Chủ Nhật, Tháng Hai 28, 2021
Hotline: 0914.418.789
Email: marketingai@admicro.vn
  • PR
  • Cho nhà quản lý
  • Case Study
  • Chuyển đổi số
  • Góc nhìn Admicro
Marketing Admicro
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Marketing news
  • Digital marketing
    • Social Media
    • SEO/SEM
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Video Marketing
    • Mobile Marketing
    • Display ads
  • Brands
  • Tài liệu – Báo cáo
    • Báo cáo thị trường
    • Tài liệu Marketing
    • Phần mềm
  • Infographic
  • Sản Phẩm Admicro
    • Book bài PR
    • Webuy
    • Corporate Branding
  • Trang chủ
  • Marketing news
  • Digital marketing
    • Social Media
    • SEO/SEM
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Video Marketing
    • Mobile Marketing
    • Display ads
  • Brands
  • Tài liệu – Báo cáo
    • Báo cáo thị trường
    • Tài liệu Marketing
    • Phần mềm
  • Infographic
  • Sản Phẩm Admicro
    • Book bài PR
    • Webuy
    • Corporate Branding
No Result
View All Result
Marketing Admicro
No Result
View All Result
Home Digital marketing

CPL là gì? CPL có tầm quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp?

Bởi Trọng Nghĩa
Th8 6, 2020
trong Digital marketing
0
194
VIEWS
Share on FacebookTwitterLinkedinEmailTelegram

Khi thực hiện một chiến dịch truyền thông Marketing nói chung và chạy một đợt quảng cáo nói riêng, mỗi Marketer đều cần phải chú ý đo lường hiệu quả. Bởi chỉ có đo hiệu quả bằng công cụ thì chúng ta mới biết mình có đang đi đúng hướng hay không và có cần phải chỉnh sửa gì cho kịp thời hay không. Người làm quảng cáo chắc chắn sẽ không thể không biết tới thuật ngữ CPL. Cùng MarketingAI tìm hiểu ở bài viết dưới đây để biết CPL là gì và tầm quan trọng cũng như ưu điểm, nhược điểm của CPL là gì nhé!

Mục Lục:

  • 1 Chiến dịch CPL là gì?
  • 2 Những lĩnh vực nên sử dụng quảng cáo CPL là gì?
  • 3 Tầm quan trọng của CPL trong sự phát triển của doanh nghiệp
  • 4 Ưu và nhược điểm khi chạy quảng cáo CPL là gì?
    • 4.1 Ưu điểm
    • 4.2 Nhược điểm
  • 5 Kết Luận

Chiến dịch CPL là gì?

CPL là viết tắt của cụm Cost Per Lead, tạm dịch là chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng. Hiểu đơn giản hơn thì CPL được coi như dạng định giá cho quảng cáo trực tuyến. Các nhà quảng cáo sẽ chi trả tiền cho mỗi hành động đặc biệt mà khách hàng thực hiện với mục tiêu là làm lợi cho chính nhà quảng cáo. Nhiều người còn gọi CPL như một chỉ số KPIs trong mỗi chiến dịch. Đích đến cuối cùng thì khách hàng điền vào các mẫu, bảng biểu… để cung cấp cho nhãn hàng/doanh nghiệp thông tin cá nhân như tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ nhà, địa chỉ gmail…

cpl-la-gi-01

CPL là gì? Cost per lead là gì ? lead trong marketing là gì(Nguồn: Masoffer)

Trong CPL có tồn tại khái niệm Lead – ám chỉ khách hàng tiềm năng/ khách hàng đầu mối. Đây được hiểu là những khách hàng truy cập vào trang của bạn trên nhiều nền tảng (Facebook, website, blog…). Sau đó, họ để lại thông tin tại trang của bạn như đã nêu trên. Từ đây, doanh nghiệp hoàn toàn có thể liên lạc trở lại với họ nhằm mục đích quảng bá các sản phẩm, dịch vụ thông qua hình thức tư vấn, tiếp thị…

Chỉ số CPL sẽ tùy thuộc vào chiến dịch mà doanh nghiệp bạn đang áp dụng (Adwords, Facebook…) và mang tính cụ thể hơn là tính tổng quan. Nếu như bạn muốn tính toán chỉ số CPL, hãy xem xét đến chi phí trung bình hàng tháng của chiến dịch, đồng thời so sánh nó với tổng số Lead được tạo ra trong một khoảng thời gian. Ví dụ cụ thể, nếu như trong một chiến dịch quảng cáo PPC (Pay per click) được thực hiện trong 3 tháng, thu về 10 Lead mà tổng chi phí bỏ ra là 500.000đ thì CPL=500/10=50.000đ. Đây quả là một phép tính, cách tính cpl đơn giản mà dễ hiểu.

cpl-la-gi-04

(Nguồn: Accesstrade)

>> Đọc thêm: Khái niệm cơ bản về CPA là gì, CPC là gì

Những lĩnh vực nên sử dụng quảng cáo CPL là gì?

Để biết được những lĩnh vực nào nên dùng dạng quảng cáo CPL, hãy cùng xem xét về bản chất cốt lõi của CPL. Đích đến của CPL là tạo ra các Lead, tức là thu về thông tin những khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm và có nhu cầu mua hàng chứ không phải những người sẵn sàng 100% bỏ tiền mua hàng. Vì thế quảng cáo CPL thích hợp cho những ngành nghề, cho những doanh nghiệp có sản phẩm mang giá trị cao. Những sản phẩm này thì khách hàng cần được tư vấn bởi đội ngũ rõ ràng. Họ sẽ cân nhắc kỹ và tìm hiểu thấu đáo trước khi quyết định mua hàng.

cpl-la-gi-02

Những lĩnh vực nên dùng CPL là gì? (Nguồn: Internet)

Ví dụ như ngành bất động sản, khi mà khách hàng muốn mua đất, nhà nhưng họ cần vay thêm vốn. Đó có thể là lĩnh vực du học khi mà khách hàng họ muốn được hỗ trợ tư vấn về tài chính và những vấn đề pháp lý liên quan. Đó còn là lĩnh vực bảo hiểm – khách hàng muốn biết thêm về những điều khoản ràng buộc trước khi mua bảo hiểm. Ngoài ra, lĩnh vực ô tô cũng sẽ rất tốt nếu như chạy quảng cáo CPL. Một số lĩnh vực khác có thể kể đến như dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục…

Tầm quan trọng của CPL trong sự phát triển của doanh nghiệp

Phải nhấn mạnh rằng CPL đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp, nhãn hàng. Một câu hỏi hay được các Marketers đặt ra đó chính là liệu CPL có tạo ra lợi nhuận và doanh thu lớn cho công ty của họ hay không? Câu trả lời ở đây là còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác. Dẫu cho CPL có vai trò quan trọng, nhưng không thể không chú ý đến chất lượng của các Lead thu về, đồng thời là khả năng chuyển đổi của bộ phận Sale, tư vấn để biến Lead trở thành khách hàng. Hay như uy tín của bên thực hiện việc tiếp thị cũng cần chú trọng.

cpl-la-gi-03

CPL có một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. (Nguồn: Accesstrade)

Lead dù mới là khách hàng tiềm năng, thế nhưng nếu doanh nghiệp biết tận dụng tốt data của họ thì CPL sẽ đạt hiệu quả tốt. Ngoài ra những thông tin thu về qua chiến dịch CPL sẽ giúp cho việc khai thác bán các sản phẩm khác dễ dàng hơn, đặc biệt là khi để tiếp thị trong tương lai nữa. Nói cách khác, Những Marketers khôn ngoan sẽ biết tận dụng Lead để đem về nhiều lợi nhuận và sử dụng được cho nhiều chiến dịch khác nữa.

Ưu và nhược điểm khi chạy quảng cáo CPL là gì?

Ưu điểm

Ưu điểm của chạy quảng cáo CPL đầu tiên là bởi tỷ lệ chia hoa hồng của nó cao hơn các hình thức khác như CPM (Cost Per Mile) hay CPC (Cost Per Click). Chỉ số CPL không hề phụ thuộc vào trang của bạn có số người xem hay số người nhấp vào nhiều hay ít. Mà CPL yêu cầu người xem cung cấp thông tin theo mục đích của doanh nghiệp. Dù yêu cầu đó cao hơn nhưng bù lại thì nó không hề phức tạp. Do đó tỉ lệ chia sẻ hoa hồng CPL cao hẳn hơn các hình thức nêu trên.

Điều làm cho hình thức CPL đơn giản hơn CPS là gì?. Tức là CPL thì không cần nhất thiết đơn hàng phải thành công. Thành công của CPL tính bằng việc người xem điền thông tin theo đúng yêu cầu của nhà cung cấp. Như thế thì các Publisher đã nhận được hoa hồng rồi.

cpl-la-gi-05

Bản chất CPL là gì? ưu điểm khi sử dụng CPL so với CPC, CPM là gì?, CPD là gì (Nguồn: CafeF)

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm, thì CPL cũng tồn tại nhiều hạn chế. Ví dụ như khi thiếu nhân lực hay nhân lực chưa đủ trình độ thì Lead sẽ khó có thể chuyển đổi thành khách hàng doanh nghiệp. Hơn nữa, CPL là một đích đến khó với nhãn hàng nào hạn chế về tài khoản quảng cáo, ngân sách. Thậm chí, sẽ là rủi ro lớn nếu như Lead thu về không chất lượng, khách hàng khai sai thông tin. Cuối cùng, Landing Page của doanh nghiệp nếu không đạt chuẩn thì tỉ lệ chuyển đổi sẽ càng thấp hơn nữa đó.

>> Đọc thêm: Landing Page là gì

Kết Luận

Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu CPL là gì, các lĩnh vực nên chạy CPL là gì và tầm quan trọng của CPL với doanh nghiệp. Đi cùng đó là ưu điểm, nhược điểm các Marketers nên nhớ trước khi quyết định chạy CPL. Hãy cân nhắc thật kỹ các chi phí cơ hội và tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm để chiến dịch quảng bá của bạn được thành công nhé!

Quang Minh – MarketingAI

5 / 5 ( 2 bình chọn )
Tags: CPLCPL là gì
Bài trước

Im lặng trong hỗn chiến Twitter, KFC ngấm ngầm đưa thịt thực vật lên một tầm cao mới

Bài tiếp theo

Theo Nikkei: Vinfast có thể sẽ xuất ngoại trong thời gian tới

Tin liên quan

[Phần 1] Hướng dẫn cơ bản về cấu trúc URL thân thiện với SEO

[Phần 2] Hướng dẫn cơ bản về cấu trúc URL thân thiện với SEO

Th2 26, 2021
[Phần 1] Hướng dẫn cơ bản về cấu trúc URL thân thiện với SEO

[Phần 1] Hướng dẫn cơ bản về cấu trúc URL thân thiện với SEO

Th2 26, 2021
5 lợi ích hàng đầu khi sử dụng VPN trong digital marketing

5 lợi ích hàng đầu khi sử dụng VPN trong digital marketing

Th2 25, 2021
Checklist 4 câu hỏi kiểm tra ý tưởng nội dung trước khi triển khai

Checklist 4 câu hỏi kiểm tra ý tưởng nội dung trước khi triển khai

Th2 25, 2021
Thống trị SERP 2021: mẹo cải thiện tỷ lệ click tự nhiên (CTR Organic) cho website

Thống trị SERP 2021: mẹo cải thiện tỷ lệ click tự nhiên (CTR Organic) cho website

Th2 23, 2021
Canonical là gì? Hướng dẫn sử dụng canonical URL hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu

Canonical là gì? Cách sử dụng và tối ưu hoá Canonical URL trong SEO

Th2 23, 2021

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

Checklist là gì? Ứng dụng của Checklist trong các ngành nghề công việc

Tổng hợp thống kê quan trọng về đánh giá trực tuyến marketer cần nắm rõ trong năm 2021

[Phần 2] Hướng dẫn cơ bản về cấu trúc URL thân thiện với SEO

[Phần 1] Hướng dẫn cơ bản về cấu trúc URL thân thiện với SEO

Top 10 ý tưởng kinh doanh ngày 8/3 sẽ giúp bạn “kiếm bộn tiền”

5 lợi ích hàng đầu khi sử dụng VPN trong digital marketing

hiển thị quảng cáo tự nhiền với admicro native ads

Đọc nhiều trong tuần

marketing là gì

Marketing là gì? 9 đặc điểm cơ bản về marketing bạn nên biết

Th5 22, 2020
mẫu bài viết quảng cáo hay

TOP 10 mẫu bài viết quảng cáo hay tuyệt chiêu làm content ads

Th10 13, 2020
ngành marketing học trường nào

Theo ngành Marketing học trường nào cho khỏi nỗi lo “thất nghiệp”?

Th8 3, 2020
zing me đóng cửa

Zing Me – Mạng xã hội chưa kịp tỏa sáng đã bị đối thủ “quật” cho không thể ngóc đầu

Th1 25, 2021
những câu slogan hay về kinh doanh

Những câu slogan hay về kinh doanh “Chạm” tới cảm xúc khách hàng

Th8 7, 2020
Mã bưu điện là gì? Cách tra cứu mã bưu điện cấp quận huyện thị xã

Mã bưu điện (2021): Cách tra cứu mã bưu chính cấp quận, huyện, thị xã

Th1 7, 2021

    Đăng ký nhận bản tin
    1. Sinh viênNhân viênTrưởng phòngGiám đốc

    * Thông tin bắt buộc

    logo-marketingai-trang
    MarketingAI là chuyên trang tổng hợp và cung cấp nội dung, kiến thức về lĩnh vực Digital marketing và truyền thông. MarketingAI mong muốn cung cấp cho bạn đọc những thông tin cập nhật nhất, những kiến thức bổ ích nhất để giúp bạn đọc tìm ra giải pháp, chiến lược truyền thông phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

    Thông tin liên hệ

    – Địa chỉ: Toà nhà Center Building – Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

    – Hotline: 091 441 87 89

    – Email: marketingai@admicro.vn

    DMCA.com Protection Status

    Chính sách chung:

    • Giới thiệu
    • Thông tin liên hệ
    • Chính sách bảo mật
    • Điều khoản sử dụng
    • Sitemap

    Theo dõi chúng tôi:

    • Facebook
    • Twitter
    • Youtube
    • Linkedin
    • Pinterest
    • Flickr
    • Trang chủ
    • Marketing news
    • Digital marketing
    • Brands
    • Tài liệu – Báo cáo
    • Infographic
    • Sản Phẩm Admicro

    Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.

    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Marketing news
    • Digital marketing
      • Social Media
      • SEO/SEM
      • Content Marketing
      • Email Marketing
      • Video Marketing
      • Mobile Marketing
      • Display ads
    • Brands
    • Tài liệu – Báo cáo
      • Báo cáo thị trường
      • Tài liệu Marketing
      • Phần mềm
    • Infographic
    • Sản Phẩm Admicro
      • Book bài PR
      • Webuy
      • Corporate Branding

    Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.

    Số điện thoại
    0914.418.789