Google đầu tư 4,5 tỷ USD vào nền tảng Jio của Ấn Độ

17 Thg 07

Thông tin mới nhất từ gã khổng lồ tìm kiếm Google cho biết, trong nỗ lực mới nhất của mình nhằm thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ hơn tại thị trường Ấn Độ, họ đã đầu tư 4,5 tỷ USD vào công ty dịch vụ kỹ thuật số Ấn Độ Jio Platforms để đổi lấy 7,73% cổ phần.

Theo giải thích của Google cho biết:

"Google và nền tảng Jio đã cùng đi đến một thỏa thuận thương mại để phát triển một điện thoại thông minh có giá cả phải chăng và tối ưu hóa cho hệ điều hành Android và Play Store. Chúng tôi đã cùng nhau suy nghĩ để làm thế nào hàng triệu người dùng ở Ấn Độ có thể trở thành chủ sở hữu của một chiếc điện thoại thông minh. Nỗ lực này sẽ mở ra những cơ hội mới, tiếp thêm sức mạnh cho hệ sinh thái ứng dụng đầy sôi động và đẩy mạnh đổi mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế mới của Ấn Độ".

Thỏa thuận này sẽ được tài trợ bởi Quỹ Số hóa Ấn Độ do Google công bố gần đây, thông qua đó, họ sẽ đầu tư 10 tỷ USD vào thị trường công nghệ Ấn Độ trong vòng 5 - 7 năm tới. Jio hiện có khoảng 388 triệu khách hàng và nhanh chóng trở thành một trong những nhà cung cấp Internet hàng đầu quốc gia này.

CEO Sundar Pichai xác nhận trên Twitter cá nhân

Trong nhiều năm nay, cả Google và Facebook đã không ngừng nỗ lực để tăng cường sự hiện diện của mình tại Ấn Độ nhưng đã gặp phải những rào cản pháp lý khác nhau bởi các quan chức Ấn Độ rất thận trọng với các nhà đầu tư nước ngoài.

Với Google, họ đã tìm cách cải thiện uy tín thương hiệu của mình với chính quyền Ấn Độ thông qua các chương trình như Google Station, nơi cung cấp Wi-Fi miễn phí tại hơn 400 nhà ga trong cả nước. Google đã thu nhỏ lại chương trình đó vào đầu năm nay.

Nguồn: Getty Images

Thông qua nền tảng Jio, cả Google và Facebook giờ đây sẽ có một công ty mới với sự phát triển đầy tiềm năng trong khu vực, có thể giúp nâng tầm giá trị của 2 công ty với những lợi ích đáng kể.

Đối với Facebook, trọng tâm giờ đây tập trung hơn vào Thương mại điện tử và thiết lập quy trình thông qua WhatsApp - ứng dụng nhắn tin được sử dụng nhiều nhất trong khu vực, để trở thành một nền tảng trung tâm cho mọi hoạt động kỹ thuật số tại đây.

Về phía Google, họ sẽ tận dụng sự thống trị của hệ điều hành Android để khai thác tăng trưởng. Mặc dù Ấn Độ vẫn đang trong giai đoạn phát triển số hóa nhưng đây đã là thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới (chỉ sau Trung Quốc), còn người dùng internet tại quốc gia này dự kiến ​​sẽ đứng đầu với 850 triệu người dùng vào năm 2022. Trong khi đó, Mỹ dự kiến đạt được khoảng 300 triệu người dùng internet ở cùng thời điểm.

"Phn ln người dân n Đ vn không có quyn truy cp internet và số lượng người dùng sở hữu điện thoại di động thông minh còn rất hạn chế bởi vậy chúng tôi vẫn còn rất nhiều việc phải làm tại thị trường đầy tiềm năng này." - Đại diện phía Google cho biết.

Để thu hút được nhiều người Ấn Độ kết nối hơn, họ sẽ cần sự hỗ trợ của các nền tảng chuyên dụng, đó là nơi Google và Facebook mở rộng thị trường và được kỳ vọng sẽ thu hút được hàng tỷ người dùng.

Nếu mọi việc được thực hiện theo đúng kế hoạch, phần lớn dân số Ấn Độ sẽ được kết nối với mạng internet và phụ thuộc vào các ứng dụng tin nhắn để thực hiện hầu hết mọi công việc hàng ngày của mình: từ trả tiền cho mua hàng tạp hóa, mua vé di chuyển, thanh toán hóa đơn...., tương tự như cách người dân Trung Quốc sử dụng We Chat. WeChat cùng với các ứng dụng nhắn tin tương tự khác đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc. Facebook và Google đang hy vọng triển khai điều tương tự tại một thị trường đầy tiềm năng như Ấn Độ.

Sự hợp tác này sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho cả hai, thông qua quảng cáo, độ phủ trên thị trường, tiện ích và còn tạo điều kiện giúp đỡ nhau cùng phát triển, loại bỏ những đối thủ khác trên thị trường. Việc Google chính thức đầu tư 4,5 tỷ USD vào Jio Platforms của Ấn Độ cũng sẽ đem lại nhiều cơ hội mới cho các Marketer trong việc mở rộng hình ảnh và uy tín thương hiệu trong tương lai.

Phương Thảo - MarketingAI

Theo Socialmediatoday

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.