EAT là gì? Hướng dẫn cải thiện EAT trên website bằng 9 bước siêu đơn giản

18 Thg 09

Khái niệm E-A-T bắt đầu xuất hiện và trở nên phổ biến vào khoảng tháng 8/2018. Kể từ đó, nó được nhắc đến trong hàng loạt bài báo liên quan đến SEO trong các chủ đề gây tranh cãi xem EAT là gì? Có người thì cho rằng E-A-T là một yếu tố xếp hạng quan trọng, nhưng cũng có những người nói không phải. Vậy E-A-T thật sự là gì? Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu về E-A-T và tầm quan trọng của nó đối với việc xây dựng website trong bài viết dưới đây.

eat nghĩa là gì
Thật sự thì khái niệm EAT nghĩa là gì (Nguồn: Ahrefs)

E-A-T là gì?

E ‑ A - T là viết tắt của 3 từ: chuyên môn, thẩm quyền và đáng tin cậy (expertise, authoritativeness, and trustworthiness). Nó xuất phát từ Nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm của Google — một tài liệu dài 168 trang được Google đưa ra nhằm đánh giá chất lượng kết quả tìm kiếm của Google.     

E-A-T là gì?
Thuật ngữ EAT là gì (Nguồn: Hapo Digital)

Tài liệu này được Google cho ra mắt trên nền tảng trực tuyến vào năm 2013 để “giúp các quản trị viên web hiểu hơn về những yếu tố mà Google tìm kiếm trong một website”.

Expertise (Chuyên môn)

Chuyên môn nghĩa là có kiến ​​thức hoặc kỹ năng cao trong một lĩnh vực nào đó. Tiêu chí này chủ yếu dùng để đánh nội dung trên website, chứ không phải tổng thể website hay doanh nghiệp sở hữu website đó. Google sẽ muốn tìm kiếm các nội dung được xây dựng bởi các chuyên gia trong ngành/lĩnh vực hoặc chủ đề cụ thể.

Đối với các chủ đề YMYL (Your money or your life - các chủ đề liên quan đến hạnh phúc, sức khỏe, ổn định tài chính trong tương lai, hoặc sự an toàn của người dùng), nội dung phải thể hiện được khả năng chuyên môn, bằng cấp và trình độ học vấn của người tạo nội dung. Ví dụ, một Kế toán viên giám định (chartered accountant) sẽ có đủ điều kiện viết một bài về chủ đề khai thuế hơn là một người bình thường khác, mới chỉ tìm hiểu về thuế qua một vài bài đăng trên r / personalfinance.

Chính vì thế mà việc sở hữu năng lực chuyên môn cao là vô cùng quan trọng đối với các marketers khi viết hoặc sáng tạo nội dung xoay quanh các chủ đề YMYL như tư vấn y tế, tài chính hoặc pháp lý.

Expertise (Chuyên môn)Eat là gì? Expertise trong eat là thật ngữ chỉ kiến thức hoặ kỹ năng cao trong một lĩnh vực (Nguồn: CodersX)

Đối với các chủ đề không phải YMYL, tác giả được yêu cầu phải nêu lên được quan điểm, kinh nghiệm sống phù hợp với chủ đề đó, đồng thời phải thể hiện được “kiến thức chuyên môn học được từ cuộc sống hằng ngày” trong bài viết.

Cũng sẽ có những chủ đề không yêu cầu hoặc yêu cầu ít về mặt chuyên môn. Ví dụ như nếu tác giả là những người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc hoặc kinh nghiệm sống dồi dào trong một lĩnh vực nào đó, Google sẽ đánh giá cao “chuyên môn hàng ngày” này của họ, và không phạt cá nhân hay website đó về việc không sử dụng người có chuyên môn (bằng cấp) thật sự.

Google cũng nói về Expertise rằng "kiến thức chuyên môn hàng ngày" là đủ để marketers có thể sáng tạo ra những nội dung cho một số chủ đề YMYL. Ví dụ như nếu người dùng tìm kiếm ”Cảm giác bị ung thư là như thế nào?”, thì những ai đã từng sống chung với căn bệnh này sẽ trả lời tốt hơn một bác sĩ có trình độ và kinh nghiệm lâu năm.

Một người bình thường hoàn toàn có thể chia sẻ những kiến thức chuyên môn mà họ có được từ cuộc sống hằng ngày liên quan đến các chủ đề YMYL. Ví dụ như việc chia sẻ kinh nghiệm cá nhân có được trên các diễn đàn hoặc website hỗ trợ cho những người mắc căn bệnh cụ thể, đó cũng được coi là một hình thức thể hiện được chuyên môn của bản thân và được Google đánh giá cao.

Authority (Thẩm quyền)

Tiêu chí Thẩm quyền này là vấn đề danh tiếng của website, đặc biệt có liên quan đến các chuyên gia và những người có tầm ảnh hưởng khác (influencers) trong ngành. Có thể hiểu đơn giản rằng, khi người dùng coi một cá nhân hoặc website là nguồn thông tin đáng tin cậy để đọc và tìm hiểu thông tin về một chủ đề, thì website đó đã đạt được một phần tiêu chí thẩm quyền đó.

EAT là gì? Để đánh giá tính thẩm quyền của một website, người dùng có thể tìm kiếm trên web để biết thêm thông tin chi tiết về danh tiếng của website hoặc cá nhân tác giả.

Quá trình nghiên cứu danh tiếng này chính là việc tìm hiểu xem người dùng thực tế và các chuyên gia nghĩ gì về một trang web. Bạn có thể tìm kiếm thêm các đánh giá, tổng hợp từ các nguồn tài liệu tham khảo khác nhau, đọc gợi ý từ các chuyên gia, xem các bài báo và thông tin đáng tin cậy khác để xem họ có viết gì website không?

Để đánh giá chỉ số thẩm quyền này, Google sẽ tìm đến các nguồn tin độc lập, không có bất kỳ liên quan đến website, từ công ty sở hữu đứng sau đến cá nhân làm việc trên website.

Theo đó, Wikipedia là nguồn thông tin tốt được Google đánh giá cao.

Wikipedia là nguồn thông tin tốt được Google đánh giá cao.Đây là thuật ngữ chỉ  danh tiếng của một website (Nguồn: TinmoiZ)

Nếu như bạn để ý thì các bài viết trên Wikipedia thường trích dẫn thông tin từ một website và họ sẽ đính kèm các yếu tố liên quan đến danh tiếng website/công ty như giải thưởng hoặc các hình thức công nhận khác, thậm chí là cả những tranh cãi và vấn đề liên quan.

Điều quan trọng bạn phải nhớ là thẩm quyền là một khái niệm tương đối. Ví dụ như trong lĩnh vực xe điện, tỷ phú Elon Musk và Tesla được đánh giá là những nguồn thông tin có thẩm quyền cao, nhưng khi nói đến SEO thì họ lại có rất ít hoặc không có độ thẩm quyền nào.

Elon Musk và Tesla được đánh giá là những nguồn thông tin có thẩm quyền cao(Nguồn: Business Insider)

Đó cũng là trường hợp của không ít cá nhân và website khác. Thường thì chúng ta sẽ chỉ đạt được thẩm quyền ở một số chủ đề nhất định. Ví dụ, khi tìm kiếm lời bài hát cho các bài hát của Coldplay, thì nguồn thông tin có thẩm quyền nhất là website chính thức của họ. Còn với các loại thịt bò ở Mỹ, thì đó là website USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ).

Coldplay(Nguồn: Coldplay)

Trustworthiness (Đáng tin cậy)

Sự tín nhiệm là yếu tố liên quan đến tính hợp pháp, minh bạch và chính xác của một website và nội dung trên đó.

Google sẽ tìm kiếm những điều trên một website để đánh giá mức độ đáng tin cậy, bao gồm cả việc website có nêu rõ tên người viết bài và người chịu trách nhiệm chính về nội dung trên website hay không? Điều này đặc biệt quan trọng đối với các tìm kiếm liên quan đến chủ đề YMYL (tất nhiên các chủ đề khác cũng sẽ được áp dụng, nhưng mức độ ảnh hưởng ít hơn).

Trustworthiness (Đáng tin cậy) là yếu tố liên quan tới sự hợp pháp, chính xácEat là gì? Trustworthinesslà yếu tố liên quan tới sự hợp pháp, chính xác (Nguồn: Hype Inside)

Các trang web YMYL yêu cầu độ uy tín cao, vì vậy Google sẽ cần những thông tin đầy đủ về người chịu trách nhiệm nội dung trên website. Các thông tin liên hệ cũng rất quan trọng, phải đầy đủ và rõ ràng, đặc biệt trong các website YMYL và cửa hàng trực tuyến.

Nếu một cửa hàng hoặc website giao dịch tài chính chỉ có địa chỉ email và địa chỉ công ty, khách hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn nhận được sự trợ giúp của DN về vấn đề giao dịch. Tương tự như vậy, các website YMYL khác cũng yêu cầu sự tín nhiệm cao từ người dùng, chính vì vậy, Google cũng sẽ tính đến độ chính xác của nội dung.

Đối với các bài báo và trang thông tin, các nội dung chính chất lượng cao phải có tính chính xác so với thực tế, và nếu sử dụng thông tin từ các chuyên gia thì phải nhận được sự đồng ý của họ. Việc trích dẫn từ các nguồn đáng tin cậy sẽ giúp ích cho điều này.

Một bài báo khi đính kèm nhiều thông tin chính xác và có tham khảo từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy sẽ nhận được xếp hạng cao trên Google.

Chỉ cần nhớ rằng sự tín nhiệm, cũng giống như độ thẩm quyền, là một khái niệm tương đối. Mọi cá nhân và website đều sẽ không thể được coi là nguồn thông tin đáng tin cậy số 1 trong mọi lĩnh vực, mà chỉ là duy nhất 1 lĩnh vực nào đó thôi.

Mối liên hệ giữa content và EAT là gì?

Như đã nói ở trên, việc Google cho ra mắt tiêu chí đánh giá E-A-T là nhằm muốn đánh tới các nội dung trên trang. Nội dung càng được đánh giá cao tức là chỉ số E-A-T càng cao. Vậy nội dung như thế nào mới được đánh giá cao, hãy cùng đi qua những phân tích sau:

Nội dung thỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm của người dùng

Trong tài liệu xuất bản của Google có xuất hiện thêm phần “Needs Met”, tức là nội dung bạn cung cấp khớp đúng với nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Và Google cũng đưa ra các cấp độ của Neets Met, nếu đạt được cấp độ thỏa mãn cao nhất, tức là website của bạn dễ được xếp hạng cao hơn. Không chỉ đơn thuần là đưa ra thông tin, Google còn đưa ra những danh mục khác mà một website có thể khai thác, đáp ứng nhu cầu của người dùng:

  • Thông tin về một chủ đề
  • Thông tin về một cá nhân hoặc một vấn đề xã hội
  • Hình ảnh, video và các định dạng media khác
  • Quan điểm cá nhân/website
  • Giải trí
  • Bán sản phẩm, dịch vụ
  • Chuyên mục hỏi đáp, bàn luận
  • Người dùng có thể chia sẻ file hoặc tải phần mềm trên website

Bất cứ website nào cũng muốn người dùng duy trì thời gian lâu trên trang. Muốn thế thì bạn phải mang lại trải nghiệm tốt nhất cho họ. Hãy nghĩ xem, mục tiêu vào trang của họ là gì và tại sao họ nên ở lại? Khai thác sâu yếu tố đó và xác định xem “điểm chạm” nào giữa hai bên có khả năng tạo ra traffic cao nhất, từ đó phát triển dần lên!

Chọn vị trí đặt nội dung hợp lý

Việc sắp xếp nội dung trên trang cũng thể hiện tính chuyên nghiệp và mức độ tin cậy của một website. Người dùng truy cập vào website là vì một mục đích nhất định, có thể là mua hàng, có thể là cập nhật tin tức,... nhưng tuyệt nhiên sẽ không phải là xem quảng cáo. Cho dù là mục đích gì, thì bạn cũng phải sắp xếp các danh mục nội dung chính (Main Content) sao cho hợp lý, ngay trên đầu, trọng tâm và thật rõ ràng. Điều này cũng là một phần trong trải nghiệm người dùng. Phải làm sao để giao diện trở nên thân thiện hơn, thỏa mãn trải nghiệm tổng quan của người dùng đối với từng danh mục hiển thị trên website.

Chọn vị trí đặt nội dung hợp lýChọn vị trí đặt nội dung hợp lý (Nguồn: Digital22)

Xây dựng nội dung bổ sung 

Nội dung bổ sung, hay còn gọi là supplementary content theo thuật ngữ Google đặt ra, là những nội dung như link điều hướng, hình ảnh, video, backlink,... tồn tại xung quanh main content trên website. Các nội dung bổ sung này sẽ giúp website đạt thứ hạng cao hơn trên Google nhưng đôi khi cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm tuyệt vời của người dùng. Vì vậy, phải thật khéo léo và tinh tế khi chèn các nội dung bổ sung này vào bài viết, tránh gây phản cảm và đảm bảo mục đích cuối cùng của người dùng.

Chất lượng nội dung

Tiêu chí đánh giá chất lượn nội dung về Eat là gì? Theo tài liệu mà Google cung cấp, các website được đánh giá cao về E-A-T sẽ đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Số lượng main content chất lượng cao, title ngắn gọn, súc tích, khơi gợi trí tò mò và chạm đúng đến pain point của người dùng.
  • Các thông tin về website và người chịu trách nhiệm nội dung chính trên website phải đầy đủ, đặc biệt là các website mua bán và giao dịch tài chính, phải đảm bảo quy trình thanh toán của người dùng diễn ra mượt mà.
  • Tính thẩm quyền của website phải được đảm bảo đầy đủ

Tóm lại, để đạt được hiệu quả nội dung cao nhất, hãy lưu ý những điều sau:

  • Xây dựng các nội dung có giá trị cho người đọc thay vì các nội dung xàm xí, không mục đích
  • Đảm bảo hình thức, bố cục được trình bày một cách hợp lý, hạn chế tối đa lỗi đánh máy, sắp xếp câu chữ,...
  • Khả năng chuyên môn của tác giả trong lĩnh vực đó phải được đảm bảo
  • Nội dung phải có độ thẩm quyền và đáng tin cậy. Thông tin đúng sự thật, chính xác và thường xuyên cập nhật nếu có thay đổi. Trích dẫn đầy đủ nguồn với các thông tin tham khảo, đảm bảo nguồn đó phải có độ thẩm quyền và minh bạch cao.
  • Xây dựng hình ảnh, video, infographic,... hấp dẫn
  • Cải thiện tốc độ tải trang
  • Sắp xếp bố cục nội dung trên site hợp lý và dễ nhìn, tránh gây rối mắt hoặc hiển thị quảng cáo trong nội dung quá nhiều
  • Tăng tương tác giữa website và độc giả bằng phần bình luận, Q&A,...
  • Tối ưu hóa giao diện để thân thiện hơn với các thiết bị di động
  • Hạn chế chèn quá nhiều từ khóa, thông tin cũ rích, thiếu chính xác, copy paste không ghi nguồn,...

Tầm quan trọng của EAT đối với website là gì?

Như đã phân tích, EAT thể hiện cho tính chuyên môn, độ thẩm quyền và đáng tin cậy của một website. Có lẽ bất cứ website nào cũng cần chứng minh được 3 chỉ số này đối với người dùng nếu muốn xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm, đặc biệt là các website YMYL.

Tầm quan trọng của EAT đối với website là gì?Tầm quan trọng của e-a-t đối với một website là gì? (Nguồn: Internet)

Về cơ bản, EAT cung cấp cho Google một bộ công cụ để đánh giá và đo lường giá trị của một website. Những lần truy cập của đội ngũ đánh giá đến từ Google này không ảnh hưởng đến thứ hạng của trang. Google đã tuyển dụng hàng trăm người chỉ để làm một công việc duy nhất là đánh giá và ấn định điểm E-A-T theo cách thủ công nhất trên các website xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Về lý thuyết, một website có EAT cao sẽ xếp hạng cao hơn một website có EAT thấp, vì vậy, hãy coi nó như một số liệu so sánh khi đánh giá đối thủ cạnh tranh của bạn trên SERP. Hẳn bạn đã biết, Google từ lâu đã nói rằng trải nghiệm người dùng tuyệt vời là yếu tố quan trọng giúp website gia tăng thứ hạng. Vậy nên, chẳng cớ gì mà bạn không tối ưu EAT cho website của mình cả.

Mối quan hệ giữa YMYL và EAT là gì?

EAT quan trọng với tất cả các tìm kiếm trên Google, nhưng có lẽ, với các website YMYL thì quan trọng hơn các website về chủ đề khác.

Mối quan hệ giữa YMYL và EAT là gì?Mối quan hệ giữa eat và YMYL là gì (Nguồn: hyperhost)

Nếu bạn chỉ tìm kiếm bức ảnh về những chú mèo dễ thương, thì E-A-T có lẽ không quan trọng lắm. Chủ đề này mang tính chủ quan của người tìm kiếm, và sẽ chẳng có vấn đề gì to tát nếu bạn thấy một con mèo không dễ thương cho lắm.

Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm liều lượng chính xác của thuốc aspirin khi mang thai, thì chắc chắn E-A-T rất quan trọng. Nếu Google hiển thị kết quả đến từ một tác giả nghiệp dư, thiếu hiểu biết, trên một website không đáng tin cậy và thiếu thẩm quyền, thì khả năng cao là nội dung đó không chính xác hoặc dễ gây hiểu lầm.

Vì bản chất trong thông tin tìm kiếm ở đây không phải là một vấn đề đơn giản mà có thể liên quan đến tính mạng con người.

E-A-T cũng rất quan trọng với các vấn đề liên quan đến tài chính như “Cách cải thiện điểm tín dụng”, hay “Nên khám bác sĩ tâm lý ở đâu?”,...

Các chủ đề này được gọi chung là YMYL (Your money or your life - các chủ đề liên quan đến hạnh phúc, sức khỏe, ổn định tài chính trong tương lai, hoặc sự an toàn của người dùng). Nếu website của bạn được xây dựng xoay quanh các chủ đề YMYL, thì việc chứng minh EAT là rất quan trọng.

Cách cải thiện EAT cho website

Lý do cần website cải thiện eat là gì? Không ít website lâu đời hầu như không xây dựng E-A-T ngay từ đầu và lưu lượng truy cập đã giảm khi bản cập nhật quan trọng này của Google được triển khai và khả năng phát hiện EAT trên website theo thuật toán của Google được cải thiện. Chính vì thế, muốn muốn website phát triển hơn trong tương lai, hãy thực hiện các bước sau:

1. Xây dựng nhiều liên kết hơn

Mặc dù liên kết không được đề cập đến trong Nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm của Google, Gary Illyes, Nhà phân tích xu hướng quản trị trang web của Google, đã nói rằng việc đánh giá EAT phần lớn dựa trên các liên kết (links) và đề cập (mention) đến từ các trang web có thẩm quyền.

Theo Marie Haynes thì Google thực sự giỏi trong việc hiểu số lượng lẫn chất lượng các liên kết, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đang ưu tiên xây dựng các liên kết chất lượng cao hơn là những liên kết chất lượng thấp.

2. Luôn cập nhật nội dung

Nếu website của bạn liên quan đến các chủ đề YMYL như tư vấn y tế hoặc tài chính, thì việc cập nhật nội dung là rất quan trọng để chứng minh EAT cao.

  • Các tư vấn tài chính, tư vấn pháp lý, tư vấn thuế,... có EAT cao đều phải đến từ các nguồn đáng tin cậy và được duy trì và cập nhật thường xuyên.
  • Thông tin hoặc tư vấn y tế có EAT cao nên được viết hoặc sản xuất theo phong cách chuyên nghiệp và phải được chỉnh sửa, xem xét và cập nhật thường xuyên.

Nhưng những chủ đề không phải YMYL thì sao?

Google không nói cụ thể về điều này, nhưng chúng tôi tin rằng nó vẫn quan trọng. Thực tế thì, một website chuyên đánh lừa người đọc bằng những thông tin lỗi thời làm sao có thể được đánh giá là đáng tin cậy được?

3. Kiểm tra sự thật

Nguyên tắc đánh giá chất lượng của Google nói rằng các tin bài phải đúng với thực tế thì mới chứng minh được độ EAT cao. Các bài báo có độ EAT cao phải được xây dựng dựa trên tính chuyên nghiệp của báo chí và chứa những nội dung sát với thực tế.

Tương tự đối với các nội dung khoa học; nó phải chính xác với thực tế và phù hợp với sự đồng thuận của cộng đồng khoa học. Các trang thông tin về chủ đề khoa học có độ EAT cao phải được tạo ra bởi những người hoặc tổ chức có chuyên môn khoa học phù hợp, dựa trên sự đồng thuận của cộng đồng khoa học.

Vậy thì các chủ đề khác thì sao?

Nó vẫn quan trọng như thế thôi vì vấn đề này đã được nhắc đi nhắc lại tới hơn 50 lần trong tài liệu. Vì vậy, lời khuyên của chúng tôi là hãy kiểm tra độ chính xác của nội dung dựa trên các nguồn mà Google tin tưởng và hợp pháp như Wikipedia và Wikidata.

4. Thu hút thêm nhiều đánh giá

Đội ngũ đánh giá của Google sử dụng các bài đánh giá trực tuyến như một nguồn thông tin liên quan đến danh tiếng của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến độ uy tín và thẩm quyền của website.

Đối với các doanh nghiệp, hẳn là có rất nhiều nguồn thông tin và bài đánh giá có uy tín về doanh nghiệp, vì vậy, bạn có thể tìm kiếm trên các trang web cụ thể để tìm các đánh giá.

Rất nhiều người không thích điều này và thường cố gắng đơn giản hóa mọi thứ bằng cách tập trung vào một trang web đánh giá nhất định. Nhưng trên thực tế, hãy tập trung vào việc thu thập và kêu gọi nhiều đánh giá trực tuyến tích cực hơn trên mọi website quan trọng — đặc biệt là các website được nhiều người sử dụng và tin tưởng trong ngành của bạn. Ví dụ, đối với ngành Nhà hàng, đó có thể là TripAdvisor hoặc thậm chí là một blog về ẩm thực địa phương nổi tiếng.

Thu hút thêm nhiều đánh giá(Nguồn: TripAdvisor)

5. Thuê chuyên gia

Các chuyên gia có nguồn cung dồi dào trong tất cả các ngành, vậy tại sao không thuê họ viết cho website của bạn? Đây là một yêu cầu bắt buộc nếu bạn đang làm về chủ đề YMYL .

Chuyên môn chính thức là yếu tố quan trọng đối với các chủ đề YMYL vì đó là những chủ đề không được phép SAI. Đối với các chủ đề khác thì không nhất thiết phải thuê chuyên gia.

Thay vào đó, bạn có thể thuê những người có thành tích đã được chứng minh trong ngành hoặc những người đã nổi tiếng trong việc tạo các nội dung hay, chất lượng về chủ đề này.

Nếu bạn không đủ khả năng để thuê người, thì có thể phỏng vấn một chuyên gia hoặc nhờ họ viết một bài đăng cho trang web của bạn, như ví dụ dưới đây của Ahrefs:

Thuê chuyên gia(Nguồn: Ahrefs)

6. Nhấn mạnh thông tin nổi bật của website hoặc tác giả trên website 

Hầu hết mọi người không thích khoe khoang, nhưng khi nói đến việc chứng minh EAT với Google, thì đây chính xác là điều bạn nên làm. Nếu bạn có bằng tiến sĩ, đã từng phát biểu tại các hội nghị nổi tiếng trong ngành hoặc đã giành được các giải thưởng danh giá trong ngành, hãy cho thế giới (và Google) biết.

Doanh nghiệp có thể chèn các thông tin đó vào phần tiểu sử tác giả:

Nhấn mạnh thông tin nổi bật của website hoặc tác giả trên website (Nguồn: Ahrefs)

Hoặc ở ngay trang Giới thiệu về website:

Nhấn mạnh thông tin nổi bật của website hoặc tác giả trên website  1(Nguồn: Ahrefs)

Hãy nhớ rằng, mục đích của việc này là chứng minh kiến ​​thức chuyên môn, thẩm quyền và sự đáng tin cậy của bạn đối với Google. Đừng phóng đại hoặc thêu dệt sự thật.

7. Hiển thị chi tiết liên hệ

Các doanh nghiệp không cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ và hỗ trợ khách hàng có thể bị coi là không đáng tin cậy. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các trang YMYL .

Chẳng hạn như website của một ngân hàng trực tuyến, người dùng hy vọng sẽ tìm thấy nhiều thông tin về trang web, bao gồm cả thông tin dịch vụ khách hàng phong phú để thực hiện giao dịch online khi cần thiết. Người dùng cũng cần 1 nơi để đặt câu hỏi hoặc nhận trợ giúp khi sự cố xảy ra.

Vì vậy, các doanh nghiệp hợp pháp ít nhất nên giới thiệu địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email và đầu mối liên hệ của họ.

8. Xuất hiện trên Wikipedia

Các bài báo và bài viết trên Wikipedia có thể giúp bạn tìm hiểu về một công ty và có thể bao gồm thông tin cụ thể về danh tiếng, chẳng hạn như giải thưởng và các hình thức công nhận khác, thậm chí cả những tranh cãi và vấn đề liên quan.

Nhưng, có một vấn đề đó là: Để được xuất hiện trên Wikipedia rất khó. Thực sự khó khăn. Trừ khi bạn đã là một cơ quan có thẩm quyền trong ngành của mình, có nghĩa là phải sở hữu phạm vi bao phủ đáng kể trong các nguồn đáng tin cậy và độc lập, thì may ra.

Tuy nhiên, việc được trích dẫn như thế này trên một trang Wikipedia hiện có cũng là tốt lắm rồi:

Xuất hiện trên wikipedia sẽ giúp doanh nghiệp có được danh tiếnXuất hiện trên wikipedia sẽ giúp doanh nghiệp có được danh tiếng (Nguồn: Ahrefs)

9. Cải thiện số lần được đề cập

Đề cập trên các trang web nổi tiếng trong ngành có thể giúp nâng cao thẩm quyền của website — trong trường hợp chúng đều là những đề cập tích cực. Đội ngũ của Google sẽ được yêu cầu tìm kiếm những điều này khi đánh giá danh tiếng của trang web và tác giả.

Tìm kiếm các đánh giá, tài liệu tham khảo, khuyến nghị của các chuyên gia, các bài báo và thông tin đáng tin cậy khác do các cá nhân tạo/ viết về trang web.

Ví dụ: khi tên của tôi được đề cập trên một Tạp chí về Công cụ Tìm kiếm, giúp chứng minh thẩm quyền của tôi về chủ đề SEO.

 Cải thiện số lần được đề cập(Nguồn: Ahrefs)

Vấn đề là nhận được các đề cập có thẩm quyền là một điều hơi khó. Vì vậy, hãy cố gắng xuất bản thông tin chi tiết và dữ liệu độc đáo mà những người khác trong ngành của bạn muốn tham khảo.

Cải thiện số lần được đề cập 1(Nguồn: Ahrefs)

Ảnh hưởng của EAT đối với các trang thương mại điện tử

E-A-T rất quan trọng đối với các trang thương mại điện tử vì các trang mua sắm được bộ Nguyên tắc xếp hạng của Google coi là website YMYL. Đặc biệt, các trang TMĐT này được tuân thủ theo các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. Vì lý do đó, họ cũng được kỳ vọng sẽ có E-A-T cao nhất.

Ảnh hưởng của EAT đối với các trang thương mại điện tửTầm ảnh hưởng của eat đối với các trang thuonwg mại điện tử là gì (Nguồn: Search Engine Journal)

Nếu muốn các trang mua sắm của mình hiển thị trong kết quả tìm kiếm, doanh nghiệp cần phải tìm được cách tối đa hóa điểm E-A-T của mình dựa trên tiêu chí đánh giá của đội ngũ Google, và cũng tuân theo các thuật toán do Google thiết kế để mô phỏng.

>>> Xem thêm: Thương mại điện tử là gì

Tạm kết

Như vậy, trong bài viết này, các bạn đã hiểu được EAT là gì cũng như tầm quan trọng của EAT đối với website. Hy vọng với những chỉ dẫn chi tiết trên, các doanh nghiệp có thể rút ra bài học cho mình và chỉ thiện EAT cho website tốt hơn nữa.

Tô Linh - MarketingAI

Tổng hợp

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.