E-Commerce: 8 ý tưởng xây dựng chiến lược marketing hoàn hảo trong mùa mua sắm cao điểm

25 Thg 11

Vì vậy, kết nối và xây dựng lòng tin của khách hàng bằng việc phát triển các chiến dịch Marketing là điều rất cần thiết. Sử dụng nội dung do người dùng tạo (UGC) là một trong những công cụ quan trọng. Bằng cách này, nội dung được xác thực sẽ chia sẻ và tạo một niềm tin tới những khách hàng tiềm năng, đồng thời gia tăng độ nhận diện của thương hiệu.

Để giúp các doanh nghiệp làm Marketing có một mùa lễ hội mua sắm thành công, trong bài viết này MarketingAI đã tổng hợp một số ý tưởng xây dựng chiến lược Marketing (phần lớn sử dụng công cụ UGC) dành cho mọi doanh nghiệp. Hãy cùng bắt đầu nhé!

>> Xem ngay: E-commerce là gì? Kênh Digital Marketing hiệu quả cho thương mại điện tử

Tạo cảm giác đặc biệt cho khách hàng trung thành bằng lượt ưu đãi truy cập sớm

Ai cũng đều muốn trở nên đặc biệt, sử dụng những ưu đãi độc quyền gửi tặng tới khách hàng là một cách tuyệt vời khiến họ luôn cảm thấy được ưu tiên. Mùa mua sắm cuối năm là một dịp hoàn hảo để tung ra những chương trình giảm giá và ưu đãi sớm dành cho khách hàng, điều này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy giá trị riêng của mình luôn được thương hiệu quan tâm.

Nếu thương hiệu tạo được cảm giác phấn khích cho khách hàng trong lần mua sắm đầu tiên, điều này sẽ không chỉ thúc đẩy những lần mua sau mà còn tăng tỷ lệ chọn mua thêm của họ tại cửa hàng.

Một số cách tri ân khách hàng

  • Sử dụng Email - xây dựng một chiến dịch bằng email, gửi tới khách hàng và người đăng ký những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho họ.
  • Tạo sức nóng trên mạng xã hội - tung ra những chương trình giảm giá đặc biệt dành riêng cho khách VIP trên các phương tiện truyền thông, nhằm thu hút sự chú ý trước khi kỳ nghỉ lễ bắt đầu.
  • Trao thưởng cho những khách hàng tham gia chia sẻ tin, ảnh và bài đánh giá của thương hiệu bằng những giảm giá và ưu đãi đặc biệt.
Thương hiệu LoveLoft tung ra ưu đãi giảm giá đặc biệt sớm

Cung cấp gói “ưu đãi ngày lễ” hấp dẫn nhằm tăng giá trị đơn hàng trung bình (AOV)

Khi đợt mua sắm lớn nhất trong năm diễn ra, mọi thương hiệu đều tìm cách tăng trưởng doanh số. Để thực hiện mục tiêu này, tạo ra những gói ưu đãi có giá trị thiết thực và cung cấp cho người mua với mức chiết khấu đi kèm sẽ giúp doanh số bán hàng và giá trị đơn hàng trung bình (AOV) của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.

Bên cạnh đó, một gói ưu đãi hấp dẫn sẽ thúc đẩy hành vi mua hàng của những khách hàng vẫn còn đang phân vân.

Một số cách triển khai các gói ưu đãi

  • Tạo các gói mua phù hợp - tổng hợp các nhóm sản phẩm có tính năng giống nhau và quảng cáo chúng trên trang web và mạng xã hội.
  • Quảng cáo sản phẩm bán chạy - xác định sản phẩm bán chạy nhất và kết hợp chúng với những sản phẩm bổ sung để tăng độ hấp dẫn cho các gói ưu đãi.
  • Đặt tên gói ưu đãi - nâng cao giá trị ưu đãi bằng cách đặt tên cho các gói mua (có thể sử dụng hashtag riêng) để khiến mọi người nói về nó trên mạng xã hội.

Làm hài lòng khách hàng bằng cách Upsells

Tương tự như các gói mua nhằm tăng chỉ số AOV của doanh nghiệp, Upsells (gói bán thêm) cũng hướng đến một mục đích tương đương. Về cơ bản những sản phẩm bổ sung này sẽ có tính năng liên quan tới một đơn hàng mà người mua đang thao tác (thường là đơn hàng đầu tiên của khách hàng).

Lợi thế của việc này là khách hàng luôn ở chế độ sẵn sàng mua vì họ đã kiểm tra và nghiên cứu kỹ lưỡng về sản phẩm này, việc của doanh nghiệp chính là đưa những gói bán thêm này hiển thị trong tầm nhìn của khách hàng.

Tung ra những sản phẩm bổ sung không chỉ giúp tăng doanh số bán hàng mà còn làm tăng mức độ thỏa mãn khách hàng vì doanh nghiệp mang đến nhiều hơn những thứ họ cần.

Một số cách tăng mức độ thỏa mãn khách hàng với Upsells

  • Quà tặng miễn phí - tặng khách hàng một món quà miễn phí nếu họ quyết định mua nhiều hơn (có thể là những ưu đãi khác như giao hàng miễn phí).
  • Hiển thị những sản phẩm tương tự - tạo cơ hội để khách hàng mua thêm các sản phẩm khác có liên quan tới đơn hàng trước khi thanh toán (đây có thể là mặt hàng mà họ đã quên hoặc định mua từ ban đầu).
  • Tận dụng toàn bộ quá trình mua - hiển thị các mặt hàng có liên quan trước khi khách hàng tiến hành thanh toán. Doanh nghiệp có thể đưa ra các chương trình khuyến mãi cho sản phẩm tương tự xuyên suốt quá trình mua hàng để thu hút người mua ở từng giai đoạn khác nhau.
Pura Vida thu hút khách hàng bằng chương trình giảm giá và free-shipping

Tạo ra những chương trình khuyến mãi sau mùa lễ

Ai cũng đều muốn mua sắm vào những dịp cuối năm, đặc biệt như BlackFriday, nhưng đôi khi họ có thể bị xao lãng hay bận rộn bởi công việc khiến bỏ lỡ mất những ưu đãi từ các thương hiệu, hay đơn giản là không kịp nhìn thấy các chương trình khuyến mãi.

Để thu hút những người mua sắm này, nhiều thương hiệu đã kéo dài ngày ưu đãi của Black Friday và Cyber Monday. Điều này phù hợp với những khách hàng thường không có xu hướng muốn “săn” hàng nhanh, thay vào đó họ cần thêm thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu, đặc biệt nếu như thương hiệu đó hoàn toàn mới đối với họ.

Bằng cách khởi chạy chiến dịch theo hướng này, doanh nghiệp sẽ xây dựng được mối quan hệ sâu sắc với những khách hàng mới, đồng thời gia tăng doanh số vào những phút mua hàng cuối cùng.

Thêm vào đó, hãy thử kết hợp với các nội dung do người dùng tạo như ảnh, bài đánh giá và câu chuyện về sản phẩm trên các trang mạng xã hội. Điều này sẽ khiến người mua tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp và thúc đẩy hành vi mua hàng nhanh hơn.

Một số cách triển khai chiến dịch Marketing sau mùa lễ

  • Kéo dài các gói ưu đãi Black Friday hay Cyber Monday, cũng như các chương trình khác trong suốt mùa lễ hội.
  • Nhắc nhở khách hàng - gửi email cho những khách hàng bỏ lỡ cơ hội sử dụng ưu đãi và khuyến khích họ sử dụng ngay lập tức.
  • Cá nhân hóa email - gửi email giới thiệu sản phẩm để khiến khách hàng luôn ghi nhớ về thương hiệu và gia tăng khả năng mua hàng.
  • Tận dụng trải nghiệm của những người đã mua sắm dịp trong Black Friday để bán sản phẩm cho những khách hàng chưa có cơ hội. Hãy chia sẻ ảnh, bài đánh giá và câu chuyện của họ trên các trang mạng xã hội và Email để thúc đẩy chứng FOMO (hội chứng sợ bỏ lỡ) khiến người mua ra quyết định nhanh hơn.

Quảng cáo các ưu đãi theo khung giờ

Giữ chân khách hàng quay trở lại mua sắm bằng cách quảng cáo ưu đãi mới hoặc các giảm giá định kỳ trong suốt mùa mua sắm, ví dụ như Black Friday hay Cyber Monday.

Điều này tạo cảm giác hào hứng và giúp thu hút nhiều khách hàng hơn - tương tự như một quả cầu tuyết lăn xuống dốc sẽ ngày càng lớn, thu hút được nhiều sẽ càng khiến người mua biết đến các ưu đãi.

Việc thương hiệu ngày càng được nhiều người biết tới sẽ kéo theo hàng loạt sản phẩm được chú ý nhiều hơn, khách hàng sẽ muốn tìm hiểu về một số sản phẩm cụ thể hơn là của những thương hiệu khác.

Một số cách quảng cáo ưu đãi theo khung giờ

  • Lên kế hoạch - xây dựng kế hoạch là chìa khóa dẫn tới thành công. Xác định chương trình giảm giá nào doanh nghiệp sẽ triển khai vào từng khung giờ, tạo một mẫu graphic chung và áp dụng vào từng ưu đãi.
  • Phủ sóng thông tin - đảm bảo rằng doanh nghiệp đã phủ sóng thông tin về ưu đãi trong giờ trên các kênh xã hội, qua email và website.
  • Làm nóng dư luận - hãy liên tục nói về các ưu đãi mới theo từng khung giờ, điều này tạo sự mong đợi và khiến khách hàng hào hứng mua hơn.
AutoZone triển khai chương trình flashsale đếm ngược nhằm tăng cảm giác hào hứng của khách hàng

Kết hợp với các Influencer

Mọi người đều thích mua hàng từ những người họ biết và tôn trọng, vì vậy hãy lấy đó làm lợi thế trong mùa lễ hội này. Kết hợp với những người có tầm ảnh hưởng trong ngành để thương hiệu của bạn được nhiều người biết đến, tạo các mức chiết khấu đặc biệt cho người hâm mộ của họ.

Hãy nhớ rằng, người mua luôn ưu tiên tính xác thực. Giữa hàng loạt các chương trình giảm giá và ưu đãi từ những thương hiệu lớn nhỏ khác nhau, người mua hàng sẽ cảm thấy thu hút hơn với những thương hiệu mà Influencer họ biết và tin tưởng quảng cáo.

Hợp tác với những người có ảnh hưởng còn giúp thương hiệu của bạn nổi tiếng hơn, bởi họ có xu hướng đăng những tin tức trước khi Black Friday hay những sự kiện khác diễn ra lên trên các kênh mạng xã hội.

Một số cách hợp tác với Influencer

  • Tạo sự kết nối - hãy bắt đầu bằng cách tìm những người có sức ảnh hưởng trong ngành (họ không cần phải có hàng triệu người theo dõi. Thực tế, những người có ảnh hưởng nhỏ với 10.000 người theo dõi trở xuống cũng đem lại hiệu quả tương tự).
  • Tạo ưu đãi đặc biệt - điều chỉnh các chương trình khuyến mãi đối với người theo dõi Influencer đó hoặc tạo những giảm giá đặc biệt dành riêng cho họ. Càng cá nhân hóa ưu đãi riêng cho Influencer, doanh nghiệp sẽ càng đạt được nhiều thành công.
Thương hiệu Kopari Beauty sử dụng Influencer để quảng cáo sản phẩm >>> Xem thêm:  Công thức giúp thương hiệu “chọn mặt gửi vàng” influencers trên mạng xã hội

Sử dụng UGC để biến khách hàng “lạ thành quen”

Một Influencer tuyệt vời là người sẵn sàng mua và đánh giá về sản phẩm mà không cần tới bất kỳ ưu đãi nào. Họ là người tạo ra nội dung về dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp một cách tự nguyện và chia sẻ chúng tới bạn bè và người theo dõi. Đây gọi là “nội dung do người dùng tạo” (UGC).

Khi bạn cho rằng người mua có xu hướng thích các bài viết về sản phẩm của đồng nghiệp hơn từ chính các thương hiệu, hãy áp dụng ngay điều đó vào các chiến dịch Marketing.

Thu thập nội dung từ người đăng trên mạng xã hội và chia sẻ vào ngày lễ BlackFriday với các ưu đãi đặc biệt, thương hiệu của bạn sẽ được tin tưởng và doanh số bán hàng sẽ tăng cao. Mùa lễ mua sắm thường thu hút rất nhiều khách hàng mới, điều thành công nhất của một thương hiệu hoạt động trực tuyến chính là biến khách “lạ thành quen”.

Doanh nghiệp có thể làm điều này thông qua những UGC đã được xác thực và tạo những nhóm cộng đồng liên quan tới thương hiệu của doanh nghiệp. Điều này khiến khách hàng muốn quay lại bởi họ cảm thấy mình là một phần của thương hiệu.

>>> Xem thêm: UGC là gì? Tầm quan trọng của UGC trong chiến lược Marketing 2020

Một số cách sử dụng UGC vào chiến dịch Marketing

  • Tạo Hashtag - tạo một hashtag đặc biệt cho ưu đãi hoặc các ngày lễ đang diễn ra, khuyến khích khách hàng chia sẻ ảnh, video và câu chuyện về sản phẩm.
  • Re-Share - chia sẻ lại những UGC có liên quan trên các trang mạng xã hội.
  • Sử dụng UGC trong suốt quá trình mua - bao gồm ở danh sách các sản phẩm và những email nhắc nhở về giỏ hàng bị "bỏ rơi".
Pauqui tạo một thử thách trên Youtube nhằm thu thập mọi video từ subcribers

Thêm “Hiệu ứng đám đông” vào Quảng Cáo

Vào thời điểm mua sắm bận rộn nhất trong năm, chạy quảng cáo trên mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật giữa hàng loạt các thương hiệu lớn nhỏ. Thay vì chỉ chia sẻ hình ảnh của thương hiệu, thêm những UGCSocial Proof (hiệu ứng đám đông) vào bài quảng cáo sẽ làm tăng tỷ lệ nhấp chuột.

Nghiên cứu chỉ ra việc quảng cáo dựa trên nền tảng UGC tạo ra tỷ lệ nhấp cao hơn gấp bốn lần so với quảng cáo thông thường - tận dụng chính những nội dung do khách hàng tạo ra là việc mọi doanh nghiệp đều nên làm.

Làm thế nào để thêm “hiệu ứng đám đông” vào quảng cáo?

  • Kết hợp hình ảnh và Video - tạo ra chuyển đổi cuối cùng bằng cách chia sẻ hình ảnh và bài đánh giá do người dùng tạo trên trang quảng cáo xã hội.
  • Chọn nền tảng hợp lý - xác định nền tảng xã hội nào giúp cho quảng cáo của bạn hoạt động tốt nhất và sử dụng UGC có liên quan đến nền tảng đó.
Yandy.com sử dụng platform trên nền tảng Fb để re-up lại bài viết của người dùng

Sẵn sàng khởi động chiến dịch marketing cho mùa mua sắm

Mùa mua sắm lớn nhất trong năm đang tới gần, hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp chiến lược marketing của doanh nghiệp bạn thành công. Hãy sử dụng một số ý tưởng mà Marketing AI đưa ra trên đây để xây dựng lòng tin, tạo doanh số bán hàng và biến khách hàng lạ thành người sử dụng trung thành. Chúc các bạn thành công!

Phan Thảo - Marketing AI

Theo SocialMediaToday

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách làm Marketing “đúng điệu” cho ngành E-commerce, FMCG, F&B dịp cuối năm
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.