Doanh thu quý 3 của Grab tăng trở lại, hơn 50% đến từ GrabFood

28 Thg 10

Mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn ra vô cùng phức tạp, doanh thu quý 3 của Grab vẫn ghi nhận mức tăng hơn 95% so với thời gian trước Covid. Theo chủ tịch Ming Maa, sự phục hồi hoạt động của Grab đang tiếp tục với tốc độ ổn định, riêng mảng kinh doanh thực phẩm (GrabFood) hiện chiếm hơn 50% doanh thu. Ông nói thêm rằng, xu hướng này phản ánh sự gia tăng đột biến trong nhu cầu giao đồ ăn trong trạng thái bình thường mới. Cùng tìm hiểu chi tiết qua chuyên mục Tin tức marketing nhé

Grab cho biết, ngoài các dịch vụ chính hiện đang cung cấp, trong tương lai công ty sẽ tập trung vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính như bảo hiểm cá nhân, thanh toán trả sau, trả góp dành cho người tiêu dùng cá nhân và dịch vụ vay vốn dành cho doanh nhân khởi nghiệp hay các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Ming Maa cho biết thêm, Grab cũng sẽ làm việc với các tổ chức chính phủ để đưa các công cụ kỹ thuật số hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang vật lộn với đại dịch và thúc đẩy sự “hòa nhập” kỹ thuật số nhiều hơn tại khu vực nông thôn (nhằm xây dựng một Đông Nam Á có khả năng phục hồi tốt hơn) để tăng khả năng phục hồi của nền kinh tế Đông Nam Á. 

Lai Reuben - Giám đốc cấp cao của GFG. Ảnh: The Business Time

Tháng 8 vừa qua, Grab đã tung ra một loạt dịch vụ tài chính nhằm đa dạng hóa họat động của Tập đoàn Tài chính Grab (GFG) và mở rộng hệ sinh thái người tiêu dùng bằng cách giới thiệu giải pháp đầu tư vi mô “đầu tư từ 1 đô la Singapore” đầu tiên của mình để thúc đẩy thanh toán trực tuyến và áp dụng các dịch vụ tài chính ở Đông Nam Á. Trong khi đó, tại Indonesia và Malaysia, công ty đã hợp tác với chính phủ thiết lập các sáng kiến kết nối nông thôn để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ. Họ cũng đang hỗ trợ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ nắm bắt nhiều cơ hội Thương mại điện tử hơn để bán hàng và cung cấp sản phẩm của họ cho khách hàng thông qua GrabExpress.

Ming giải thích rằng việc mở rộng hệ sinh thái tài chính của GFG dựa trên sự thành công của công ty với các doanh nghiệp và đối tác tài xế, nơi công ty đã triển khai cho vay đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ vào tháng 3/2019 và cho ra mắt các gói bảo hiểm cho tài xế giúp họ tiết kiệm được chi phí bảo hiểm hàng năm. “Kể từ đó, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của chúng tôi đã phát triển mạnh mẽ trên khắp Đông Nam Á, với hơn 20 triệu hợp đồng bảo hiểm được phân phối kể từ tháng 4/2019” - Ông Ming cho biết thêm.

Gói bảo hiểm của Grab cho đối tác tài xế. Ảnh: Grab

Khi được hỏi làm thế nào để GrabFood có thể đạt được thành công và trở nên nổi bật trong thị trường giao đồ ăn đầy cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn như Now, Gojek, Baemin, người phát ngôn của Grab cho biết họ sẽ tiếp tục xây dựng dựa trên sự lựa chọn đa dạng về nhà hàng, tạo ra những trải nghiệm độc đáo, khác biệt cho khách hàng cũng như dẫn đầu về chất lượng và an toàn.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đăng ký bán hàng trên Grabfood từ A-Z

Về mảng nhà hàng, GrabFood đã hợp tác với Michelin ở Đông Nam Á để đưa các nhà hàng đạt sao Michelin vào GrabFood tại Singapore và Thái Lan. Ứng dụng cũng cung cấp các lựa chọn địa phương để mang một phần di sản ẩm thực độc đáo của từng khu vực, từng đất nước đến với người tiêu dùng.

Ngoài ra, mục tiêu của GrabFood không chỉ là một dịch vụ cung cấp thức ăn ngon cho khách hàng mà còn là một nền tảng mang đến trải nghiệm khác biệt cho khách hàng nơi họ không thể tìm thấy ở bất kỳ ứng dụng nào khác. Chẳng hạn, việc ứng dụng công nghệ mix-and-match trong mô hình “nhà bếp trên mây” - cloud kitchen, khách hàng của GrabFood có thể đặt hàng từ nhiều nhà hàng nằm trên cùng một con phố hoặc một trung tâm mua sắm và được giao hàng tận nơi như một đơn hàng bình thường. Hiện tại Grab đã mở hơn 50 cloud kitchen tại khu vực Đông Nam Á bao gồm Singapore, Thái Lan, Philippines và đang ráo riết mở rộng thêm mô hình này tại Indonesia.

Nguồn: Grab

Mặc dù đã thực hiện khá nhiều biện pháp để thích nghi trong những thời điểm đầy thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid, vào tháng 6, Grab đã phải sa thải khoảng 360 nhân viên, chiếm 5% lực lượng lao động. Grab đã cắt giảm một số dự án, hợp nhất các chức năng để đạt hiệu quả cao hơn và tạo các nhóm có quy mô phù hợp với nhu cầu kinh doanh đang thay đổi. Cùng với đó, công ty cũng đã cắt giảm các bước trong quy trình giao hàng và bố trí lại đội ngũ nhân viên để đáp ứng nhu cầu giao hàng ngày càng tăng của khách hàng.

Grab vẫn đang thu hút được nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư tiềm năng. Tháng trước, Tập đoàn Alibaba được cho là đang thảo luận để đầu tư 3 tỷ USD vào Grab. Nguồn tin của Bloomberg báo cáo rằng Alibaba đang tìm cách sử dụng một phần quỹ để mua một số cổ phiếu Grab do Uber Technologies nắm giữ. Nếu thành công, đây có thể được coi là một trong những khoản đầu tư lớn nhất của Alibaba vào Đông Nam Á kể từ thương vụ đầu tư vào Lazada năm 2016. Cũng trong thời gian này, Grab cũng đã nhận được 200 triệu đô la Mỹ tài trợ từ Công ty Cổ phần Đầu tư Tư nhân STIC Hàn Quốc.

Lương Hạnh - MarektingAI

Theo marketing-interactive

>> Có thể bạn quan tâm: Grab & Unilever – Cái “bắt tay” vì mục tiêu nhân đạo
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.