Doanh thu bán hàng trực tuyến tăng nhưng Nike vẫn chịu cảnh thua lỗ sau đại dịch

15 Thg 07

Trường hợp của Nike đã chứng minh sự thách thức của môi trường hiện tại ảnh hưởng thế nào đối với cả những thương hiệu mạnh nhất. Từ đó đưa ra lời nhắc nhở nghiêm túc về việc những nhà bán lẻ kỹ thuật số hàng đầu vẫn phải phụ thuộc nhiều vào bán lẻ vật lý.

Hai chiến dịch Play for the WorldYou Can’t Stop Us đã gây được tiếng vang với người tiêu dùng khi thu hút sự quan tâm của lượng lớn người tiêu dùng với hàng tỉ lượt xem trên các mạng xã hội. Nike không chỉ đưa ra những thông điệp tích cực cho người tiêu dùng trên toàn thế giới trong thời gian phong tỏa và cách ly toàn xã hội, mà thương hiệu còn cách cung cấp nhiều nội dung có giá trị cao cho khách hàng như quyền truy cập miễn phí vào ứng dụng Nike Training Club, phát trực tuyến các bài tập thể dục, chương trình đào tạo và lời khuyên của chuyên gia.

 
View this post on Instagram
 

Now more than ever, we are one team.⠀ #playinside #playfortheworld

A post shared by Nike (@nike) on

Mặc dù hiệu suất Marketing và tương tác khách hàng tốt, nhưng Nike đã gây ngạc nhiên cho thị trường khi báo cáo về khoản lỗ 790 triệu USD trong quí II, tính tới ngày 31/5. Khoản doanh thu trong quý của hãng là 6,3 tỉ USD, thấp hơn 38% từ mức 10,1 tỉ USD cùng kì năm ngoái.

Nguồn: Econsultancy

Nhiều chuyên gia nhận định, nguyên nhân của sự mất mát và giảm doanh số ở Nike là do họ đóng quá nhiều cửa hàng bán lẻ. Trong hai tháng, 90% các cửa hàng thuộc sở hữu của Nike ở nhiều nơi trên thế giới đã bị đóng cửa và nhiều cửa hàng bán lẻ truyền thống tạm ngừng hoạt động.

Nhưng ngạc nhiên là, doanh số bán hàng trực tuyến của Nike trong thời kỳ phong tỏa Nike tăng kỷ lục lên 75%. Đây là lần đầu tiên, công ty đạt mốc 1 tỉ USD doanh thu trực tuyến ở toàn bộ thị trường Trung Quốc và thị trường Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (EMEA).

Giám đốc tài chính của Nike - ông Matt Friend chia sẻ: "Càng kết nối kỹ thuật số thì Nike càng mang lại giá trị càng cao." Bên cạnh đó, giám đốc điều hành, ông Nike John Donahoe cho biết: "Chúng tôi có vị trí độc đáo để phát triển và bây giờ là thời gian để tiếp tục xây dựng dựa trên sức mạnh và khả năng khác biệt của Nike. Chúng tôi đang tiếp tục đầu tư vào các cơ hội lớn nhất của mình với việc kỹ thuật số được kết nối nhiều hơn, mở rộng sự lãnh đạo, thúc đẩy tăng trưởng dài hạn."

Rõ ràng, những thách thức mà Nike còn phải đối mặt là rất lớn. Chi phí marketing của công ty phải giảm gần 1/5, điều này phản ánh sự khó khăn khi các sự kiện thể thao, nơi quảng bá của Nike đều bị hủy bỏ.

Trường hợp của Nike đã chứng minh sự thách thức của môi trường hiện tại ảnh hưởng thế nào đối với cả những thương hiệu mạnh nhất. Từ đó đưa ra lời nhắc nhở nghiêm túc về việc những nhà bán lẻ kỹ thuật số hàng đầu vẫn phải phụ thuộc nhiều vào bán lẻ vật lý. Những rủi ro có thể làm gián đoạn đáng kể các chiến lược tiếp thị, khiến các thương hiệu gặp khó khăn hơn trong việc kết nối với người tiêu dùng thông qua các kênh mà họ đã dành nhiều năm xây dựng.

>> Xem thêm: Nike quảng bá sản phẩm mới bằng cách trưng bày mô hình siêu to

Vẫn chưa có câu trả lời chưa chắc chắn cho tương lai của các thương hiệu lớn. Trong khi việc phong tỏa đang ngày được nới lỏng, các cửa hàng dần mở cửa trở lại ở nhiều nơi trên thế giới, thế nhưng ảnh hưởng kinh tế còn đó và rất khó để các thương hiệu dự đoán hành vi của người tiêu dùng sẽ thay đổi như thế nào hậu đại dịch.

Hải Yến - MarketingAI

Theo Econsultancy

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.