Chi tiêu cho quảng cáo FMCG phục hồi sau khi sụt giảm bởi đại dịch

14 Thg 10

Chi tiêu quảng cáo liên quan đến hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) dự kiến ​​sẽ tăng vọt trong năm nay. Báo cáo thị trường mới nhất từ ​​Zenith cho thấy rằng, tuy thị trường có dấu hiệu phục hồi tốt những vẫn giảm 6% so với mức đạt được vào năm 2019.

Không giống như hầu hết ngành hàng khác, vấn đề của những công ty FMCG trong bối cảnh đại dịch không phải là nhu cầu giảm mạnh, mà là những thách thức trong việc trang bị lại mạng lưới sản xuất và phân phối để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt là khi các công ty FMCG buộc phải tiếp nhận thương mại điện tử theo cách nhanh chóng và thụ động.

Sự gia tăng của thương mại điện tử và việc dịch chuyển liên tục của người dùng sang các nền tảng digital media đang đặt ra thách thức mới cho các thương hiệu FMCG trong việc kết hợp quảng cáo digital với các quảng cáo trên phương tiện truyền thống, khi không thể dựa hoàn toàn vào truyền hình nữa.

Người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe và môi trường khi mua thực phẩm và đồ uống, do đó các công ty FMCG sẽ phải đáp ứng được yêu cầu này của họ. Các thương hiệu càng chân thực với người tiêu dùng về dinh dưỡng, sức khỏe và tính bền vững sẽ càng gia tăng cơ hội để giành được khách hàng mới vào thời điểm mà thói quen và sự trung thành của họ đang thay đổi.

Tương lai phục hồi hậu Covid-19

Theo báo cáo tình hình kinh doanh FMCG của Zenith, sự phục hồi của thị trường này sẽ phụ thuộc vào mức độ khôi phục năng lực sản xuất và củng cố chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu linh hoạt của người tiêu dùng, với mức tăng trưởng hàng năm đạt 4,4% trong giai đoạn 2021-2023.

Tuy nhiên mức tăng trưởng chung này chưa thể hiện được những biến động về hiệu suất của thị trường FMCG trong những năm tới, cụ thể: năm 2021 ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất với 5,2% trước khi giảm xuống còn 3,7% vào năm 2022 và ổn định ở mức tăng trưởng 4,3% vào năm 2023.

Hiệu suất hoạt động của ngành FMCG so với toàn thị trường cũng sẽ giảm xuống, nhưng nhìn chung vẫn tương đối ổn định khi đạt mức tăng trưởng 4,9% vào năm 2021, trước khi giành lại vị trí dẫn đầu vào năm 2022 với mức 4,8% và duy trì đến năm 2023 với mức tăng 4,7%.

Nếu quỹ đạo tăng trưởng này được duy trì, chi tiêu cho quảng cáo FMCG có thể đạt mức giao dịch 30,3 tỷ đô la vào năm 2023, tăng từ mức 28,1 tỷ đô la trong năm nay.

TV và các kênh digital thống trị tối cao

Các kênh digital vẫn tiếp tục chi phối thị trường quảng cáo FMCG với 46,1%.

Đứng thứ hai là TV khi chiếm tới 38,5% ngân sách chi tiêu cho quảng cáo trong năm 2020. Đây được coi là kênh hưởng lợi chính từ sự phục hồi của ngành FMCG.

TVC tiếp tục đem lại hiệu quả cho các thương hiệu FMCG

Điều này khiến các phương tiện truyền thông khác phải tranh giành thị phần còn lại, cụ thể: OOH 6,1%, tạp chí 5%, radio 2,5%, báo chiếm 1,3% và rạp chiếu phim 0,4% thị phần chi tiêu cho quảng cáo FMCG.

>>> Có thể bạn quan tâm: Các thương hiệu FMCG nên triển khai hoạt động khuyến mãi trong mùa lễ hội như thế nào?

Sự gia tăng thương mại điện tử không có dấu hiệu giảm bớt

Sự tăng trưởng của thương mại điện tử trở thành điểm nhấn quan trọng trong năm 2020 và điều này không có dấu hiệu thay đổi cho tới thời điểm hiện tại. Bằng chứng là tốc độ tăng trưởng chóng mặt 50% vào năm 2020, mặc dù các thương hiệu FMCG có cơ sở hạ tầng và khả năng “hòa nhập” chậm hơn nhiều so với các ngành hàng khác.

Những nút thắt còn tồn tại như thiếu địa điểm giao hàng đã làm chậm sự tăng trưởng của thương mại điện tử FMCG, nhưng doanh số thương mại điện tử của từng lĩnh vực nhìn chung vẫn tăng đều. Cụ thể:

  • Thực phẩm đóng gói tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương với 4,3% tổng doanh số bán lẻ liên quan đến thương mại điện tử.
  • Doanh số thương mại điện tử nước giải khát tăng 47%, đạt 2,4% tổng doanh số bán lẻ.

Năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng của thương mại điện tử trong tổng doanh thu bán lẻ ghi nhận mức tăng kỷ lục với tỷ trọng 20,5%, vượt qua mức 16,1% được ghi nhận vào năm 2019.

Các siêu cường quốc như Ấn Độ và Trung Quốc đã “nuốt chửng” thị phần tăng trưởng toàn cầu với mức chi tiêu cho quảng cáo FMCG tăng 14% - cao hơn rất nhiều so với các thị trường khác.

Kết

Khi tình hình dịch bệnh trên thế giới đang dần được kiểm soát, thị trường FMCG sẽ sớm lấy lại được đà tăng trưởng trước Covid, và các hoạt động quảng cáo của thị trường này cũng sẽ ngày càng được chú trọng hơn nữa, vậy các marketers cần chuẩn bị gì cho giai đoạn sắp tới?

Lương Hạnh - MarketingAI

Theo thedrum

>> Có thể bạn quan tâm: Các thương hiệu FMCG nên triển khai hoạt động khuyến mãi trong mùa lễ hội như thế nào?

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.