FOMO tác động thế nào đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng?

18 Thg 09

Sự nở rộ của social media đã khiến FOMO trở thành một trong những hội chứng tâm lý phổ biến nhất của người tiêu dùng. Vậy FOMO là gì? FOMO marketing có gì đặc biệt? Marketer có thể ứng dụng tâm lý này để tác động vào hành vi mua sắm của người tiêu dùng như thế nào?

FOMO là gì?

FOMO (Fear Of Missing Out) hay hội chứng sợ bỏ lỡ đề cập đến cảm giác lo lắng, mất mát, sợ hãi khi đứng ngoài trào lưu của đám đông. 

FOMO là gì
FOMO là gì? Biểu hiện của FOMO. Ảnh: nhipcaudautu

FOMO được đặc trưng bởi mong muốn duy trì kết nối liên tục với những gì người khác đang làm. Những người mắc hội chứng FOMO thường cảm thấy không thoải mái, không hài lòng, luôn lo ngại rằng họ có thể bỏ lỡ cơ hội giao tiếp xã hội, trải nghiệm mới lạ, một sự kiện đáng nhớ hoặc một khoản đầu tư sinh lời. Chính nỗi sợ này đôi khi khiến họ đưa ra quyết định sai lầm, thiếu lý trí.

FOMO Marketing là gì?

FOMO marketing đề cập đến việc ứng dụng những đặc điểm của hội chứng sợ bỏ lỡ trong thiết kế, xây dựng thông điệp và chương trình truyền thông để tạo sự cấp bách, kham hiếm hay tính độc quyền cho sản phẩm/dịch vụ nhằm thu hút và thúc đẩy người dùng mua hàng.

Tâm lý đằng sau hoạt động FOMO marketing là bởi chúng ta không thích rủi ro. Trong một số trường hợp, tránh rủi ro đồng nghĩa với việc từ bỏ mua hàng vì lo sợ số tiền bỏ ra không đáp ứng được kỳ vọng.

Tuy nhiên, tránh rủi ro cũng có thể đồng nghĩa với việc ngăn chặn khả năng hay cảm giác tiếc nuối một cơ hội nào đó.

Giả sử, bạn đang suy nghĩ về việc mua một chiếc ô tô của một thương hiệu cụ thể với một số tiền bạn sẵn sàng chi trả.

Những chiến thuật FOMO marketing
Những chiến thuật FOMO marketing thường đánh vào tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội của khách hàng. Ảnh: huyndai

Sau đó, bạn bắt gặp một quảng cáo Facebook giới thiệu về một chương trình khuyến mãi lớn của thương hiệu đó. Mặc dù hiện tại bạn chưa thực sự muốn mua xe, nhưng trạng thái FOMO của bạn hiện đang ở mức cao. Bạn sợ bỏ lỡ cơ hội tiết kiệm số tiền lớn này vì chương trình chỉ có thời hạn nhất định. Đó chính là FOMO marketing.

Mỗi chiến dịch viral đều giúp kích hoạt FOMO giữa những người tiêu dùng. Khi thấy mọi người xung quanh mua một sản phẩm, bạn cũng muốn thực hiện hành động đó.

FOMO ảnh hưởng đến hành vi mua sắm như thế nào?

Trong thời gian gần đây, sự bùng nổ của social media đã làm gia tăng hơn nữa mức độ phổ biến của FOMO.

Nhờ có mạng xã hội, giờ đây các thương hiệu có thể thu được một lượng lớn thông tin từ danh sách những người đăng ký mua trước, hình ảnh về những kỳ nghỉ, trạng thái hoặc sản phẩm mà người dùng vừa mua được chia sẻ rầm rộ trên trang cá nhân của họ.

Đối với marketer, hội chứng tâm lý này chứa đựng những cơ hội rất lớn và không nên bỏ qua. Hơn một nửa số người dùng mạng xã hội cho biết, họ luôn cảm thấy lo lắng về việc sẽ bỏ lỡ điều gì đó.

Tận dụng FOMO trong kế hoạch marketing là một công cụ mạnh mẽ để các thương hiệu và nhà bán lẻ tăng doanh số bán hàng online, offline cũng như thúc đẩy ý định mua hàng. 

Mặc dù FOMO thường liên quan đến mạng xã hội, nhưng nó cũng tác động đến hành vi mua sắm theo nhiều cách khác nhau. FOMO có mối liên hệ chặt chẽ với social proof (là một hiện tượng tâm lý khi con người có xu hướng bắt chước hành động của người khác để học tập và mô phỏng lại). Do đó, chúng ta có xu hướng tìm mua những sản phẩm bán chạy, nhận được nhiều đánh giá.

FOMO và social proof có mối quan hệ mật thiết với nhau
FOMO và social proof có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ảnh: marketingreview

Tác động của điều này đối với các thương hiệu cũng rất rõ ràng. Theo nghiên cứu của Strategy Online, 60% người tiêu dùng millennials cho biết họ đã thực hiện hành động mua hàng sau khi “dính bẫy tâm lý” FOMO, trong vòng 24 giờ.

Ngoài ra, người tiêu dùng thường đưa ra quyết định mua hàng sau khi quan sát trải nghiệm tích cực của những người đã mua sản phẩm trước đó. Một cuộc khảo sát của công ty PR Citizens Relations cho thấy, ý định mua hàng của các bậc cha mẹ thường liên quan đến FOMO khi họ thấy tác động tích cực của sản phẩm đối với các gia đình khác

>>>Xem thêm: “Bẫy tâm lý” FOMO và cách ứng dụng hiệu quả trong Content Marketing

Tận dụng sức mạnh của FOMO

Để tận dụng sức mạnh của FOMO, các thương hiệu nên tích cực hoạt động và tận dụng cơ hội để phát triển trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Khuyến khích người tiêu dùng tương tác với thương hiệu bằng cách để họ trở thành một phần trong chiến dịch hoặc tạo cho họ cảm giác được quyền truy cập độc quyền vào một sự kiện. Thành công của Bud Light với chiến dịch “Up For Whatever” là minh chứng rõ ràng cho điều đó. Người tiêu dùng muốn tham gia sự kiện cần đăng tải video giải thích lý do tại sao họ nên được chọn. Kết quả là thương hiệu nhận được hơn 37.000 mẫu nội dung do người dùng tạo (một trong những hình thức phổ biến nhất của social proof) và hơn 600 triệu lần hiển thị.

Những người tham gia sự kiện đều phải đăng tải video hoặc trả lời câu hỏi trực tiếp từ ban tổ chức

Sử dụng danh sách chờ, nhấn mạnh sự khan hiếm của nguồn hàng và đặt giới hạn thời gian là những phương pháp đem lại hiệu quả cao trong việc khai thác sức mạnh của FOMO. Phương tiện truyền thông xã hội giúp nâng cao tác động của FOMO, chẳng hạn, người tiêu dùng sẵn sàng “móc hầu bao” mua một chiếc áo khoác mùa đông vào tháng 7 nếu nó được quảng cáo với nội dung giảm giá chỉ kéo dài trong 4 ngày.

Khi người dùng bắt đầu tương tác nhiều hơn với thương hiệu, những người khác cũng sẽ muốn thực hiện hành động đó. Tận dụng nội dung do người dùng tạo (User-generated content), chẳng hạn như ảnh, video được đăng tải trên social media là cách hiệu quả để tránh tạo sự khó chịu cho những người không thể tham dự.

Kết 

Mặc dù FOMO có thể tạo nên một “cú hích” lớn đối với doanh số của thương hiệu, tuy nhiên không nên quá lạm dụng. Khi sử dụng FOMO trong chiến dịch marketing điều quan trọng là phải có sự cân bằng. Lạm dụng nó có thể tạo ra sự phẫn nộ của người tiêu dùng, trong khi thực hiện quá ít thì không có khả năng mang lại hiệu quả. Nếu được thực hiện đúng cách, Fomo trong marketing có thể tạo ra sự phấn khích và mong đợi, đồng thời thúc đẩy hành động của người tiêu dùng, phát triển thương hiệu, tăng doanh số và tăng lợi nhuận.

Lương Hạnh - MarketingAI

Theo Skulocal

>> Xem thêm: Doanh nghiệp bạn đang làm Green Marketing hay Greenwashing?

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.