[Case Study] Nỗi ám ảnh của bao thế hệ học sinh Bởi VIM

23 Thg 05

Thời học sinh nào cũng đều có chung một nỗi ám ảnh mang tên: Nhà vệ sinh trường học. Đi vệ sinh ở trường ư? Không đời nào. Các bạn sẵn sàng nhịn, sẵn sàng chịu đựng để cuối giờ lại chạy cấp tốc về nhà giải quyết còn hơn là bước chân vào khu WC trường. Thấu hiểu tâm lý đó, vào cuối năm 2016, VIM đã trở lại với chiến dịch "Góp dặm chạy" để biến ước mơ nhà vệ sinh sạch và an toàn cho trẻ em nông thôn thành hiện thực

cùng vim góp dặm chạy

1. Bối cảnh

Bắt đầu từ nâm 2008, VIM đã bắt đầu chiến dịch trên website thương mại điện tử mang tên "Góp dặm chạy" nhằm nâng cao ý thức vệ sinh và cải thiện vệ sinh môi trường. 

Và để hưởng ứng Ngày Nhà vệ sinh Thế giới ngày 19/11 và chuẩn bị cho sự kiện chạy bộ, Vim đã tung ra 2 viral clip vào ngày 1 1, 12/11 mang tên ”Nỗi ám ảnh đuổi theo bao thế hệ học sinh” và “Nỗi ám ảnh học đường ít ai nhắc đến”. 

2. Mục tiêu

Với chiến dịch này, VIM đặt mục tiêu xây dựng 800 nhà vệ sinh sạch khuẩn và an toàn cho các trường học ở nông thôn Việt Nam. VIM gây quỹ cho chiến dịch bằng cách kêu gọi cộng đồng "góp dặm chạy" thông qua các hoạt động như chơi game, chạy bộ và mua sản phẩm. 

3. Thông điệp

Thông điệp chính đưa ra cho 2 video ad là “Cùng VIM, góp dặm chạy“, biến ước mơ Nhà vệ sinh sạch cho trẻ em nông thôn thành sự thực. Đối tượng mục tiêu của chiến dịch vẫn là các mẹ, các bà nội trợ.

Điều khó khăn nhất trong xây dựng ý tưởng quảng cáo cho VIM là tính chất nhạy cảm của sản phẩm. Trước đây, những quảng cáo của thương hiệu nước tẩy rửa này đã gặp những chỉ trích về những hình ảnh quảng cáo phản cảm.

quảng cáo cùng vim góp dặm chạy

4. Tính sáng tạo

Dựa trên sự thật rằng học sinh nông thôn Việt Nam thường phải nín nhịn và chạy về nhà “giải quyết”vì nhà vệ sinh trường học quả mất bấn,VlM một lần nữa lại đánh vào tâm lý thương con của các bà mẹ.Tuy nhiên, lần này VIM đã có những sáng tạo hiệu quả trong việc khai thác và sử dụng Insight (sư thật ngầm hiểu) này.

Thay vào việc chỉ “diễn” nỗi sợ vi khuẩn của các bà mẹ như trước kia thì giờ VIM khơi dậy nỗi sợ đó qua câu chuyện và góc nhìn các con. Nhóm creative đã lên ý tưởng về đường chạy không thay đối đầy ám ảnh của những đứa trẻ cho dù là ở năm 1984 hay 2016. Đây là cách thông minh khi truyền tải nỗi sợ một cách chân thực. Bên cạnh đó, nỗi sợ trong đoạn clip này đã được thể hiện khéo léo và có phần ám ảnh hơn, không còn những cảnh phản cảm gặp nhiều chỉ trích trong các quảng cáo trước. 

Sư sáng tạo năm ở tỉnh chi tiết hóa trong cách thức kể chuyện. Câu chuyện không còn được kể thông thường với những đoạn hội thoại nhàm chán, lối diễn gượng gạo mà qua các chi tiết gợi mở đắt giá. Những cảnh quay tập trung vào đôi chân chạy gấp gáp trên đường bùn hay khuôn mặt đầm đìa mồ hôi góp phần tạo nên nhịp điệu diễn biến, đánh bóng thông điệp chính của “Góp dặm chạy”.

5. Hiệu quả truyền thông

 - Chỉ sau 1 tuần, đoạn clip đầu tiên đã đạt ngưỡng 2 triệu view và video thứ 2 là 2.8 triệu

- Sau khi phát hành viral clip, chiến dịch đã thu hút 219 980 dặm chạy, tương đương với gần 1.1 tỷ đồng gây quỹ

6. Vì sao chiến dịch lại hiệu quả?

Nỗi sợ là cảm xúc chi phối mạnh mẽ nhất đến hành động con người.Tuy nhiên, việc sử dụng yếu tố này cũng cần có chiến thuật bởi lẽ nỗi sợ cản trở thành động lực hành động hơn là một sự phản cảm, gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.

Phương pháp chi tiết hóa nếu được sử dụng sẽ trở thành kĩ thuật kể chuyện tuyệt vời, chân thực. Đó chính là lý do vì sao tỉnh chi tiết là sắc thái sáng tạo có ảnh hướng tích cực nhất với hiệu quả của truyền thông của quảng cáo.

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.