Cú hích đổi mới của May 10 từ cốt lõi văn hóa doanh nghiệp lâu đời

21 Thg 08

Công ty Cổ phần May 10 là một công ty chuyên ngành may mặc thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam với lịch sử hơn 70 năm nay từ một xưởng may quân trang thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Với thời đại...

Công ty Cổ phần May 10 là một công ty chuyên ngành may mặc thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam với lịch sử hơn 70 năm nay từ một xưởng may quân trang thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Với thời đại ngày nay, khi mà ngành công nghiệp thời trang Việt Nam đã có thêm nhiều thương hiệu mới, đồng thời có thêm vô số các thương hiệu thời trang nổi tiếng từ nước ngoài, May 10 vẫn là một trong các công ty mạnh nhất về xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu những yếu tố văn hóa cốt lõi và tinh thần đổi mới nào đã giúp May 10 đứng vững đến tận ngày nay.

Cú hích đổi mới của May 10 từ cốt lõi văn hóa doanh nghiệp lâu đời- Ảnh 1.

Cú hích đổi mới của May 10 từ cốt lõi văn hóa doanh nghiệp lâu đời

May 10 - Hãng may mặc có lịch sử lâu đời

May 10 là doanh nghiệp có lịch sử lâu đời trong ngành dệt may Việt Nam. Tiền thân là xí nghiệp quân nhu được thành lập năm 1946, trước ngày thống nhất đất nước xí nghiệp May 10 chủ yếu sản xuất quân trang quân đội. Bước sang thập niên 1980 công ty chủ yếu sản xuất đồ bảo hộ lao động và sản xuất hàng may mặc cho thị trường Đông Âu.

Cú hích đổi mới của May 10 từ cốt lõi văn hóa doanh nghiệp lâu đời- Ảnh 2.

May 10 nằm trong nhóm công ty dẫn đầu ngành may mặc Việt Nam. (Ảnh: CafeF)

Niềm tự hào của May 10 là veston xuất khẩu cho các thương hiệu lớn, cho dù sản phẩm sơ mi nam của họ được biết đến rộng rãi ở thị trường trong nước. Năm 2017, giá trị xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đạt 31 tỉ đô la Mỹ, đứng thứ hai, chỉ xếp sau xuất khẩu điện thoại và linh kiện theo thống kê của tổng cục Hải quan. May 10 nằm trong nhóm công ty dẫn đầu ngành may mặc Việt Nam, có năng lực gia công các sản phẩm thời trang có độ phức tạp cao.

Công ty chứng khoán BSC nhận xét về May 10 trong báo cáo về ngành may Việt Nam

“Một trong những vấn đề lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam là giá trị gia tăng thấp. Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào hàng CMT, tỉ trọng FOB và ODM chưa cao. May 10 là một trong các công ty mạnh nhất về xuất khẩu dệt may của Việt Nam.”

Văn hóa doanh nghiệp: Tiết kiệm, sáng tạo và kỷ luật

Cú hích đổi mới của May 10 từ cốt lõi văn hóa doanh nghiệp lâu đời- Ảnh 3.

(Ảnh: Garco10)

Với lực lượng lao động nữ chiếm 80%, May 10 tạo sức bật nhờ văn hóa doanh nghiệp riêng là tiết kiệm, sáng tạo và kỷ luật.

Ý thức tiết kiệm luôn hiện diện mọi nơi tại May 10 từ xưởng sản xuất đến văn phòng như việc giấy in cố gắng sử dụng cả hai mặt, rót nước uống chỉ vừa đủ dùng, gặp đối tác, người tiếp khách tự châm nước không cần đến tạp vụ, sau mỗi buổi họp những người tham dự đẩy ghế ngay ngắn và tự chuyển cốc chén đã sử dụng về phía đầu bàn, người rời phòng cuối cùng là người tắt điện…

Văn hóa May 10 còn là nơi nhiều gia đình gắn kết với doanh nghiệp đến thế hệ thứ tư. Từ thời bao cấp tới tận bây giờ, May 10 vẫn duy trì mô hình “nhà trẻ trong xí nghiệp”. Việc duy trì trường mần non trong công ty thể hiện sự quan tâm đến đời sống nhân viên mà khó có thể tìm thấy ở các doanh nghiệp khác. Nét tiết kiệm và kỷ luật của những nhà quản lý nữ truyền xuống cả thế hệ kế cận: “rửa tay xà phòng lấy vừa đủ, sử dụng ít nước,” “tiên học lễ, hậu học văn, phải biết nói lời cảm ơn bố mẹ, kính trọng người già, tri ân người giúp đỡ mình”. Theo kế hoạch với mỗi nhà máy công ty có 2.000 công nhân, May 10 sẽ mở một trường mầm non cho mục tiêu nội bộ.

Cú hích đổi mới của May 10 từ cốt lõi văn hóa doanh nghiệp lâu đời- Ảnh 4.

May 10 là doanh nghiệp hiếm hoi trên cả nước có nhà trông trẻ cho nhân viên. (Ảnh: Garco10)

May 10 có lẽ là doanh nghiệp hiếm hoi trên cả nước có nhà trông trẻ, có trường đào tạo nghề, xây ký túc xá 600 chỗ cho sinh viên và công nhân. Đây chính là văn hóa để May 10 thu hút thêm người lao động, nâng cao tay nghề cho công nhân.

Bà Dân, phó hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tại May 10 chia sẻ thêm:

“Mình đào tạo theo nhu cầu. Về tính kỷ luật lao động, mình cũng rèn giũa như doanh nghiệp. Con đường sinh viên vào doanh nghiệp rất gần.”

Một cái cũng rất riêng tại May 10 đó chính là quy định không nhận lại các công nhân đã bỏ công ty ra đi. Văn hóa công ty May 10 kỷ luật, kỷ cương duy trì nhưng không phải chỉ vậy. Công ty là nơi ấm áp, gắn kết như tình cảm gia đình. Bên cạnh nhà trẻ, May 10 còn thường xuyên có các hoạt động chăm sóc đời sống tinh thần cho công nhân như tổ chức phiên chợ tiết kiệm, trao sách cho gia đình công nhân,...

Kết hợp với các thương hiệu lớn

Không chỉ ngành thời trang mà bất ký ngành công nghiệp nào cũng cần có sự học hỏi thường xuyên từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp tại các nước phát triển. May 10 đã sớm biết cách kết hợp với các thương hiệu lớn ngay từ năm 1994, công ty đã hợp tác với hãng Seidensticker (Đức) may sơ mi xuất khẩu. Nhanh chóng học hỏi về may sơ mi, May 10 đã nhanh chóng đầu tư xây dựng các nhà máy mới ngay sau đó để sản xuất.

Cú hích đổi mới của May 10 từ cốt lõi văn hóa doanh nghiệp lâu đời- Ảnh 5.

May 10 luôn học hỏi, nâng cao tay nghề qua việc hợp tác với các thương hiệu lớn từ nước ngoài. (Ảnh: Deyes)

Sự kết hợp lần thứ 2 của May 10 là với sản phẩm veston cao cấp. May 10 trở thành đối tác tin cậy của nhiều thương hiệu danh tiếng như T.M.Lewin, Marks & Spencer, Next, Burton, Banana Republic, J.Crew, Moss Bros, Aoyama - Eagle. Sự hợp tác với các hãng thời trang nổi tiếng mở ra cơ hội mới và học hỏi nhiều hơn cho hãng quần áo nội địa như May 10.

Thương mại điện tử trong thời đại 4.0

Trong thời đại Internet lên ngôi, mua sắm Online trở thành xu hướng của người tiêu dùng hiện đại thì việc đẩy mạnh thương mại điện tử là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu ở các doanh nghiệp. Đặc biệt trong ngành may mặc, quần áo thời trang thì thương mại điện tử chiếm nhiệm vụ quan trọng, ngay cả các hãng thời trang như Zara, H&M cũng đã cắt giảm các cửa hàng trực tiếp thay vào đó là đầu tư nhiều hơn vào các app bán hàng và website.

Cú hích đổi mới của May 10 từ cốt lõi văn hóa doanh nghiệp lâu đời- Ảnh 6.

Đầu năm 2018, May 10 đã chính thức sử dụng việc bán hàng qua website.

Nắm bắt được sự dịch chuyển đó, May 10 đã đưa hàng lên bán ở Amazon vào năm 2017. Và đầu năm nay, công ty cũng đã đầu tư đưa website bán hàng vào hoạt động.

Giữ gìn truyền thống nhưng vẫn biết cách bắt trend

Sau khi ghi dấu ấn lịch sử ở vòng chung kết U23 châu Á 2018, đội tuyển U23 Việt Nam trở thành "cơn bão" trên Social Media, truyền thông và truyền hình. Các thương hiệu đều muốn sử dụng hình ảnh U23 Việt Nam để góp mặt trong quảng bá thương hiệu của mình.

Cú hích đổi mới của May 10 từ cốt lõi văn hóa doanh nghiệp lâu đời- Ảnh 7.

May 10 tự hào là nhà tài trợ vest cho đội tuyển U23 Việt Nam trong buổi lễ vinh danh. (Ảnh: Dân Việt)

>>> Có thể bạn quan tâm: Innovation là gì? 4 ví dụ xuất sắc về Marketing Innovation

Trong buổi lễ vinh danh cho đội tuyển U23, May 10 đã nhanh chóng ngỏ ý làm nhà tài trợ veston cho các chàng trai àng của bóng đá Việt và nhận được sự đồng ý của liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Với 30 bộ veston hoàn thiện trong thời gian vỏn vẹn vài ngày cho U23 Việt Nam chính là thách thức đồng thời là cơ hội vàng thể hiện đẳng cấp của May 10 trong thời điểm "cơn bão" U23 vừa qua.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, tổng giám đốc tổng công ty May 10 - CTCP (Garco 10) chia sẻ buổi trả lời phỏng vấn Forbes Việt Nam:

“Thời buổi hiện nay không năng động, không nhanh, không thể tồn tại”

Theo: Forbes Vietnam

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.