F&B là gì? 8 chiến lược Marketing giúp thương hiệu ngành F&B bứt phá

20 Thg 03

Lĩnh vực F&B là gì? Theo báo cáo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor, Việt Nam là thị trường đứng thứ 3 về hoạt động kinh doanh dịch vụ thực phẩm đồ uống tại khu vực ASEAN. Theo...

Lĩnh vực F&B là gì? Theo báo cáo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor, Việt Nam là thị trường đứng thứ 3 về hoạt động kinh doanh dịch vụ thực phẩm đồ uống tại khu vực ASEAN. Theo thống kê, hiện nay cả nước có đến 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng được đầu tư và đang phát triển như vũ bão. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong miếng bánh khổng lồ ngành F&B? tìm hiểu ngành F&B là gì? Vai trò của F&B trong khách sạn là gì? Công việc của nhân viên F&B. Marketing AI sẽ cung cấp 8 chiến lược marketing hiệu quả cho ngành hàng F&B trong bài viết dưới đây

F&B là gì?

F&B được viết tắt của cụm từ Food and Beverage dùng để chỉ ngành thực phẩm và đồ uống. Đây là loại hình kinh doanh chuyên phục vụ và cung cấp đồ ăn, thức uống cho khách hàng. Đối tượng kinh doanh chủ yếu của ngành là nhà hàng, khách sạn, cửa hàng thức ăn nhanh, quầy bar,...

F&B là gì?

F&B là gì? what is f&b F&B nghĩa là gì? f&b manager là gì? (Nguồn: CHM International Institute)

Với những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, đặc biệt tại các khu vực trung tâm, hoạt động kinh doanh ẩm thực diễn ra vô cùng sôi động với các món ăn không chỉ của Việt Nam mà còn đến từ rất nhiều các quốc gia trên thế giới.

>>> Đọc thêm: Những điều cần biết cho marketing khách sạn

Mô hình F&B phổ biến nhất hiện nay

Có thể nói rằng F&B là ngành "hái ra tiền" bởi tốc độ phát triển và tỷ suất lợi nhuận mà ngành này mang lại. F&B đang trở thành xu hướng kinh doanh hàng đầu. Ngay sau đây chúng tôi xin liệt kê 3 mô hình F&B phổ biến nhất hiện nay:

Mô hình F&B trong khách sạn

Mô hình này F&B được triển khai chủ yếu với mục đích phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng trong thời gian nghỉ dưỡng. lưu trú tại khách sạn. Mặc dù kinh doanh chỗ ở mới là ngành nghề chính, tuy nhiên có thể doanh thu cũng cấp thực phẩm cũng chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số doanh thu. Bởi vậy, nếu có dự dịnh triển khai mô hình này thì nên lưu ý thêm yếu tố tăng thêm doanh thu.

Mô hình F&B tại nhà hàng, các quán ăn, quán nước

Đây là một mô hình dễ nhận ra bởi ngành nghề chính là kinh doanh ẩm thực. Ở mô hình này sẽ có một đội ngũ nhân sự cực kỳ hùng hậu để quản lý các công việc liên quan. Doanh thu của hình thức này chủ yếu sẽ là phục vụ khách hàng ngay tại chỗ. Một số mô hình phổ biên hiện nay có thể nhắc đến như: quán cơm, cafe, nhà hàng tiệc cưới,...

Mô hình F&B công nghệ

Một mô hình còn khá mới, tuy nhiên hiện nay nó đang phát triển cực kỳ mạnh, bởi sự tiện dụng của nó. Ở mô hình này khách hàng không cần phải đến tận cửa hàng mà họ có thể đặt các món ăn yêu thích qua app. Tuy nhiên mô hình chỉ mới được phát triển ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng,...

Vai trò của ngành F&B là gì?

Cùng tìm hiểu những vai trò của ngành F&B tại Việt Nam trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thực phẩm và đồ uống tại các nhà hàng, khách sạn hiện nay.

Đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng

Vai trò của ngành F&B là gì?

Vai trò của bộ phận F&B là gì - Đáp ứng được nhu cầu ăn uống của khách hàng (Nguồn: Squam Lake Inn)

Dịch vụ ăn uống là một yếu tố vô cùng quan trọng trong mỗi nhà hàng/ khách sạn. Không chỉ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ mà đây còn là một trong những yếu tố hàng đầu đưa vị thế của khách sạn lên cao cũng như góp phần làm tăng doanh thu. Đó là lý do mà việc đáp ứng các nhu cầu ăn uống, giải trí ngày một tăng cao của khách hàng là vai trò hàng đầu của những người làm ngành hàng F&B.

Vai trò F&B giúp thúc đẩy doanh thu

Vai trò của bộ phận F&B là gì

Vai trò ngành f&b tại việt nam với chuỗi F&B giúp thúc đẩy doanh thu (Nguồn: The Foil Invite Company)

Ngày nay, việc tổ chức tiệc/đám cưới, hiếu hỉ tại các khách sạn không còn quá xa lạ bởi sự chuyên nghiệp, sang trọng và sạch sẽ. Không thể phủ nhận đây là một nguồn thu “béo bở” mang về lợi nhuận không hề nhỏ cho ngành F&B so với các dịch vụ khác trong khách sạn.

Tăng khả năng nhận diện thương hiệu

Vai trò của việc kinh doanh chuỗi F&B là gì

Vai trò của việc kinh doanh chuỗi F&B là gì - Giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu (Nguồn: Pexels)

F&B đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng nhận diện thương hiệu và giúp nhà hàng/khách sạn giữ chân khách hàng lâu dài. Thử nghĩ mà xem, bạn sẽ quay lại một nhà hàng nếu không gian ở đó tốt, giá cả hợp lý và chất lượng dịch vụ thì tuyệt vời chứ? Tất nhiên là có, thậm chí còn quay lại nhiều lần. Thực chất đây đều là 3 yếu tố vô cùng quan trọng để chinh phục mọi đối tượng khách hàng, từ một thực khách qua đường hay một tín đồ du lịch. Khách hàng thường có thói quen so sánh về chất lượng dịch vụ giữa các khách sạn và đây chính là cách nhanh nhất để bạn có thể trở thành sự lựa chọn số 1 cũng như thành công đưa thương hiệu của mình vào tâm trí khách hàng.

Cấu trúc phòng ban và nhân sự trực thuộc của ngành F&B

Các bộ phận trực thuộc dịch vụ F&B

Vẫn biết F&B Service có vai trò quan trọng như vậy, nhưng không phải đơn vị nào cũng có bộ phận F&B trong bộ máy của mình. bởi còn liên quan đến mô hình doanh nghiệp, tài chính, quản lý nhân sự,...

Thường thì các khách sạn từ 3-4 sao trở lên. Còn đối với dịch vụ kinh doanh nhà hàng ăn uống bình thường thì bộ phận này chỉ xuất hiện ở các nhà hàng cao cấp, sang trọng.

Các bộ phận trực thuộc F&B của khách sạn sẽ bao gồm:

  • Lobby bar: Quầy bar không thể thiếu của một khách sạn. Đó là nơi để khách hàng " giãi bày tâm sự", là nơi để khách hàng thấy được sự chu đáo, tận tình và cũng là nơi cho họ" niềm vui" khi ở một khách sạn đẳng cấp.
  • Restaurant: Bộ phận quan trọng nhất trong dịch vụ F&B, là bộ mặt của khách sạn, nơi phục vụ các bữa ăn chu đáo cho thực khách 24/24.
  • Room Service: là dịch vụ phục vụ khách hàng bất kể ngày đêm để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tại phòng của khách hàng. Đối với những khách sạn từ 4 sao trở lên, dịch vụ phòng còn phải cung cấp đồ ăn uống tại phòng, đặt các phần bánh, trái cây tại các phòng VIP.
  • Banquet: hay còn được gọi là bộ phận Yến tiệc, là bộ phận mang lại thu nhập nhiều nhất trong F&B  của khách sạn. Đây là bộ phận chuyên cung cấp các dịch vụ tổ chức sự kiện như: tiệc cưới, tiệc công ty, tất niên, họp lớp, workshop,...
  • Executive Lounge: Là khu vực VIP nhất của khách sạn( cao cấp nhất) Những bộ phận ở nơi đây tuy hạn chế nhưng đều được phục vụ ở cấp độ 5 sao. Từng món ăn, thức uống đều được chế biến rất cầu kỳ, kỹ lưỡng và phong cách phục vụ đẳng cấp hơn nhiều.
  • Kitchen: Là bộ phận tạo ra những món ăn để phục vụ khách hàng. Nơi đây buộc phải nghiên cứu các món ăn phù hợp những thực khách, với địa phương. Những món ăn vừa mang bản sắc dân tộc và sự độc đáo của khách sạn. Một menu mà bếp đưa ra đôi lúc quyết định đến sự tăng trưởng của khách sạn.

Các vị trí trong ngành F&B

Cơ cấu tổ chức bộ phận F&B có nhiều vị trí khác nhau. Vì thế mời các bạn hãy cùng xem các vị trí và công việc của nhân viên trong ngành F&B là gì nhé!

Giám đốc bộ phận F&B

Giám đốc bộ phận F&B

Giám đốc bộ phận F&B khách sạn Meliá - Hà Nội (Nguồn: Elle)

Giám đốc Thực phẩm & Đồ uống giám sát toàn bộ hoạt động liên quan đến chất lượng dịch vụ thực phẩm và đồ uống. Họ chịu trách nhiệm quản lý tất cả các món ăn trên bếp, các dịch vụ đặc biệt và các bữa tiệc cocktail. Công việc này phải chịu trách nhiệm nặng nề, thực hiện chủ yếu về các chính sách, quy định nhằm đáp ứng mục tiêu của khách sạn cũng như đảm bảo được lợi nhuận ở mỗi khu vực phục vụ ăn uống trong resort, khách sạn. Vị trí quan trọng này đòi hỏi người có kinh nghiệm 6 năm ở ngành F&B tại Viêt Nam và 3-4 năm kinh nghiệm quản lý. Ngoài ra, thành thạo tiếng Anh cũng là một yêu cầu bắt buộc.

Trợ lý giám đốc bộ phận F&B

Trợ lý Giám đốc bộ phận F&B có nhiệm vụ hỗ trợ Giám đốc trong các hoạt động liên quan đến chất lượng dịch vụ thực phẩm và đồ uống. Trước khi có 6 năm kinh nghiệm trong bộ phận F&B, người này cũng cần 3 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý. Hiểu rõ được thị trường F&B là gì và thành thạo tiếng Anh cũng là một yêu cầu bắt buộc cho vị trí này.

Giám đốc/ quản lý nhà hàng

Giám đốc nhà hàng sẽ đặt ra các tiêu chuẩn về văn hóa phục vụ, chịu trách nhiệm trong tuyển dụng, đào tạo nhân viên. Chịu trách nhiệm chặt chẽ trong hoạt động của các khu vực như phòng chờ, các tầng, quầy phục vụ và cả phòng tiệc riêng. Giám đốc nhà hàng cũng có thể lên lịch làm việc, lịch nghỉ để đảm bảo hoạt động của khu vực phục vụ và quyền lợi, sức khỏe cho nhân viên. Mức lương sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm và tiền tips từ hành khách.

Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn

Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn là người chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ nhân viên phục vụ trong nhà hàng, chủ yếu là tiếp nhận, ghi chép về các thông tin yêu cầu đặt bàn trước về số lượng khách, số bàn, món ăn, những yêu cầu khác…. Ưu tiên những người có kinh nghiệm làm việc tại nhà hàng trong một thời gian dài cũng như phải thành thạo tiếng Anh.

Trưởng nhóm phục vụ

Trưởng nhóm trong ngành phục vụ chịu trách nhiệm quản lý và chỉ dẫn công việc chi tiết cho nhân viên phục vụ và trợ lý, cũng như lấy phản hồi từ khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Ngoài ra, trưởng nhóm cũng có trách nhiệm trong việc tham mưu phân công lịch trực, đề xuất chính sách khen thưởng… đến Giám đốc/Quản lý Nhà hàng. Ưu tiên những người đã hiểu rõ bản chất về mảng F&B là gì và có kinh nghiệm làm việc tại nhà hàng trong một thời gian dài cũng như phải thành thạo tiếng Anh. Vị trí này có khả năng thăng chức lên Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn.

Trợ lý trưởng nhóm phục vụ/Nhóm phó

Trợ lý bồi bàn / phục vụ bàn có trách nhiệm hỗ trợ trực tiếp cho Trưởng nhóm phục vụ, và cho thể thay thế cho Trưởng nhóm chỉ đạo những người phục vụ trong nhà hàng khi Trưởng nhóm vắng mặt. Vị trí này có khả năng thăng chức lên Trưởng nhóm phục vụ.

Bồi bàn/phục vụ bàn

Phục vụ bàn trong ngành F&B là gì?

Công việc của nhân viên F&B (Nguồn: Glassdoor)

Nhân viên phục vụ / phục vụ bàn chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ chung trong nhà hàng như phục vụ bữa ăn và đồ uống, v.v. Là người trực tiếp phục vụ khách nhiều nhất, nhân viên phục vụ bàn cần có sự nhanh nhẹn, xử lý nhanh với các tình huống phát sinh, kết hợp nhuần nhuyễn với nhân viên bếp hoặc bộ phận pha chế để đảm bảo đem lại sự phục vụ tốt nhất. Kinh nghiệm trước đây trong nhà hàng / khách sạn cùng với sự thông thạo tiếng Anh sẽ là điểm cộng cho vị trí này. Vị trí này có khả năng thăng chức lên Trợ lý trưởng nhóm phục vụ/Nhóm phó.

Nhân viên phục vụ rượu

Đây là vị trí có yêu cầu khá cao, cả về khả năng hiểu sâu về từng loại rượu, cách kết hợp rượu với từng món ăn của khách cũng như khả năng tư vấn, thuyết phục khách hàng để bán được hàng. Vị trí này cũng yêu cầu sự khéo léo và khả năng tiếng Anh tốt vì phần lớn người đặt rượu là các khách hàng nước ngoài. Nếu làm tốt vị trí này, mức lương của bạn cũng sẽ không tệ khi bán được càng nhiều rượu thì doanh thu của nhà hàng/khách sạn càng cao.

Nhân viên pha chế rượu

Nhân viên pha chế rượu trong F&B

Nhân viên pha chế rượu trong ngành hàng F&B là gì? (Nguồn: pexels)

Đối với vị trí này, ngoài kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm cần thiết, thì việc có ngoại hình tốt và một chút năng khiếu giao tiếp cũng được đánh giá khá cao khi làm việc tại các quán bar mở, khách hàng sẽ đối diện trực tiếp với người pha chế.

Nhân viên trực sảnh (Lễ tân)

Là người chịu trách nhiệm toàn bộ khu vực sảnh của các nhà hàng/khách sạn lớn, có trách nhiệm phục vụ cà phê buổi sáng, trà buổi chiều, rượu trước và sau các bữa ăn… cùng những yêu cầu khác. Ngoài ra, họ còn phải duy trì sự ngăn nắp, sạch sẽ và gọn gàng của đại sảnh trong suốt cả ngày.

Phân biệt ngành F&B và ngành dịch vụ

Có rất nhiều người vẫn bị lầm tưởng ngành F&B và ngành dịch vụ là một. Tuy nhiên không phải vậy, nếu đã hiểu rõ ngành F&B là gì thì các bạn sẽ có thể dễ dàng phân biệt được. Cùng xem sự khác biệt của ngành F&B và ngành dịch vụ nhé.

Ngành dịch vụ là gì?

Ngành dịch vụ là gì?

Ngành dịch vụ là gì? Tài liệu về f&b và ngành dịch vụ (Nguồn: pexels)

Dịch vụ là lĩnh vực phục vụ bao gồm các ngành sản xuất (thuộc về quá trình lưu thông hàng hóa và phục vụ nhu cầu của con người). Dịch vụ là một dạng hoạt động (giao dịch và phục vụ) nhằm thỏa mãn trực tiếp những nhu cầu của từng cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng dân cư. Quan niệm này cho rằng dịch vụ không chỉ trong lĩnh vực phi sản xuất mà có dịch vụ sản xuất.

Ví dụ: dịch vụ cơ khí, dịch vụ nông nghiệp, ... Cơ cấu các ngành dịch vụ hết sức phức tạp. Ở nhiều nước, người ta chia ngành dịch vụ ra thành 3 nhóm:

  • Dịch vụ kinh doanh: vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp,…
  • Dịch vụ tiêu dùng: các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể dục thể thao),…
  • Dịch vụ công: dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể,…

Ngành F&B là gì?

Food and Beverage là gì?

F&B là viết tắt của cụm từ Food and Beverage Service, là ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống. Trong khách sạn, F&B Service là bộ phận làm nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu về ăn uống cho khách hàng khi họ lưu trú tại khách sạn. Ngoài ra, ở các khách sạn lớn, quy mô từ 3-4 sao trở lên, bộ phận F&B còn chịu trách nhiệm về vấn đề ăn uống cho nhân viên tại khách sạn và cung cấp các dịch vụ kèm theo như: tổ chức tiệc sinh nhật, liên hoan, buffet cho hội thảo, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách,… Có thể nói F&B là một ngành nhỏ trong ngành Dịch vụ to lớn, vậy nên các bạn nên phân biệt và tránh nhầm lẫn.

>> Có thể bạn quan tâm: Horeca là gì

8 chiến lược marketing hiệu quả cho ngành F&B 

Bất kỳ lĩnh vực nào để có thể phát triển đều cần phải có chiến lược Marketing cụ thể. Ngành F&B cũng không ngoại lệ. Vậy chiến lược Marketing F&B là gì? Cùng tham khảo ngay 8 chiến lược marketing hiệu quả cho ngành F&B nhé.

1. Định vị thương hiệu cho nhà hàng của bạn

Định vị thương hiệu là chiến lược marketing hiệu quả

F&b tiếng viết là gì? Định vị thương hiệu là chiến lược marketing hiệu quả cho ngành F&B

Cửa hàng hay nhà hàng của bạn cung cấp những món ăn/thức uống gì? Nó là tiệm bánh hay quán rượu? Bạn đã tạo nên nhận diện thương hiệu cho khách hàng trong và ngoài khu vực bạn kinh doanh chưa? Giữa hàng nghìn thương hiệu F&B khác, làm thế nào để khách hàng nhớ tới bạn và chọn bạn? Đây là những câu hỏi cũng như bài toán mà các doanh nghiệp F&B cần phải giải quyết để có được một vị trí nhất định trên thị trường đầy cạnh tranh này. Đó cũng chính là bài toán về việc định vị thương hiệu sau khi các bạn đã nắn rõ về ngành F&B là gì trong thị trường hiện nay.

Định vị thương hiệu liên quan đến việc xác định mục tiêu kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ sẽ cung cấp ra thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu nhằm tạo ra một chiến lược kinh doanh cụ thể và dễ dàng viral marketing trong tương lai.

2. Chọn bao bì cho sản phẩm của bạn

Chiến lược Marketing của ngành F&B là gì - chọn bao bì cho sản phẩm

Chiến lược Marketing của ngành F&B là gì - chọn bao bì cho sản phẩm (Nguồn: Behance)

Có câu ngạn ngữ của người phương Tây: “A book is judged by its cover” có nghĩa là một cuốn sách hay được đánh giá bởi bìa của nó" cũng giống như việc một sản phẩm tốt và chất lượng cũng có thể được đánh giá thông qua bao bì của nó. Việc chú trọng xây dựng hình ảnh bao bì sản phẩm cũng là một trong những khâu quan trọng trong chiến lược Marketing sản phẩm. Bao bì bao gồm chữ, hình ảnh chủ đạo, logo thương hiệu,..Tất cả các yếu tố này phải được kết hợp hài hòa tạo nên đặc trưng cho sản phẩm và thương hiệu, gây ấn tượng cho người tiêu dùng và giúp họ dễ dàng ghi nhớ hình ảnh của sản phẩm.

Logo thương hiệu hay bao bì sản phẩm cũng giúp cho việc xây dựng menu, danh thiếp, tài liệu quảng cáo, Social Media hay Google Ads trở nên ấn tượng và hiệu quả hơn.

3. Làm nổi bật USP của bạn

Tạo sự nổi bật cho USP

USP là gì? Tạo sự nổi bật cho USP thế nào?

USP (Unique Selling Point) có thể dịch nghĩa ra là đặc điểm bán hàng độc nhất. USP được coi là cách để doanh nghiệp nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ khác, bằng cách tạo ra giá trị độc nhất của doanh nghiệp – những thứ mà các doanh nghiệp khác không có được. Vậy USP trong kinh doanh lĩnh vực F&B đòi hỏi việc món ăn/đồ uống của bạn phải nổi bật hơn hẳn đối thủ về hương vị, về chất lượng nguyên liệu, về độ an toàn và đảm bảo dinh dưỡng, về thẩm mỹ, trang trí món ăn...Ví dụ, thương hiệu Baskin & Robbins nổi bật vì họ nỗ lực tìm ra những hương vị mới mỗi tháng để khách hàng luôn nhận được sự mới mẻ và nhiều khả năng quay lại cửa hàng.

4. Viết Blog

Viết Blog trong ngành F&B là gì?

Blog là gì? Viết Blog trong ngành F&B là gì?

Bạn cần xây dựng một website riêng cho nhà hàng, khách sạn, cửa hàng ăn uống, quán cafe,...của mình và thực hiện SEO để khách hàng trực tuyến có thể tìm thấy bạn trên các nền tảng trực tuyến đặc biệt là Google. Việc tạo ra những nội dung hay, hữu ích cho khách hàng sẽ phục vụ cho việc SEO cũng như tích hợp marketing trên các nền tảng Social Media như Facebook, Instagram,.. Blog là một kênh truyền thông hữu ích để bạn có thể quảng bá thương hiệu một cách dễ dàng. Bạn cũng có thể hợp tác với các blogger thực phẩm, đồ uống chuyên nghiệp hay các KOLs trong ngành để tiếp cận được nhiều đối tượng hơn.

5. Email Marketing

Email Marketing là chiến lược Marketing trong ngành F&B

Email Marketing là gì? F&B Marketing là gì? Email Marketing là chiến lược Marketing trong ngành F&B

Thực hiện chiến lược Email Marketing bằng cách gửi mail hàng tuần/hàng tháng tới những khách hàng tiềm năng và các khách hàng cũ của bạn để giới thiệu với họ sản phẩm mới, sự kiện thú vị, chương trình giảm giá đặc biệt nhằm giữ chân khách hàng.

6. Social Media Marketing

Social Media Marketing là gì?

Social Media Marketing là gì? F&B Manager là gì? Beverage là gì?

Nếu đã hiểu được bản chất của ngành F&B là gì thì các bạn có thể sử dụng Social Media trong hoạt động marketing. Các phương tiện Social Media có sức ảnh hưởng lớn trong Marketing ngành F&B bởi số lượng người dùng khổng lồ và thói quen tiêu dùng qua mạng. Trong đó, Instagram là đang là công cụ marketing ngành thực phẩm và đồ uống vô cùng quyền lực bởi ưu thế về hình ảnh, số lượng người dùng, công cụ instagram story...Thực hiện các chiến dịch Viral marketing, Influencer Marketing trên Social Media giúp thương hiệu dễ dàng phủ sóng đối tượng khách hàng mục tiêu và tăng doanh số "vùn vụt".

7. Tổ chức sự kiện tại nhà hàng

chiến lược marketing cho ngành F&B

Tổ chức sự kiện tại nhà hàng là 1 trong những chiến lược marketing hiệu quả

Bạn có thể tổ chức các lễ hội ẩm thực và các sự kiện theo mùa như Valentine, Giáng sinh tại nhà hàng và cung cấp những chương trình khuyến mãi nhằm thu hút du khách cũng như các cặp đôi đến nhà hàng. Sự kiện cần kết hợp quảng cáo trực tuyến, phát tờ rơi, chạy quảng cáo trên social media, banner ads,..để truyền bá thông tin tới người dùng để tổ chức sự kiện thành công, hiệu quả.

8. Đối tác và liên kết với các thương hiệu khác

chiến lược marketing hiệu quả cho ngành F&B là gì 08

Marketing F&B là gì? Liên kết với các thương hiệu khác là chiến lược F&B marketing hiệu quả

Thương hiệu Pepsi và Coca Cola có thể bán được nhiều sản phẩm hơn nhờ liên kết với các cửa hàng thức ăn nhanh như Domino's, KFC, Pop-eye,..Việc liên kết thương hiệu còn giúp cho khách hàng tự tin hơn khi thử sản phẩm của bạn, giúp tăng nhận diện thương hiệu và doanh số cho nhà hàng.

Tóm lại

Như vậy trên đây là những chia sẻ về ngành F&B là gì? cũng như những chiến lược marketing hiệu quả cho ngành F&B, sự phát triển của ngành F&B Việt Nam. Có thể nói ngành F&B là một ngành hứu hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ nhất trong năm 2022 và đem lại nhiều doanh thu cho các doanh nghiệp. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích đối với bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết "F&B là gì? 8 chiến lược marketing giúp thương hiệu ngành F&B bứt phá" của Marketing AI chúng tôi. Còn rất nhiều bài viết hấp dẫn khác dành cho các bạn tham khảo.

Hà Nguyễn - MarketingAI

Theo designhill.com

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.