Facebook bị kiện, có nguy cơ phải bán Instagram và WhatsApp vì chiến lược phi cạnh tranh

17 Thg 12

Ngày 9/12 vừa qua, FTC - Ủy biên Thương mại Liên bang Mỹ và liên minh các Tổng chưởng lý từ 48 bang và vùng lãnh thổ Mỹ đã đệ đơn kiện Facebook. Theo đó, vụ kiện tập trung nhắm đến hai vụ thâu tóm lớn của Facebook là Instagram và WhatsApp. Đồng thời tập trung tìm các biện pháp xử lý cho hành vi phản cạnh tranh của "ông trùm công nghệ" và yêu cầu Facebook thoái vốn tại 2 ứng dụng trên. 

Cổ phiếu của Facebook đã giảm gần 2% sau khi đóng cửa từ ngày 9/12. Facebook đã bác bỏ đơn kiện này và cho rằng Ủy ban cố tình bỏ qua việc chính họ đã phê duyệt vụ mua bán này từ vài năm trước.

“Thực tế quan trọng nhất trong trường hợp này đó là việc Ủy ban không đề cập đến trong đơn khiếu nại dài 53 trang của mình rằng chính họ đã xóa bỏ những vụ mua lại này từ nhiều năm trước" - cố vấn trưởng của Facebook, ông Jennifer Newstead nói.

Facebook bị tố cáo lợi dụng sức mạnh thị trường để chèn ép các đối thủ tiềm năng trước khi chúng có thể trở thành mối đe dọa thực sự. Ngoài Facebook và Instagram, vụ kiện của FTC còn gợi lại việc Facebook từng nhen nhóm ý định mua lại một số mạng xã hội khác như Twitter, WhatsApp.

Chiến lược mua lại của Facebook đã gây thiệt hại đáng kể cho các đối thủ cạnh tranh và các nhà quảng cáo. Đây là một trong những cáo buộc chính của đơn kiện.

Đơn kiện của FTC

FTC đã cáo buộc Facebook đã lên chiến lược có tính hệ thống để duy trì vị thế độc quyền của mình, trong đó có 2 vụ mua lại Instagram và WhatsApp với giá lần lượt 1 tỷ USD và 19 tỷ USD. Đơn kiện chỉ rõ rằng, Facebook muốn nắm thế thượng tôn trên thị trường mạng xã hội Mỹ.

Ngoài việc kiện Facebook, FTC cũng yêu cầu nền tảng này thoái vốn khỏi Instagram và WhatsApp. Đồng thời cấm nền tảng này áp đặt các điều kiện phi cạnh tranh đối với các nhà phát triển phần mềm bên thứ 3.

"Từ ngày vượt qua Myspace và nắm vị trí độc quyền, Facebook chuyển sang phòng thủ bằng cấc biện pháp phi cạnh tranh bằng cách mua lại các công ty này", FTC viết trong đơn kiện. Điều này phản ánh quan điểm của CEO Mark Zuckerberg: "Vì sao phải cạnh tranh trong khi có thể mua luôn đối thủ"?

Vụ kiện của FTC cũng gợi lại rằng, Facebook từng cố gắng mua các đối thủ Twitter và Snapchat nhưng không thành công.

Khi than thở về việc Twitter đã từ chối lời đề nghị mua lại của Facebook vào tháng 11 năm 2008, ông Zuckerberg đã viết:'' Tôi đã chúng tôi có thêm thời gian để nâng cấp nền tảng  mà không phải lo lắng về một đối thủ cạnh tranh khác đang phát triển".

Đối với Instagram và WhatsApp, nền tảng này nắm quyền kiểm soát, ngăn 2 ứng dụng này "ăn thịt" ứng dụng Facebook chính.

“Facebook đã ép WhatsApp chỉ được cung cấp dịch vụ nhắn tin di động thay vì cho phép WhatsApp trở thành mạng xã hội, ngoài ra ông trùm còn hạn chế việc quảng bá WhatsApp ở Hoa Kỳ”, FTC tuyên bố trong vụ kiện.

FTC đã chọn nộp đơn kiện tại tòa án liên bang thay vì trước thẩm phán luật hành chính nội bộ. Trong đơn khiếu nại, FTC giải thích rằng quyết định này là do “Facebook đang vi phạm một điều khoản luật do Ủy ban Thương mại Liên bang ban hành và đây là một trường hợp thích đáng để ban hành lệnh cấm vĩnh viễn".

>> Xem thêm: Doanh số smartphone toàn cầu phục hồi trong Q3/2020

Đơn kiện của các bang

Dù cùng hợp lực trong cuộc điều tra nhưng liên minh các bang do Tổng chưởng lý New York - ông Letitia James vẫn quyết định nộp đơn kiện riêng. Các bang tham gia kiện Facebook lớn hơn so với vụ kiện của Google.

Cũng giống như FTC, các bang đâm đơn kiện tổ cáo Facebook nắm thế độc quyền trên thị trường mạng xã hội Mỹ, không đồng ý với cách nền tảng này triển khai chiến lược chèn ép, vùi dập đối thủ làm ảnh hưởng đến người dùng và nhà quảng cáo.

"Facebook lo sợ rằng sẽ bị tụt hậu trong những phân khúc mới và các đối thủ sẽ xây dựng mạng lưới cạnh tranh với họ, phá vỡ vị trí độc tôn thống trị của công ty".

Các bang đều khẳng định, Facebook đang duy trì Instagram và WhatsApp như các thương hiệu độc lập mà không sát nhập chúng vào cùng với nhau. Điều này khiến các ứng dụng còn lại khác không có cơ hội xói mòn sự thống trị của Facebook.

Trước đó, Facebook đã bắt đầu hệ thống chiến lược loại bỏ này từ trước khi mua lại Instagram và WhatsApp. Năm 2009, công ty mua lại FriendFeed vì CEO Facebook, ông Chris Cox, nói với Zuckerberg rằng "đây sẽ là một viễn cảnh tồi tệ nếu để Twitter thâu tóm". Năm sau, Facebook đã mua lại Octazen sau khi một giám đốc điều hành của Facebook cho rằng động thái như vậy sẽ tước đi quyền truy cập vào dịch vụ nhập danh bạ của đối thủ, điều mà  khiến Octazen có nguy cơ phát triển vượt mặt Facebook.

 

Vụ kiện cũng tập trung vào cách Facebook thu thập dữ liệu người dùng để duy trì thế độc quyền. Đơn kiện nói rằng, Facebook đã tạo ra nhiều điều khoản để lấy dữ liệu người dùng, từ đó tạo trải nghiệm để giữ chân họ, không cho họ chuyển sang các dịch vụ khác.

Facebook gây hại cho người tiêu dùng, nhà quảng cáo và các công ty cạnh tranh thông qua hoạt động của mình. Ví dụ, các nhà quảng cáo sẽ không được cung cấp sự minh bạch về giá trị họ nhận được từ quảng cáo của mình cũng như các thiệt hại về thương hiệu do nội dung "độc" trên các dịch vụ Facebook.

Các bang yêu cầu tòa án đưa ra biện pháp xử lý, bao gồm ngăn Facebook thực hiện thêm các vụ mua lại vượt quá 10 triệu đô la mà không thông báo trước cho các quốc gia khiếu nại. Đồng thời xử lý vụ mua lại Instagram và WhatsApp vi phạm đạo luật Clayton. Ngoài ra cũng sẽ đặt các điều kiện khác để ngăn chặn các vi phạm của Facebook có thể xảy ra trong tương lai, bao gồm cả việc thoái vốn khỏi hai ứng dụng.

Hải Yến - MarketingAI

Theo cnbc

>> Có thể bạn chưa biết: Apple quyết thêm tính năng chặn quảng cáo trên iOS 14, Facebook đáp trả cực gắt!
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.