Chiến lược chi phí thấp là gì? 10 chiến lược trong marketing doanh nghiệp phải biết

18 Thg 07

Trong nền kinh tế phát triển thì kinh doanh, thương trường là chiến trường cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Việc tiếp cận khách hàng để tạo ra lợi nhuận luôn là bài toán khó với các Marketer. Thế nhưng với sự ra đời của truyền thông số và Digital Marketing thì việc tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn bao giờ hết mà chi phí còn khá rẻ. Vậy bạn đã biết rõ chiến lược chi phí thấp là gì không? Và ưu và nhược và điểm của chiến lược chi phí thấp ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.

Chiến lược chi phí thấp là gì?

Chiến lược chi phí thấp (low cost strategy) là một hệ thống các cơ chế, hành động của doanh nghiệp nhằm sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ với giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo tính năng phù hợp với nhu cầu khách hàng. Thông thường, doanh nghiệp sử dụng chiến lược chi phí thấp để bán các sản phẩm theo chuẩn số đông khách hàng trong ngành. Để làm được điều này thì doanh nghiệp phải tập trung kiểm soát để giảm chi phí xuống mức thấp nhất có thể và phải thấp hơn đối thủ cạnh tranh.

chiến lược chi phí thấp là gì? Chiến lược chi phí thấp là gì?

Để một công ty trở thành người dẫn đầu về chi phí, cần phải có những thế mạnh nội bộ sau:

  1. Tiếp cận nguồn vốn để có những khoản đầu tư đáng kể
  2. Hiệu quả trong hệ thống sản xuất
  3. Chuyên môn hóa để cải thiện quy trình sản xuất

Ví dụ về chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp

Chiến lược chi phí thấp của Vinamilk: Vinamilk theo đuổi chiến lược chi phí thấp để là vượt trội đối thủ cạnh tranh bằng cách tạo ra các sản phẩm thấp hơn các công ty nước ngoài trong bối cảnh có trên 40 doanh nghiệp đang hoạt động, hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại, trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc gia, cạnh tranh quyết liệt. Hiện tại, Vinamilk khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam. Những năm trước thị phần của Vinamilk chỉ 17% thì năm 2010 đã là 25% và càng ngày càng tiếp tục tăng trưởng. Sữa và các sản phẩm từ sữa của công ty chiếm khoảng 50% thị phần toàn quốc. Sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sữa tươi, sữa bột, sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phô mai.

Ưu, nhược điểm của chiến lược chi phí thấp

Ưu điểm

Chiến lược chi phí thấp sẽ đem đến cho doanh nghiệp những ưu điểm nổi bật sau:
  • Chi phí sản xuất bỏ ra thấp hơn khiến doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng, tăng lợi nhuận
  • Doanh nghiệp có lợi hơn trong việc đặt giá, bảo vệ doanh nghiệp khỏi đối thủ cạnh tranh nhờ lợi thế về chi phí
  • Doanh chịu ảnh hưởng ít hơn với bên cung cấp khi tăng giá hay khách hàng ép giá
  • Cạnh tranh với các đối thủ khác, cản trở đối thủ gia nhập thị trường
Ưu và nhược điểm của chiến lược chi phí thấp Ưu và nhược điểm của chiến lược chi phí thấp

Nhược điểm

Tuy có nhiều ưu điểm những chiến lược chi phí thấp cũng có những nhược điểm như:
  • Tập trung vào cắt giảm chi phí để tăng doanh thu có thể khiến doanh nghiệp không đạt được lợi nhuận như mong muốn
  • Đối thủ cạnh tranh cũng co thể làm theo, có thể triệt tiêu những lợi ích của doanh nghiệp
  • Có thể làm ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu đối với khách hàng.
  • Các yếu tố bên ngoài như: nhu cầu khách hàng, sự phát triển của khoa học, công nghệ,...

Chiến lược chi phí thấp hoạt động ra sao?

Chiến lược chi phí thấp là một chiến lược định giá trong đó một công ty cung cấp một mức giá tương đối thấp để kích thích nhu cầu và giành thị phần. Đây là một trong ba chiến lược tiếp thị chung (bên cạnh chiến lược phân biệt và chiến lược tập trung cho hai công ty khác) có thể được sử dụng bởi bất kỳ công ty nào và thường được sử dụng ở nơi sản phẩm có ít hoặc không có lợi thế cạnh tranh hoặc khối lượng sản xuất.

chiến lược chi phí thấp hoạt động như thế nào
Điều kiện áp dụng chiến lược chi phí thấp - (Nguồn: Art Marketing)

Về cơ bản chiến lược chi phí thấp hoạt động nhằm giảm giá các sản phẩm, thế nhưng để tiếp thị cho sản phẩm đó là điều không dễ. Tiếp cận khách hàng ở thời đại ngày nay tuy dễ mà khó, nó có nhiều công cụ hỗ trợ, nhưng vì nhiều nên dễ bị loạn thông tin, đôi khi nó là con dao hai lưỡi đây được coi là nhược điểm của chiến lược chi phí thấp. Tuy vậy chiến lược chi phí thấp trong Marketing là điều sẽ hỗ trợ "đắc lực" các Marketer trong việc tạo ra khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên chi phí bỏ ra cho Marketing khá lớn, thế nhưng có những công cụ chi phí thấp vừa hiệu quả mà giúp tiết kiệm ngân sách cho công ty của mình.

10 Chiến lược chi phí thấp trong Marketing

1. Tạo ra cuộc thi trên Social Media

Tạo ra những cuộc thi trên mạng xã hội là một cách thực sự hiệu quả để xây dựng nhận thức thương hiệu cho khách hàng đồng thời tạo ra khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp mà chi phí bỏ ra rất thấp. Một điều nữa là giải thưởng đề ra cho doanh nghiệp của bạn sẽ hấp dẫn đối tượng khán giả mục tiêu, và tạo động lực để họ có thể tham gia cuộc chơi của doanh nghiệp. Chính những sự chia sẻ của người chơi sẽ giúp thương hiệu phổ biến với bạn bè của khách hàng, có thể tạo ra được lượng nhận diện thương hiệu tốt, có thể thu hút khách hàng tiềm năng mà chi phí bỏ ra là rất thấp.

Tạo ra một cuộc thi trên mạng xã hội
Tạo ra một cuộc thi trên mạng xã hội là một trong những chiến lược chi phí thấp hiệu quả (Nguồn: bluefountainmedia)

2. Sự kiện cộng đồng

Tổ chức các sự kiện ở địa phương thường là một phương pháp chi phí thấp để đạt được sự tương tác trong cộng đồng của bạn và xây dựng danh tiếng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng phải được lên kế hoạch cẩn thận để đảm bảo bạn không vượt quá ngân sách của doanh nghiệp. Các Marketer cũng có thể sử dụng phương tiện truyền thông xã hội (một phương pháp tiếp thị chi phí thấp khác) để quảng bá sự kiện của mình để có được phạm vi tiếp cận rộng hơn, tăng được độ phủ với khách hàng.

3. SEO (Search Engine Optimization)

SEO hay còn biết đến với cái tên "Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm", đây là công cụ có nhiều lợi ích cho marketer. Nó sẽ giúp tối ưu thanh công cụ tìm kiếm có liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp bạn đang hoạt động, và hiển thị sẽ ưu tiên xuất hiện trên trang đầu tiên của trang kết quả công cụ tìm kiếm (SERP). Để bắt đầu với việc tối ưu hóa nội dung của bạn hay tìm hiểu những công cụ SEO và lợi ích nó mang lại, vì đây là chiến lược khá phù hợp với doanh nghiệp có kinh phí hạn hẹp.

SEO là một hình thức giảm bớt chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp
SEO là một hình thức giảm bớt chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp (Nguồn: Digistar)

4. Quảng cáo truyền thông xã hội

Tiền chi cho quảng cáo trên internet đã vượt qua số tiền đã chi cho quảng cáo trên báo chí từ năm 2013. Trước khi kết thúc năm 2017, eMarketer dự đoán rằng chi tiêu quảng cáo trên internet sẽ vượt qua chi tiêu quảng cáo truyền hình. Điều này có nghĩa là bạn cần phải chi tiêu một tài sản trên các quảng cáo truyền thông xã hội để theo kịp với đối thủ cạnh tranh của bạn? Câu trả lời là "Không!", với ngân sách CPC nhỏ (trả cho mỗi nhấp chuột) cho quảng cáo truyền thông xã hội, bạn có thể bắt đầu chiến lược tiếp thị của mình và tiếp cận hàng nghìn người hàng ngày. Facebook, Twitter, Instagram, Snapchat và Google đều cung cấp quảng cáo PPC với giá thấp nhất là 5 USD.

5. Những chương trình giới thiệu khách hàng

Chương trình giới thiệu cung cấp cho khách hàng hiện tại một phần thưởng, có giá trị đối với họ, để giới thiệu khách hàng khác cho doanh nghiệp của bạn. Với một khoản đầu tư tiền tệ nhỏ, một chương trình giới thiệu có thể "kết nạp" cho bạn nhiều khách hàng tiềm năng và giúp bạn có được cơ sở khách hàng trung thành.

6. Những diễn đàn (Forum)

"Đừng ở trong bóng tối", đó là câu khẩu hiệu bất hủ của giới kinh doanh. Hãy đưa doanh nghiệp của mình tới những diễn đàn để thảo luận, và chủ động nói về các sản phẩm dịch vụ, lồng ghép khéo léo để nhắc tới những chủ đề trong ngành của bạn và các doanh nghiệp có liên quan đến thương hiệu của bạn. Điều này sẽ giúp bạn truyền thông, PR về sản phẩm đến những khách hàng và những công ty quan tâm đến ngành bạn đang kinh doanh. Việc lên những forum là một chiến lược chi phí thấp trong Marketing mà doanh nghiệp nên thử.

Tạo dựng diễn đàn làm nơi trao đổi thông tin
Tạo dựng diễn đàn làm nơi trao đổi thông tin sẽ giúp doanh nghiệp có được tệp khách hàng với chi phí thấp (Nguồn: gercekdiyetisyenler)

7. Email Marketing

Với hơn 205 tỷ email được gửi hàng ngày, email vẫn là kênh sinh lợi và chi phí thấp để kết nối với đối tượng mục tiêu của bạn. Chiến lược tiếp thị qua email hay email marketing tốt có thể hướng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn, tạo khách hàng tiềm năng đủ điều kiện, giúp bạn có được nhiều khách hàng trung thành hơn và nhiều hơn nữa, và nó còn tạo ra được lượng khách hàng tiềm năng khá lớn.

8. Kết nối mạng lưới kinh doanh

Các liên hệ và cơ hội bán hàng đến từ mạng lưới kinh doanh là vô giá. Các chủ doanh nghiệp khác có thể giúp bạn xác định các "điểm mù" trong Marketing của bạn, giới thiệu khách hàng cho bạn, hướng dẫn bạn và hơn thế nữa. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn đang làm tương tự cho họ, và rằng bạn nuôi dưỡng những mối quan hệ theo thời gian. Nhờ những doanh nghiệp cùng ngành, liên kết với họ để hỗ trợ lẫn nhau hoặc giúp doanh nghiệp mình tốt lên. Chính những sự kết hợp mạng lưới kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà có thêm nhiều mối quan hệ để phát triển doanh nghiệp.

9. Freebie (Tặng quà miễn phí)

Freebie là quà tặng miễn phí khi mua một vật gì đó người bán hàng tặng cho một món quà khác, cũng có những cửa doanh nghiệp khi khách hàng đến mua đồ sẽ được tặng thêm một món quà gì đó, hoặc là mua một tặng một. Có rất nhiều cách để tri ân khách hàng, hoặc lôi kéo họ đến với doanh nghiệp của mình. Thường tâm lý chung là đến 80% khách hàng muốn mua khi có khuyến mãi, vì vậy cách sử dụng Freebies như là điều để doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí Marketing vừa hấp dẫn được khách hàng đến với sản phẩm/ dịch vụ của mình.

Chiến lược tặng quà miễn phí
Chiến lược tặng quà miễn phí là một hình thức quảng bá sản phẩm với chi phí rẻ (Nguồn: Intonet)

10. Tiếp thị nội dung

Con đường ngắn nhất chinh phục đến khách hàng là bằng "Content siêu chất". Đây có thể là kim chỉ nam để doanh nghiệp tấn công đến khách hàng, thế nhưng để áp dụng hiệu quả thì không phải marketer nào cũng có thể làm được hiệu quả. Đem ra những thông điệp ý nghĩa hay những câu chuyện có thể "chạm" tới cảm xúc của khách hàng quả thực rất khó. Tiếp thị nội dung là một chiến lược chi phí thấp trong Marketing, nó giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc định vị sản phẩm và tăng độ phủ. Vì vậy hãy sử dụng chiến lược này như một cách tối ưu cho doanh nghiệp của bạn.

Kết luận

Marketing là điều rất quan trọng, nó quyết định đến doanh thu của doanh nghiệp sau này, điều này không có nghĩa nó là một liên doanh thâm dụng vốn. Dưa vào những ưu và nhược điểm của chiến lược chi phí thấp có thể thấy dù chi phí thấp nhưng những hiệu quả mà nó mang lại thì quả là ngoài sức tưởng tượng với doanh nghiệp. Qua việc tìm hiểu về chiến lược chi phí thấp là gì này và xem cách chúng có thể phát triển cả doanh nghiệp và chiến lược tiếp thị tổng thể của bạn hay không?

Xem thêm:

Thắng Nguyễn - Marketing AI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.