Chiến lược marketing của L’Oréal: Ông lớn ngành mỹ phẩm thế giới

04 Thg 05

Tuy nhiên giờ đây có vẻ các cách marketing truyền thống đã trở nên có chút “lỗi thời”, và  L’Oréal cũng nhận ra điều đó, “gã khổng lồ người Pháp” cần thay đổi để bắt kịp với xu hướng thế giới. Cùng tìm hiểu về chiến lược marketing của Loreal trong bài viết sau đây nhé!

Tổng quan về L’Oréal 

L’Oréal S.A. là một công ty chăm sóc cá nhân của Pháp có trụ sở chính tại Clichy, Hauts-de-Seine với văn phòng đăng ký tại Paris. Đây là công ty mỹ phẩm lớn nhất thế giới và đã phát triển các hoạt động trong lĩnh vực tập trung vào chăm sóc da, chống nắng, trang điểm, nước hoa và chăm sóc tóc. Đây là tập đoàn mỹ phẩm hàng đầu trên thế giới với gần 20 thương hiệu quốc tế và được bày bán trên 130 quốc gia. L’Oréal đã có mặt tại Anh quốc hơn 70 năm qua và đây là chi nhánh lớn thứ 4 của L’Oréal ở Châu Âu, thứ 5 trên thế giới.

Tổng quan về L’Oréal 

Ma trận SWOT của L’Oreal

Điểm mạnh Thương hiệu nổi tiếng: Đây là thương hiệu nổi tiếng của Pháp ra đời từ năm 1909. Với hon 100 năm hoạt động, Loreal hiện đang đi đầu trong những tập đoàn về ngành mỹ phẩm trên toàn thế giới với doanh thu lên đến 23 tỷ cùng đội ngũ nhân viên hơn 7000 người. L''oreal có mặt tại Việt Nam từ năm 2007 với các dòng sản phẩm của 28 thương hiệu quốc tế khác thuộc quyền sở hữu của L''oreal. Các thương hiệu này luôn được đông đảo người Việt tin dùng. Chất lượng sản phẩm tốt: Thành phần của sản phẩm luôn lành tính, không chứa các chất gây hại cho da và sức khỏe. Các dòng sản phẩm đều được các chuyên gia nổi tiếng có chuyên môn cao nghiên cứu và kiểm duyệt nghiêm ngặt ngay từ việc lựa chọn nguyên liệu đến khi ra đời sản phẩm. Điểm yếu Bộ máy vận hàng cồng kềnh: Do đây là tập đoàn lớn lên khó tránh khỏi việc bộ máy vận hành chậm chạp, cồng kềnh. Việc quản lý nhân sự cũng là mối quan tâm hàng đầu của Loreal bời chi phí cho nguồn nhân lực là rất lớn. Cạnh tranh từ các thương hiệu mỹ phẩm: Thương hiệu đang chị sức mạnh đáng gờm từ các tập đoàn đồ sộ phương Tây như: Estée Lauder, LVMH,... Ma trận SWOT của L’Oreal   Cơ hội Thị trường mỹ phẩm giàu tiềm năng: Với đời sống ngày được nâng cao đã có nhiều phụ nữ Việt lựa chọn chăm sóc sắc đẹp như nhu cầu cần thiết. Dự kiến trong 10 năm tới, tốc độ tăng trưởng của thị trường mỹ phẩm dưỡng da và trang điểm của Việt Nam sẽ ở mức 2 con số và các nhãn hiệu mỹ phẩm châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản… ngày càng được ưa chuộng. Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường: Các sản phẩm có bao bì thân thiện với môi trường ngày càng trở lên phổ biến. Vì vậy, trong những năm qua L''oreal đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường các giải pháp sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường nhằm chung tay hướng tới thế giới khỏe mạnh. Thách thức Hàng giả tràn lan: Thị trường mỹ phẩm của L’Oreal tại Việt Nam gần như đang được thống trị bởi hàng xách tay và hàng giả đến hơn 60%. Cạnh tranh gay gắt: Giữa cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt đó, những thương hiệu đến từ các quốc gia Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản dường như chiếm được ưu thế, do phù hợp với làn da châu Á. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của L’Oreal.

L’Oréal tôn vinh những phụ nữ có màu da tự nhiên trong chiến dịch mới

Chiến lược Marketing của Loreal

Về sản phẩm

Ngành hàng Cao cấp L''Oréal có sứ mệnh cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất và các trải nghiệm thương hiệu thật sự độc đáo. Ngành hàng Cao cấp có danh mục thương hiệu bao gồm 26 thương hiệu, trong đó có 17 thương hiệu toàn cầu, bao gồm các thương hiệu lớn, được kỳ vọng cao và được nghiên cứu bởi chuyên gia đa ngành như Lancôme, Yves Saint Laurent và Giorgio Armani. Ngành hàng Dược mỹ phẩm là ngành Dược mỹ phẩm dẫn đầu thế giới, với các thương hiệu chăm sóc da quốc tế được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng, được phân phối tại các hệ thống chăm sóc sức khỏe rộng khắp toàn cầu, bao gồm nhà thuốc, cửa hàng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, spa và các nhà bán lẻ trực tuyến.

Về giá cả

Như đã nói, danh mục thương hiệu thường được L’Oréal phân loại theo thị trường mục tiêu của họ, chẳng hạn như thị trường mỹ phẩm đại chúng, chuyên nghiệp, cao cấp. Vì vậy giá cả cũng tùy thuộc vào từng phân khúc. Chiến lược giá của L''Oréal

Về phân phối

L’Oréal phân phối rộng rãi trên khắp Việt Nam. Hầu hết các sản phẩm của L’Oréal đều có tại các siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng mỹ phẩm cao cấp tại những thị trường mà hãng tập trung nhắm đến. Với một số thương hiệu định vị cao cấp, tập đoàn có chiến lược phân phối độc quyền, chẳng hạn Lancôme. Chiến lược kênh của Lancôme là sử dụng phân phối độc quyền, giúp tăng cường hình ảnh của Lancôme và cho phép nhận diện cao hơn trên thị trường. Lancôme phân phối thông qua chuỗi cửa hàng tại trung tâm thương mại Parkson. Lancôme có 4 cửa hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, và 2 cửa hàng ở Hà Nội là những thành phố lớn tại Việt Nam, hơn thế những nơi này có tỷ lệ thu nhập cao hơn so với những thành phố còn lại.

Về chiến lược tiếp thị

L''Oréal Group là một trong những thương hiệu làm đẹp và mỹ phẩm lớn nhất trên thế giới. Vào trong bất kì một cửa hàng thuộc chuỗi dược phẩm Walgreens, bạn đều có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm của L''Oréal. Với hơn 9 tỷ đô được chi ra cho quảng cáo và khuyến mãi vào mỗi năm, L''Oréal luôn cố gắng để tăng độ phủ sóng khắp nơi. Các thương hiệu làm đẹp luôn ngập tràn trong 60 trang đầu của tạp chí Vogue hay trên những quảng cáo Tivi. Xu thế tiếp cận thị trường đại chúng này đã được L’Oréal triển khai từ năm 1925, khi công ty bắt đầu muốn nâng cao dần nhận thức của khách hàng về mình. Về chiến lược tiếp thị của L''oreal Tuy nhiên giờ đây có vẻ các cách marketing truyền thống trên đã trở nên có chút “lỗi thời”, khi mà những  topic về làm đẹp xuất hiện hơn 4 tỷ lần một năm trên Google và  quyết định mua hàng của người tiêu dùng ngày càng bị ảnh hưởng bởi các phương tiện truyền thông xã hội. Và đương nhiên L’Oréal cũng nhận ra điều đó, “gã khổng lồ người Pháp” cần thay đổi để bắt kịp với xu hướng thế giới. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với CMO, Marc Speichart - CMO của L''Oréal đã nói rằng cách tiếp cận của L''Oréal hiện nay thường tập trung vào những "long tail (các cụm từ khóa gồm 4 hay 5 từ trở lên) trong content" cho  "giai đoạn đánh giá" của người tiêu dùng. "Chúng tôi nhận ra rằng không nên chỉ có những content liên quan đến đa số," ông giải thích. "Thay vào đó, chúng tôi sẽ tạo ra nhiều asset khác nhau đáp ứng được hết mọi yêu cầu khác nhau của khách hàng. " Trong suốt thời gian ở vị trí CMO, ngân sách mà Speichart dành cho Digital đã tăng gấp đôi so với trước. Speichart khuyến khích sự đổi mới  bằng cách thông qua một loạt những sáng kiến. L''Oréal đã dành riêng một khoản tiền cho The Next Fund -  một ý tưởng về việc các thương hiệu sẽ chia sẻ những thành công hay thất bại trong Digital Marketing của mình với một nhóm những thương hiệu khác.   chiến lược marketing của loreal Trong thử nghiệm Marketing gần đây nhất, L''Oréal đã chuyển từ việc xuất bản sách sang hướng người dùng có tương tác trực tiếp thông qua công nghệ. Tại Liên hoan phim Cannes tháng 5 vừa qua, thương hiệu đã cho ra mắt Makeup Genius, một ứng dụng quét khuôn mặt và cho phép bạn thử gần như tất cả mọi sản phẩm L''Oréal khác nhau. Ứng dụng nhằm khuyến khích những trải nghiệm cá nhân của người sử dụng với hơn 300 sản phẩm L''Oréal . Ngoài “The Infallible Look” và “Evening Smokey,”  người dùng còn có thể thử những trang bìa khác nhau của L''Oréal, từ Freida Pinto đến Julianne Moore. Tờ New York Times gọi đây là một tiến bộ lớn cho "interactive mirror", một công nghệ khơi dậy sự quan tâm của rất nhiều người.

Chiến lược Marketing của Innisfree – Thương hiệu mỹ phẩm xanh toàn cầu

Kết Bằng cách đầu tư vào những nền tảng có tính tương tác cao và nội dung phong phú, chiến lược marketing của L''Oréal đã bắt đầu định vị mình là một thương hiệu khá gần gũi, chứ không còn là gã khổng lồ khó gần trong ngành mỹ phẩm. Và L''Oréal sẽ còn tiến rất xa trong ngành Digital Marketing ở tương lai.

Nguồn: contently.com

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.