[Phần 2] [Content Marketing] Đánh giá giá trị nội dung

24 Thg 08

Để đánh giá đúng được giá trị nội dung, bạn cần rút ngắn những lựa chọn.

Rút ngắn các lựa chọn đánh giá

Khi đánh giá các công việc sáng tạo nói chung mà ở đây là giá trị nội dung, chúng ta muốn nhận diện các biến thể tạo sự khác biệt. Ví dụ, giả sử chúng ta có 10 đầu mục dành cho trang đích (landing page).

Ví dụ chúng ta là US Mint đang cố bán sản phẩm dollar bill với giá giảm 50%. Đó là một lời mời chào hấp dẫn. Nhưng với những lời mời kiểu dưới đây thì Mint vẫn cần phải nỗ lực hơn để thuyết phục được khách hàng của mình dựa vào giá trị nội dung mang lại.

Chúng ta có 8 đầu mục mà có thể đảm bảo lời hứa ban đầu với khách hàng:

  • Nhận ngay US Dollars với giả giảm 50% - Nhắc đến nước Mỹ để tăng độ uy tín
  • Nhân đôi tiền của bạn ngay lập tức - Đánh vào giá trị lợi nhuận
  • Đưa chúng tôi 50 cents và chúng tôi sẽ đưa bạn 1 dollar - Đánh vào cá nhân
  • Tiết kiệm dollar giá trị giảm nửa - Nhấn mạnh về việc tiết kiệm
  • Nhận ngay 50% giảm giá từ Mint - Nhắc đến Mint để tăng độ uy tín
  • Giảm 50% trong thời gian ngắn - Nhắc đến sự hữu hạn của thời gian
  • Đầu tư 10 nhận 20 - Sử dụng phép so sánh
  • Thời gian đang hết để nhận 50% giảm giá dollar - Nhấn mạnh tính cấp thiết

Mọi tiêu đề trên đều giữ lời hứa và mang một giá trị nội dung nhất định nhưng độ chuyển đổi khách hàng sẽ khác nhau. Đâu là tiêu đề hiệu quả nhất? Đâu là tiêu đề có giá trị nội dung cao nhất? Chúng ta có thể thử nghiệm nhưng sẽ tốn rất nhiều thời gian. Mục tiêu của chúng ta là thử ¾ tiêu đề khác biệt nhất.

Để giúp chúng ta lựa chọn, dưới đây là mô hình Mode of Persuation của Bryan và Jeffrey Eisenberg viết trong cuốn sách “Waiting for your cat to bark?” (Chờ đợi con mèo của bạn sủa?).

Khách hàng đến ở chế độ tự phát (Spontaneous) thường ra quyết định nhanh chóng và cảm tính. Họ thường dễ bị tác động và chỉ chờ thời cơ thích hợp để mua hàng. Ví dụ: “Tôi đã ra quyết định cuối cùng, và tôi ở đây để mua hàng.”

Khách hàng ở mục cạnh tranh (Competitive) thường tìm cách để khiến bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Họ dễ dàng chi tiền vào những thứ khiến họ trở nên đẹp hơn hoặc cảm xúc tốt lên. Ví dụ: “Tôi trả tiền cho đôi giàu này chỉ vì thương hiệu của nó.”

Những khách hàng ở mục khoa học (methodological) thường cần hiểu về cách mọi thứ làm việc. Họ sẽ không đưa ra quyết định nếu họ không biết mọi câu trả lời. Ví dụ: “Sản phẩm của bạn khác gì những loại khác?”

Khách hàng thuộc dạng nhà nghiên cứu (humanist) thường muốn hiểu cảm xúc của họ sẽ thế nào sau khi mua. Họ muốn biết mình đang làm việc với ai và liệu họ có tin tưởng được người đó không? Ví dụ: “Tôi muốn mua từ những công ty mà tôi tin tưởng được.”

Nếu bạn biết khách hàng thuộc dạng nào, bạn có thể tập trung vào những đặc điểm nhất định và sẽ dễ dàng hơn để trang đích phục vụ các cá thể vào xem hơn là trang chủ.

Xem phần 1

Ngọc Anh

Nguồn:Marketingland

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.