Chiến lược Marketing của Adayroi: "Hồng nhan bạc phận" của ngành E-Commerce

04 Thg 12

Hầu hết các lĩnh vực mà Vingroup tham gia thị trường thi mọi hoạt động mà hãng nhúng tay vào đều thu về những thành tích rất khả quan. Thế nhưng, một dự án của Vin đang gặp khá nhiều khó khăn trong việc thu hút sự chú ý từ dư luận đó chính là Adayroi, trang thương mại điện tử đầu tiên của tập đoàn này thành lập từ năm 2015. Mặc dù trải qua gần 5 năm phát triển, nhưng những gì mà thương hiệu này gặt hái được vẫn còn hạn chế. Hày cùng MarketingAI đi tìm hiểu xem chiến lược Marketing của Adayroi như thế nào và hãng có đang gặp bất lợi trên mặt trân với các brand khác hay không?

Chiến lược Marketing của Adayroi: Xuất phát điểm cực thuận!

Adayroi là thương hiệu TMĐT của tập đoàn đình đám Vingroup, cái tên này được ra mắt vào năm 2015 và chẳng mất quá nhiều thời gian để hãng thu về lượng quan tâm lớn từ dư luận và chiếm được khá nhiều thị phần. Mổ phần, mô hình kinh doanh của Adayroi gây nhiều ấn tượng với khách hàng khi nó khác bất kỳ thương hiệu nào khác đang hoạt động trên thị trường, họ là B2B2C. Tham vọng của Adayroi là một nền tảng phân phối tiếp cận tới khách hàng trực tiếp và sẽ là "Alibaba của Việt Nam" khi có thể thâu tóm được thị trường như cách mà gã khổng lồ Trung Quốc đã làm. Cụ thể, họ không cần kho tổng chứa hàng và tự xây logistic mà không cần qua đơn vị vận chuyển trung gian như các thương hiệu TMĐT khác. 

Dự án nào của Vingroup cũng được đánh giá cao bởi ý tưởng cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng vào giao diện và vận hành. Cũng từ VinEcom, thị trường mới được rõ sự chịu chi của Vingroup, khi không tiếc tiền mời những cao thủ trong ngành thương mại điện tử, nhiều người từ chính các đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược Marketing của Adayroi: Xuất phát điểm cực thuận!
(Nguồn: Adayroi.com)

Thế nhưng, màn ra mắt của Adayroi lại gặp rất nhiều trở ngại lớn khi mà hãng phải rời ngày ra mắt không phải 1 mà những 2 lần liên. Sự quan tâm của công chúng với website thương mại điện tử cũng từ đó mà giảm nhiệt đi, mọi người rất kỳ vọng về một sản phẩm của Vingroup có đủ tiềm lực để thống lĩnh thị phần mà Lazada thống lĩnh lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, tại thời điểm đó, mặc dù sớm được mong chờ và đạt được rất nhiều thành công về tỷ lệ Buzz Volume, hay độ nhận diện cao từ khi chưa ra mắt, nhưng hãng lại trở thành "quả bom xịt" của Vingroup khi không đạt được thành công như kỳ vọng. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu chiến lược Marketing của Adayroi là gì và hãng đã có những Campaign nào để thu hút thị phần trong suốt những năm qua?

>> Đọc thêm: Chiến lược marketing của trà sữa chamichi

Chiến lược Marketing của Adayroi: Có tiếng mà không có miếng!

Vào thời điểm ra mắt, Adayroi gây ấn tượng với danh mục hàng hoá khá rộng, thế nhưng sẽ hơi khó khăn khi định hình rõ ràng trong tâm trí người tiêu dùng, đó có thể là một cửa hàng vừa thịt, rau củ quả, bánh kẹo, vừa bán phiếu nghỉ dưỡng du lịch, cho tới ô tô, thiết bị điện tử, điện máy. Tóm lại, Adayroi có thể cạnh tranh với các thương hiệu TMĐT khác cùng một lúc.

Trên lý thuyết, mô hình kinh doanh của Adayroi hoàn toàn thuyết phục, với giới đầu tư đây được xem là thương hiệu hoàn chỉnh đáng mơ ước và được dự đoán sẽ rất tiềm năng trong tương lai. Chiến lược Marketing của Adayroi được thực thi như sau:

Hiện diện phủ sóng song hành On - Off

Đầu tiên và trên hết có thể thấy được rằng, Adayroi là một tên tuổi đến từ nhà Vingroup, chính bởi lý do đó kênh truyền thông cũng như độ phủ của nó vào thời điểm ra mắt rất được trông đón. Thêm vào đó, thương hiệu đình đám này cũng được chăm chút cực kỳ kỹ lưỡng về mặt truyền thông, Branding thương hiệu của mình.

Từ trước khi thời điểm ra mắt, Adayroi đẩy rất mạnh về hình ảnh, tạo ra cho người dùng những "ma trận", tiếp cận họ một cách dồn dập nhất, tạo ra cho khách hàng độ nhận diện lớn. Xét về khoản Online, hãng quan hệ báo chí, PR mạnh trên những trang web có độ phủ cao, tập trung nhiều đối tượng từ 20 - 30 tuổi (Target Audience mà Vin muốn hướng cho Adayroi). Kenh14, Dantri, ICTNews, VnExpress... là những trang tin mà hãng tập trung để truyền thông nhằm hướng đến đối tượng mà mình muốn tiếp cận. Phương pháp này đem lại cho Adayroi nhiều thành công khi mà độ phủ của thương hiệu đạt được những thành tự lớn trước khi ra mắt chính thức.

Chiến lược Marketing của Adayroi: Hiện diện phủ sóng song hành On - Off
(Nguồn: BrandsVietnam)

Offline cũng là một hình thức mà Adayroi sử dụng khá mạnh tay trong thời điểm trước khi ra mắt khi hãng tận dụng "hệ sinh thái" rất lớn của mình để đặt những Poster ra mắt. Thậm chí, tại những cửa hàng của Vinmart, hãng cũng truyền thông hình ảnh của trang TMĐT này rất mạnh tay khi hình ảnh thương hiệu xuyên suốt trên hệ thống cửa hàng toàn quốc. Những chương trình của Vingroup vào thời điểm 2015 nhấn mạnh rất nhiều vào cái tên này, sự chuẩn bị dồn lực cho đứa con chào đời hết sức chu đáo và thận trọng. Truyền thông Online và Offline của Adayroi được đánh giá khá cao, có thể thấy chỉ số Buzz Volume thời điểm đầu vượt trội hơn hẳn so với những thương hiệu đối thủ thời bấy giờ. Thời điểm Launching sản phẩm của các thương hiệu mang mác Vingroup đều đạt được những điểm nhấn nhất định, và với chiến lược Marketing của Adayroi cũng chẳng phải ngoại lệ.

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Shopee

Tận dụng hệ sinh thái khổng lồ từ Vingroup

Chiến lược Marketing của Adayroi đạt được những thành công lớn như vậy một phần nhờ đến những "Background" quá khủng của Vingroup. Tại thời điểm đó, Vingroup vẫn là một tập đoàn đang phát triển mạnh những kênh bán lẻ như Vinmart, hệ thống chung cư cao cấp Vinhomes, và trung tâm thương mại Vincom đã có chỗ đứng rất mạnh tại những tỉnh thành trọng điểm. Chính bởi thế, khi mới ra mắt Adayroi đã "ngậm thìa vàng" khi sở hữu kênh phân phối rộng lớn khắp toàn quốc. Vinmart có cho mình các sản phẩm bán lẻ và đồ gia dụng, trong khi Vincom cũng là nơi hãng bán những Voucher, hay người dùng Vinhomes sở hữu lượng cư dân khổng lồ từ những khu chung cư hiện đại bậc nhất ở nhiều thành phố lớn.

Chiến lược Marketing của Adayroi: Tận dụng hệ sinh thái khổng lồ từ Vingroup
Adayroi áp dụng ma trận swot của Vingroup và tận dụng được phần lớn hệ sinh thái này (Nguồn: VnExpress)

Tất cả những điều này, tạo ra cho Adayroi lượng lớn khách hàng đổ về ngay từ khi mới ra mắt, một điều mà nhiều thương hiệu khác rất thèm muốn. Chiến lược Marketing của Adayroi đi theo những thành công cũng rất đỗi tự hào mà ông lớn Amazon đã đạt được khi mà tập trung vào trải nghiệm mua sắm thật sự và kết nối khách hàng với nhà bán lẻ. Thật sự, Vinmart hay VinPro và cả Vincom là những kênh hỗ trợ cực kỳ đắc lực cho thương hiệu E-commerce này kể từ khi nó đi vào hoạt động. Bởi vì khó khăn lớn nhất mà các thương hiệu Thương mại điện tử gặp phải là tệp Data khách hàng, nhưng với "đứa con" của Vingroup thì khác. Hãng đã sở hữu một tệp khách hàng khổng lồ và tiềm năng ngay từ khi công chúng còn chưa biết tớ. Chính bởi lợi thế tiềm năng đó đã khiến Adayroi đạt được những thành tựu các hãng khác khó lòng có thể đạt được.

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Lazada

Tiềm năng là vậy nhưng chiến lược Marketing của Adayroi lại hoàn toàn bị lép vế?

Tại sao nói, Adayroi hoàn toàn chịu thế lép vế cho tới thời điểm hiện tại, cũng bởi vì hãng đang lạm dụng quá nhiều vào tên tuổi và hệ sinh thái có sẵn từ Vingroup. Cho tới quý 3/2019 vừa rồi, Adayroi bị đẩy xuống vị trí thứ 9 trên bảng xếp hạng các Brand có lượng truy cập nhiều nhất, trong khi Sendo có màn vươn lên mạnh mẽ trong quý qua, và Tiki cùng Thegioididong là 2 cái tên của Việt Nam đẩy Lazada ra khỏi top dẫn đầu.

Trong khi Lazada thời điểm sáp nhập vào Alibaba 2016 có những chiến dịch cực kỳ thu hút người dùng khi áp dụng một loạt những chương trình Sale sập sàn như "Mưa Sale bằng", "Truyền nhân đón Tết, thích gì sắm hết"... những chiến dịch này có sự góp mặt của nhiều ngôi sao nổi tiếng như Tóc Tiên, Kaity Nguyễn và Will. Hay Shopee năm 2018 cũng nổi lên là một tên tuổi lớn với TVC Viral nhất năm đó và tạo ra một cú hích mạnh trên thị trường khi vượt mặt Lazada thống lĩnh bản đồ TMĐT Việt Nam cho tới hiện nay. Tiki cũng tạo ra một chiến dịch "đốt tiền" khi đi cùng sao lớn trong chuỗi các MV ca nhạc gần đây, những MV "nhuốm" yếu tố quảng cáo của Tiki dù gây tranh cãi lớn nhưng tỷ lệ Engagement của nó trên thị trường là rất lớn khiến năm 2019 trở thành một năm đáng nhớ của Tiki.

Adayroi vẫn khiêm tốn ở vị trí thứ 9 với lượng truy cập ít ỏi
Adayroi vẫn khiêm tốn ở vị trí thứ 9 với lượng truy cập ít ỏi (Nguồn: Iprice)

Bởi lẽ Adayroi có vẻ vẫn chỉ tập trung cho hoạt động bán hàng và khuyến mãi, thay vì các chiến dịch truyền thông rầm rộ. Chiến dịch Marketing của Adayroi không thực sự tốt khi bước vào giai đoạn hoạt động trên thị trường, khi mà hãng bị lấn át với các đối thủ của mình. Đặc biệt, các đối thủ Shopee, Tiki, Sendo đang có những bước tiến vượt bậc trong 2 năm trở lại đây biến bản đồ thương mại điện tử có những sự xáo trộn lớn. Ngành thương mại điện tử được xem như là một thị trường tiềm năng bậc nhất hiện nay, nhưng Adayroi mặc dù có lợi thế sẵn có ngay từ thời điểm ra mắt, nhưng hãng vẫn chưa đạt được những thành công và để tụt lại phía sau so với các tên tuổi đối thủ cạnh tranh.

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Tiki

Tạm kết

Chiến lược Marketing của Adayroi mặc dù làm rất tốt trong thời gian đầu, hãng cũng sử dụng những "Kênh phân phối" rộng lớn từ Vingroup. Thế nhưng, chính sự ỷ lại đó đã khiến thương hiệu này hụt hơi trong thời gian đua tranh khốc liệt nhất với những thương hiệu khác. Khi mà thị trường đang dần định hình và thị phần ổn định với các thương hiệu khác thì Adayroi đang rơi vào thế tự làm khó mình khi quá thụ động trong thời gian qua. Hãy cùng chờ xem, hãng có thể làm gì được trong năm 2020 tới đây để có thể bùng nổ trước các brand đối thủ của mình.

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.