg 03

Lượt chia sẻ trên mạng xã hội đôi khi chưa được nhiều thương hiệu coi trọng. Chỉ có 43% nhà tiếp thị đánh giá hiệu suất chiến dịch của họ thông qua dữ liệu xã hội mà bỏ qua lượt share. 

Từ việc xác định nội dung hoạt động hiệu quả nhất cho đến việc khám phá những thông điệp gây được tiếng vang với khán giả, lượt share có thể mang về hiệu quả tối ưu rất tốt cho chiến dịch marketing. Vậy làm thế nào để cải thiện lượt chia sẻ, biến tương tác của khách hàng thành hành động? 

1. Tinh chỉnh chiến thuật social media content 

Lượt chia sẻ là chỉ số duy nhất để đo mức độ tương tác, cũng tương tự như lượt like hoặc comment. Nếu khán giả của bạn thấy một bài đăng họ đọc có nhiều lượt chia sẻ, chứng tỏ rằng đó là một bài đăng rất thu hút và mang lại nội dung chất lượng cao cho độc giả.

Hầu hết các thương hiệu đều có thể cho điểm "Thích" và nhận xét một cách nhất quán. Tuy nhiên, thường có sự chênh lệch giữa các bài đăng có ít lượt chia sẻ so với các bài đăng có nhiều lượt chia sẻ.

Theo dõi lượt chia sẻ trên mạng xã hội giúp bạn dễ dàng xác định nội dung nào đang hoạt động tốt. Có một vài điểm tương đồng giữa các bài đăng được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội. Các yếu tố này bao gồm:

  • Phụ đề: thường ngắn gọn hơn và có thẻ bắt đầu bằng # hoặc từ khóa.
  • Định dạng bài đăng: phổ biến là văn bản chứ không phải hình ảnh hay video.
  • CTA rõ ràng

Tuy nhiên, không có quy tắc chung nào áp dụng cho tất cả bài đăng. Các yếu tố khác như lĩnh vực kinh doanh hay đối tượng tệp khách hàng sẽ tạo nên một nội dung "tốt" và phù hợp với thương hiệu.

Ngoài ra, có những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến số lượt chia sẻ mà một bài đăng nhận được (ví dụ: thời gian, thuật toán, v.v.). Một số bài đăng dường như có thể viral mà không có lý do. Điều quan trọng là phải xem xét lượt chia sẻ trên mạng xã hội trong bối cảnh chiến lược nội dung lớn thay vì ám ảnh hiệu suất bài đăng.

2. Tìm ra các bài đăng quan trọng nhất cho quảng cáo

Hầu hết các nhà tiếp thị đều gặp khó khăn trong việc xây dựng chiến lược quảng cáo trên mạng xã hội. Ngân sách eo hẹp, ngay cả những chỉnh sửa nhỏ nhất trong thông điệp hoặc quảng cáo cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của quảng cáo.

Tuy nhiên, bằng cách theo dõi lượt chia sẻ trên mạng xã hội, bạn có thể xác định nội dung có thể tạo nên một quảng cáo hiệu quả.

Bởi, nếu ai đó dành thời gian để chia sẻ một bài đăng không phải trả tiền, thì có nghĩa rằng bài đăng đó rất đáng để tương tác. Và tương tác là mục tiêu của bất kỳ loại quảng cáo nào mà thương hiệu nhắm đến.

Dưới đây là một ví dụ rõ ràng từ các quảng cáo được tài trợ của LinkedIn trông giống như một bài đăng truyền thống:

Mặc dù các bài đăng có lượt chia sẻ nhiều không tự động tạo ra các quảng cáo dễ hiểu, nhưng ít nhất chúng cũng có thể giúp thương hiệu lan tỏa thông điệp cho chiến dịch.

3. Tìm mối liên hệ giữa lượt chia sẻ trên mạng xã hội và lưu lượng truy cập

Hầu hết các nhà tiếp thị ngày nay đều quan tâm đến chỉ ROI. Tuy nhiên, lượt chia sẻ trên mạng xã hội không đủ để chứng minh ROI mang lại lợi nhuận cho thương hiệu.

Điều này nói lên tầm quan trọng của việc gắn kết giữa lượt share với các mục tiêu và chỉ số kinh doanh thực tế. Mà trong đó Traffic, Leads và Sales là 3 yếu tố quan trọng.

Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Analytics để theo dõi mức độ ảnh hưởng của lượt chia sẻ trên mạng xã hội đến hiệu suất hoạt động trên trang web. Dưới đây là ví dụ về báo cáo hoạt động xã hội trông như thế nào trong Sprout Social:

Ngoài ra, theo dõi URL có thể giúp bạn đánh giá hiệu suất của các liên kết bài đăng riêng lẻ. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc theo dõi hành vi của khách hàng và liệu một bài đăng được chia sẻ nhiều có dẫn đến sự gia tăng về lưu lượng truy cập, bán hàng.

4. Xác định những người có ảnh hưởng, những người ủng hộ và các đối tác tiềm năng

Theo dõi lượt chia sẻ trên mạng xã hội trên phương tiện truyền thông không chỉ đơn giản là vấn đề "số lượng". Bạn cần tập trung vào việc, ai mới là người chia sẻ các nội dung mà bạn đăng tải.

Các lượt chia sẻ thường là dấu hiệu về một bài đăng tích cực. Ví dụ những người chia sẻ sau đây sẽ mang lại giá trị cho thương hiệu:

  • Influencer hoặc những người hoạt động có tiếng trong ngành nghề của bạn.
  • Người ủng hộ thương hiệu.
  • Khách hàng tiềm năng.

Tóm lại, lượt chia sẻ là một cách tinh tế để ai đó cho bạn biết rằng thương hiệu của bạn có thể lọt vào tầm ngắm của họ. Các công ty nên thường xuyên kết hợp các lượt chia sẻ trên mạng xã hội để tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch.

5. Xác định nền tảng xã hội nào là ưu tiên hàng đầu 

Trên thực tế, bạn không thể hoạt động cùng lúc trên tất cả phương tiện truyền thông xã hội. Theo dõi lượt share có thể giúp bạn xác nhận đâu là kênh truyền thông xã hội tốt nhất cho doanh nghiệp. Từ đó, ưu tiên nền tảng mang lại tương tác cao nhất, dồn ngân sách vào nền tảng đó.

Ví dụ: bạn nên theo dõi số lượt chia sẻ một bài đăng trên Twitter

… Và so sánh hiệu suất của nó với lượt thích trên Facebook để tìm ra sự khác biệt.

6. Khám phá các thẻ hashtag mang lại nhiều lượt tiếp cận nhất 

Trong số các bài đăng có lượt chia sẻ nhiều nhất, bạn có biết thẻ hashtag nào mang lại giá trị cao nhất cho thương hiệu không?

Bởi vì có rất nhiều biến số liên quan đến tiếp thị bằng thẻ bắt đầu bằng #. Nếu theo dõi lượt chia sẻ trên mạng xã hội, hãy xác định xem chiến lược hashtag của bạn có tương quan với số lượt chia sẻ cao hơn hay không.

Ví dụ:

  • Bạn đang sử dụng bao nhiêu thẻ bắt đầu bằng # (một hoặc hai thẻ trên Twitter so với hàng chục thẻ trên Instagram).
  • Những thẻ bắt đầu bằng # nào nên sử dụng? (các thẻ bắt đầu bằng # chung như #fallfashion hoặc các thẻ bắt đầu bằng # có thương hiệu như #yourbrandname).
  • Tần suất sử dụng chúng (với các thể loại bài đăng).

7. Phân tích chỉ số sentiment analysis

Bây giờ bạn đã biết cách theo dõi lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Nhưng bạn có biết những chia sẻ đó thực sự có mang lại ý nghĩa gì hay không?

Thông qua lượt chia sẻ, bạn có thể hiểu khách hàng đang cảm nhận ra sao về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Đặc biệt, chỉ số sentiment anlysis sẽ thể hiện mức độ hài lòng của khách hàng thông qua lượt share. Không phải tất cả lượt share đều là dấu hiệu tích cực. Nếu thương hiệu bạn đang gặp phải scandal, lượt chia sẻ cao sẽ chỉ như đổ "thêm dầu vào lửa".

8. Tìm ra những ý tưởng nội dung mới cho ngoài mạng xã hội

Nếu một bài đăng nhận được nhiều lượt chia sẻ, bạn có thể mở rộng bài đăng này thành các cuộc thảo luận đăng tải trên blog, hội thảo, website để tăng mức độ tiếp cận.

Ví dụ: một Tweet của bạn thu hút lượng quan tâm lớn từ khán giả. Thay ví vắt óc nghĩ ideas cho bài đăng mới, bạn có thể theo dõi cuộc thảo luận từ các lượt chia sẻ của khách hàng, lấy chúng làm ý tưởng cho bài đăng tiếp theo.

Hải Yến - MarketingAi 

Theo sproutsocial

>> Có thể bạn chưa biết: 7 cách đơn giản tăng lượt chia sẻ trên mạng xã hội

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.