Cách xây dựng nội dung trên trang giúp tăng traffic và thứ hạng tìm kiếm

04 Thg 09

Một trong những sai lầm phổ biến nhất trong SEO đó là các doanh nghiệp có xu hướng nhồi nhét tất cả các nội dung vào một trang duy nhất. Trên thực tế thì các doanh nghiệp nên hiểu rằng, mỗi một trang mới trên website đều là một cơ hội mới để nhắm mục tiêu người dùng và tăng thứ hạng từ khóa trên trang kết quả tìm kiếm. Chính vì vậy, nếu đặt tất cả các nội dung trên website lên cùng một trang, thì chính bạn đang giới hạn số lượng từ khóa tìm kiếm có khả năng xếp hạng tốt đấy! 

Ví dụ: Hãy so sánh website của Harry và Sally dưới đây. Đây là hai trang web về lĩnh vực massage có cách thiết kế hoàn toàn khác nhau:

Nếu như Sally chọn xây dựng một trang web đơn lẻ, được Google index duy nhất 1 trang, và chỉ có thể nhắm mục tiêu cho 1 từ khóa "massage London", thì Harry triển khai các trang web khác nhau cho từng dịch vụ riêng biệt. Kết quả là Harry có tới vài trang liền được Google index và với mỗi trang, anh ấy sẽ nhắm mục tiêu từ khóa cho từng phong cách massage khác nhau.

Nhìn vào khối lượng tìm kiếm và độ khó của từ khóa, không khó để nhận ra rằng Sally đang bỏ lỡ rất nhiều lượt traffic organic (truy cập tự nhiên) mà vốn dĩ thương hiệu này có thể nhận được nếu triển khai nhiều nội dung trang web hơn.

Click-throughs (Tỷ lệ nhấp)

Hạn chế của các trang web đơn lẻ không chỉ nằm ở khả năng hiển thị trên SERPs mà còn nằm ở tỷ lệ nhấp trên website.

Ngay cả khi 2 website Harry và Sally xuất hiện cạnh nhau trên SERP cho cùng 1 từ khóa Swedish Massage London, trang của Harry cũng sẽ luôn nhận được nhiều lượt nhấp chuột hơn vì tiêu đề của nó phù hợp hơn với ý định của người dùng. Cứ như vậy, theo thời gian, thuật toán của Google cũng sẽ đánh giá cao hơn các trang nhận được nhiều lượt nhấp chuột.

>> Xem thêm: 7 chiến lược Digital Marketing hiệu quả cho chuỗi nhà hàng, quán cafe 2020

TRANG FAQ - MỘT ỨNG DỤNG TRONG THẾ GIỚI THỰC

Nguyên tắc tương tự có thể được áp dụng cho các trang FAQs (Các câu hỏi thường gặp).

Nếu doanh nghiệp của bạn đã xây dựng một trang riêng cho phần FAQs khá chi tiết rồi, thì việc tiếp theo đó là tạo cấu trúc giá trị để mỗi câu hỏi đều là một link URL riêng (/ faq / q1, / faq / q2,...).

Hãy quan sát ví dụ dưới đây. Ở bảng này, chúng ta sẽ so sánh các trang FAQs của Oscar Wylee và Specsavers Australia (hai trong số các công ty kính lớn nhất ở Úc):

Cả hai trang web đều sở hữu tên miền rất mạnh. Cả hai phần FAQs trông cũng giống nhau. Nhưng có một sự khác biệt lớn ở đây đó là: Các câu hỏi về Specsavers sở hữu hẳn một URL riêng trong khi Oscar Wylee thì không.

Điều này khiến cho lượng traffic tự nhiên đến mỗi địa chỉ này là rất khác nhau:

  • FAQs của Oscar Wylee có 72 câu hỏi và 200 lượt traffic tự nhiên/ tháng.
  • FAQs của Specsavers: 400 câu hỏi và 17.000 lượt traffic tự nhiên/tháng.

Một con số chênh lệch rất lớn!

Vấn đề ở đây là mọi người sẽ không tìm kiếm các cụm từ chung chung như “Các câu hỏi thường gặp về kính râm". Họ sẽ tìm kiếm các câu hỏi cụ thể, và với mỗi câu hỏi, Specsavers đều xây dựng một liên kết cụ thể trong khi Oscar Wylee thì không.

Ví dụ, với câu hỏi "Kiểm tra mắt trong bao lâu?" đi. Cả hai câu trả lời của Oscar Wylee và Specsavers đều chứa những thông tin tương tự nhau. Nhưng với Oscar Wylee''s, bạn phải kéo đến nửa trang FAQs mới nhìn thấy câu trả lời. Google còn chẳng biết về sự tồn tại của nó. Trong khi Specsavers dẫn đến hẳn một trang riêng và được Google đánh dấu sự phù hợp giữa câu hỏi và câu trả lời. Thậm chí, Google còn “tặng” cho website này một đoạn trích nổi bật.

GHI CHÚ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

  1. Hãy lưu ý rằng cách tiếp cận này không phù hợp với tất cả các trang FAQs. Hàng trăm trang có xếp hạng trang thấp nếu áp dụng cách này có thể sẽ làm loãng cơ quan tên miền tổng thể. Với những trang web có quyền quản lý mạnh mẽ như Specsavers, có rất nhiều câu hỏi dài mà họ phải viết câu trả lời chi tiết, thì mới có thể phát huy được tối đa tác dụng của phần ghi chú này.
  2. Nếu bạn cho rằng tải lại trang sẽ tạo ra trải nghiệm người dùng (UX) xấu, thì có thể sử dụng Javascript để chỉnh lại. Hoặc cũng có thể tạo một trang riêng cho mỗi câu trả lời trong phần FAQs.

Kết

Các doanh nghiệp đặt mình vào vai khách hàng để tạo ra các chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Thay vì tập trung nhiều nội dung vào cùng một trang web gây nhiễu loạn và khó tổng hợp, đi vào chi tiết và phân luồng cụ thể từng thông tin sẽ giúp thu hút lượt truy cập và thứ hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm.

Tô Linh - MarketingAI

Theo Marketingexamples

>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 chiến lược truyền thông xã hội cho các doanh nghiệp “đa địa điểm” (multi-location)
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.