Đánh chiếm thị trường Việt Nam liệu có dễ từ chiến lược Marketing của Ford

20 Thg 11

Thị trường Việt Nam với dân số hơn 90 triệu dân, cùng với đó là một nền kinh tế được đánh giá rất cao về tốc độ phát triển cũng như chỉ số tiêu dùng. Những năm gần đây các thương hiệu nước ngoài liên tục đổ bộ vào Việt Nam, cùng với đó thị trường xe hơi chứng kiến mức độ phát triển chưa từng thấy với sự gia nhập của cả "ta" lẫn "ngoại". Chiến lược Marketing của Ford có ý định đánh chiếm thị trường Việt Nam từ rất lâu, hãy cùng xe liệu hãng đã có những toan tính để dần đạt được tham vọng đó?

Đối thủ cạnh tranh của Ford tại Việt Nam, họ là ai?

Honda, Toyota, Mazda, Isuzu, Kia, Hyundai, Nissan: Đây là những đối thủ đến từ Châu Á, đối thủ cạnh tranh có lẽ là sừng sỏ nhất hiện tại của Ford ở thị trường Việt Nam lúc bấy giờ. Có lẽ không phải nói nhiều thêm, đây là những công ty có kinh nghiệm trong việc sản xuất xe hơi, quan trọng là đánh trúng tâm lý của khách hàng đến từ cùng vùng Á Đông. Hơn thế nữa, một điểm cộng với những hãng xe này là mức giá "mềm" hơn với các đối thủ đến từ Châu Âu hay Mỹ. Thị phần xe của những hãng này tại đất Việt cũng chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với Ford.

Đối thủ của ford
Đối thủ chính của Ford (Nguồn: Autogo)

Mercedes-Benz, Chevrolet, Volvo, BMW: Đây là những hãng xe hơi đến từ các nước phương Tây với chất lượng được đảm bảo là tốt nhất và kỹ thuật cao nhất. Tuy nhiên một điểm hạn chế lớn nhất ở đây với những thương hiệu này là giá thành có phần "nhỉnh" hơn, và điều quan trọng là tốn xăng hơn, một điều ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng. Những xe này có cùng chất lượng giống Ford và cạnh tranh khá gắt gao với Ford tại Việt Nam, hơn thế nữa, vì bản thân đến từ châu Âu nên môi trường, cũng như khó khăn đôi khi cũng tương đồng với Ford

Vinfast: Đây có lẽ là cái tên mà Ford sẽ phải đối đầu mạnh mẽ nhất trong việc dành thị phần tại Việt Nam. Vinfast, cái tên này đang là tâm điểm truyền thông cũng như đang thu hút rất lớn lượng quan tâm từ người Việt vì những mẫu xe hiện đại và là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam về mặt sản xuất ô tô. Hơn thế nữa, Vinfast đang có lợi thế "sân nhà" rất lớn, khi hiểu được tâm lý của người Việt hơn ai hết. Chính vì thế đối thủ lớn nhất của Ford phải nói đến tên tuổi đang lên Vinfast.

vinfast được cho là đối thủ nặng kí của ford
Đối thủ lớn nhất của Ford phải kể đến Vinfast (Nguồn: Vinfast)

Đó là những đối thủ của Ford tại thị trường Việt Nam, mặc dù đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ khá lâu nhưng những cạnh tranh mà hãng chuẩn bị gặp phải là không hề nhỏ. Chiến lược Marketing của Ford có lẽ chính là điểm sáng để hãng có được một chân trong lòng khách hàng Việt Nam. Hãy cùng xem hãng đã làm gì tại Việt Nam với chiến lược của mình?

>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Vinfast

Chiến lược Marketing của Ford tại thị trường Việt Nam

Những sản phẩm mang chất lượng "đỉnh cao"

Sản phẩm là những thứ được mua bán trên thị trường để thoả mãn nhu cầu hoặc mong muốn của người tiêu dùng . Sản phẩm của công ty FORD Việt nam là sản phẩm có chất lượng cao được khách hàng đánh giá cao về tính vận hành, về tính tiện nghi, độ bền, tính đa năng, tiết kiệm nhiên liệu, và đặc biệt là rất an toàn, thỏa mãn được nhu cầu và sở thích của khách hàng, do đó được khách hàng chấp nhận. Bởi vì công ty được thừa hưởng từ hãng FORD MOTOR (Mỹ) gần một trăm năm kinh nghiệm, cũng như công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất xe hơi.

chiến lược sản phẩm từ công ty ford
Chất lượng được đem từ công ty Mẹ sang Ford Việt Nam (Nguồn: ford.com.au)

Những bí quyết cho phép công ty vượt qua các đối thủ cạnh tranh và dần chiếm lĩnh thị phần lại chính là: sản xuất những chiếc xe ưa thích và hợp túi tiền của người sử dụng. Những sản phẩm đó là: Xe tải Transit, Xe Transit mini bus 9 chỗ , 12 chỗ và 16 chỗ, Xe du lịch Laser. Và trong số các mẫu xe mới của FORD đáng chú ý nhất là chiếc Roadster Ford Thunderbird hai chỗ, chiếc Coupé Ford Musrang Bullit với động cơ cực khỏe và chiếc Coupé sang trọng Ford Fouty-Nine với hình dáng truyền thống của Ford vào những năm 50. Với những kiểu dáng và trang thiết bị sang trọng, động cơ khỏe, tiết kiệm nhiên liệu đã phát huy, khả năng thích ứng với các địa hình gồ ghề và khí hậu nóng ẩm của Việt nam.

Sự kiện ra mắt ford ở VIệt Nam
Sự ra mắt Ford Fiesta tại Việt Nam (Nguồn: Doanh nhân đương thời)

Hơn thế nữa với việc ra mắt Fiesta hoàn toàn mới với động cơ giành nhiều giải thưởng EcoBoost 1,0L tại Triển lãm ôtô VN 2013 không là điều quá bất ngờ với người tiêu dùng. Đây cũng được xem là nỗ lực của Ford VN với quyết tâm giành nhiều thị phần hơn trong phân khúc xe nhỏ đang tăng trưởng tại VN và nằm trong chiến lược Marketing của Ford được dẫn dắt bởi các sản phẩm toàn cầu của mình. Chiếc xe này đã đem về cho Ford được độ nhận diện thương hiệu lớn tại Việt Nam, cũng như chiến lược sản phẩm này cũng giúp hãng gia tăng được độ thân thiện các sản phẩm của mình với khách hàng.

Showroom được đặt ở những thành phố lớn Việt Nam

Trong việc phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng các Marketer phải quyết định rõ ràng và sẽ phân phối sản phẩm như thế nào, qua người trung gian hoặc là đại lý bán hàng. Sự quyết định này có thể là sự quyết định Marketing để phục vụ cho người tiêu dùng cuối cùng có thể mua hàng được dễ dàng, tức là sự hoạt động của việc phân phối sản phẩm là việc chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng một cách nhanh nhất. Thông qua hệ thống phân phối, Công ty Ford Việt nam đã có 4 đại lý chính với nhiều phòng trưng bày sản phẩm ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và 9 trung tâm bảo hành trên toàn quốc, cùng lực lượng xe bảo hành lưu động được trang thiết bị chuẩn đoán, các dụng cụ phục vụ khách hàng.

Chiến lược marketing của Ford- Showroom được đặt ở những thành phố lớn
Showroom dịch vụ là thế mạnh của Ford tại Việt Nam (Nguồn: Ford Vietnam)

Ngoài ra, với việc tổ chức một hệ thống dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo bao gồm 12 trạm dịch vụ sửa chữa trên toàn quốc, một đội xe bảo hành xuyên Việt và đường dây điện thoại nóng phục vụ 24/24 giờ sẽ giúp khách hàng mọi nơi, mọi lúc trên lãnh thổ Việt nam. Tuy thế Công ty Ford Việt nam còn vẫn thiếu về đại lý bán hàng, bởi vì chiến lược Marketing của Ford là để phù hợp cũng như đưa ra mức lợi nhuận hấp dẫn đối với đại lý phân phối. Chính bởi vậy những Showroom của hãng được tập trung hết ở những thành phố lớn, nơi có số lượng người sử dụng xe hơi cao hơn ở những vùng khác tại Việt Nam. Hãng cùng đẩy mạnh kênh phân phối "hậu mãi", đem đến cho khách hàng sự quan tâm tuyệt đối sau mua hàng, đây là chiến lược Marketing của Ford đánh vào dịch vụ tốt, cái mà người Việt Nam rất mong muốn tại thời điểm này.

Truyền thông truyền thống và Social Media mạnh mẽ

Công ty đã chi rất nhiều tiền vào chiến dịch quảng cáo để nhằm giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng và thông qua các phương tiện truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí... Công ty cũng đã có hoạt động xúc tiến lớn bổ sung cho các cố gắng trong chiến dịch quảng cáo của Công ty. Ngay từ những ngày đầu Ford bước chân vào thị trường Việt nam, chiến lược Marketing của Ford cùng với những hãng xe ô tô nổi tiếng như Honda, Nissan... đã thành lập liên minh gọi là "California Fuel Cell Partnership". Công ty cũng có hoạt động xúc tiến khác để nhằm phát triển cộng đồng xã hội góp phần xây dựng nền kinh tế Việt nam thông qua các hoạt động tài trợ cho thể thao, cung cấp học bổng cho sinh viên giỏi của các trường Đại học như Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tài trợ cho hoạt động tổ chức phẫu thuật nụ cười tại Việt nam ...

ford có những chiến lược truyền thông vô cùng mạnh mẽ
Chương trình truyền thông từ những ngày đầu Ford vào Việt Nam (Nguồn: Youtube)

Hãng cũng bắt kịp xu thế thời đại khi sử dụng Social Media làm kênh để kết nối với khách hàng, tạo cho họ sự tự nhiên nhất để ghi nhớ hình ảnh thương hiệu. Có lẽ chiến dịch social media nổi tiếng nhất của Ford là chiến dịch “Fiesta Movement” năm 2009. Ford đã thuê 100 người sử dụng mẫu xe Ford Fiesta của hãng trong 6 tháng, và thanh toán tất cả tiền xăng cũng như bảo hiểm xe của họ. Sau đó những khách hàng này được yêu cầu chia sẻ về những trải nghiệm của họ với Ford Fiesta trên YouTube và trên trang web của chiến dịch là "FiestaMovement.com". Và cuộc thi video tưởng chừng như đơn giản này đã tạo nên một tiếng vang lớn. Chiến dịch Fiesta Movement đạt được 6,2 triệu lượt xem trên YouTube, 750.000 lượt xem trên Flickr, 40 triệu lượt xem trên Twitter và mang đến hơn 100.000 người đến với trang web của Ford. Chiến lược Marketing của Ford nhắm vào sự tự nhiên và triết lý của hãng là "hãy để khách hàng kể câu chuyện của bạn".

“Nếu bạn có sản phẩm tuyệt vời, đừng e ngại. Hãy để khách hàng phát ngôn cho bạn”

Theo Monty giám đốc Marketing của Ford

website chiến dịch của ford
Website chiến dịch Fiesta Movement của Ford (Nguồn: Digital Vidya)
Kết luận

Tại Việt Nam Ford có thể là hãng được xếp vào phân khúc xe hạng sang với các thương hiệu đến từ phương tây, thế nhưng khách hàng Việt Nam hầu hết là có thu nhập trung bình. Thị trường Việt Nam là một thị trường vô cùng tiềm năng với dân số lớn, cùng với đó số lượng người sử dụng xe ngày càng gia tăng. Có thể đến năm 2030 chính phủ Việt Nam sẽ cấm xe máy và ô tô sẽ là phương tiện chính để người dân đi lại. Chiến lược Marketing của Ford có những bước khởi đầu khá tốt, chính vì thế hãng cần xây dựng thêm hình ảnh thân thiện để có thể gia tăng thêm thị phần tại quốc gia "mỏ vàng" ngành ô tô tương lai này.

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.