Google lên kế hoạch định vị trở thành kẻ thống trị "nền kinh tế O2O"

02 Thg 07

Mô hình O2O (Online to Offline) là mô hình kinh doanh các doanh nghiệp áp dụng để thu hút khách hàng trên cả nền tảng trực tuyến và tại cửa hàng thực tế. Trên thế giới, Google là công ty lớn nhất cũng như tiềm năng nhất có khả năng tận dụng triệt để sức mạnh của nền kinh tế khổng lồ O2O. Trước đó, Google đã được đánh giá là có khả năng thống trị trong việc liên kết thế giới digital và thế giới thực bên ngoài. Sự phát triển của Google My Business và tương lai của tìm kiếm địa phương sẽ được định hình như một hiện tượng về phân phối.

Gần như mọi "doanh nghiệp" đều là một doanh nghiệp địa phương

Thuật ngữ “doanh nghiệp địa phương” (local business) thường bị hiểu lầm và chỉ khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh của các cửa hàng nhỏ lẻ thuộc sở hữu của gia đình hay các doanh nghiệp vô cùng nhỏ. Nhưng trên thực tế, bất kỳ doanh nghiệp nào thực hiện các giao dịch offline hoặc bán sản phẩm và dịch vụ ở một địa điểm cụ thể đều là một doanh nghiệp địa phương. Các logo đại diện cho các thương hiệu bạn thấy dưới đây, cũng vừa được coi là các doanh nghiệp địa phương cũng như các nhà bán lẻ nhỏ, đó là bởi vì phần lớn các giao dịch của họ diễn ra tại một địa điểm vật lý. (COVID-19 đang dần thay đổi điều đó nhưng nó chỉ là đang tạm thời).

Các thương hiệu quốc gia và trên toàn cầu đều là ''doanh nghiệp địa phương''

Ảnh hưởng của offline đến chi phí online

Hầu hết các marketers đều đã nghe một câu nói hay điều gì đó tương tự như thế này: “Khoảng 80% thu nhập khả dụng của Mỹ đều dành cho các cửa hàng trong vòng 10-20 dặm gần nhà.” Đây là lẽ thường tình mà ai cũng có thể nhận ra, nhưng số liệu này không hề được ghi nhận trong bất kỳ nghiên cứu nào. Tuy nhiên, vào năm 2017, Access Development đã thực hiện một cuộc khảo sát cho thấy , “hơn 90% người tiêu dùng thực hiện hầu hết các giao dịch mua hàng trong vòng 15 phút quanh khu vực nhà ở hoặc nơi làm việc của họ.” Các mặt hàng này bao gồm những thứ như nhiên liệu, hàng tạp hóa, thực phẩm, đồ chăm sóc cá nhân, vật dụng cho nhà cửa và vườn tược, đồ giải trí và mua sắm bán lẻ.

Trong hoàn cảnh nhiều quốc gia bị phong tỏa vì dịch bệnh COVID-19, các thương hiệu đã buộc phải triển khai đẩy mạnh các hoạt động mua bán online hơn và nhờ thế, thương mại điện tử đã đạt mức tăng trưởng ba con số trong nhiều lĩnh vực hàng tiêu dùng khác nhau. Chi tiêu dành cho thương mại điện tử ở Mỹ năm 2019 là khoảng 600 tỷ đô la. Nhưng mức độ chi tiêu của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi Internet còn lớn hơn khoảng 20 lần.

Mô hình ROBO và BOPIS

GDP của Mô hình ROBO (Reach online & buy offline - Tìm kiếm trực tuyến và mua hàng tại cửa hàng)BOPIS (Buy online & pick up in store - Mua hàng trực tuyến và nhận sản phẩm tại cửa hàng) tại Mỹ đạt mức khoảng 21 nghìn tỷ đô la vào năm 2019 (dư kiến sẽ giảm trong năm nay). Khoảng 70% trong số đó đạt được nhờ chi tiêu của người tiêu dùng. Theo nhiều nghiên cứu, khoảng 81% tất cả người trưởng thành ở Mỹ (chiếm 90% người dùng internet) thực hiện nghiên cứu trực tuyến trước khi mua đồ tại khu vực sinh sống của họ. Quá trình đó bao gồm việc nghiên cứu sản phẩm, tìm kiếm số điện thoại và địa chỉ, đánh giá các reviews của người dùng khác v.v... Điều đó cho thấy rằng khoảng 12 nghìn tỷ đô trong số 21 nghìn tỷ đạt được trong hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ bị tác động theo một cách nào đó hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp của internet. Hành vi này thường được gọi là “ROBO” hoặc “ROPO” (Research online - Buy/Purchase offline).

Dịch bệnh Covid-19 không chỉ củng cố hành vi mua sắm trực tuyến mà còn thúc đẩy người dùng mới tham gia hình thức mua sắm này. Trong quý đầu năm 2020, thương hiệu Target cho biết lượng người mua hàng trên nền tảng Target.com đã gia tăng tới 5 triệu người. Nhưng 40% trong số này đã thực hiện việc mua sắm online và chỉ đến cửa hàng hoặc các địa điểm bán bên đường để nhận sản phẩm. Tương tự, BestBuy - 1 nền tảng thương mại điện tử khác trong cùng kỳ cũng đã ghi nhận mức tăng trưởng tới 250% với 50% các đơn đặt hàng được nhận tại cửa hàng địa phương. Mô hình lai BOPIS này sẽ ngày càng trở nên thịnh hành và nhà bán lẻ nào có thể làm tốt mô hình này có thể giành được lợi thế trong giai đoạn hiện nay.

Google Maps giải quyết mọi giai đoạn trong “phễu” mua hàng:

>> Xem thêm: Local SEO 2020: Chương 4 – Google My Business

Google Maps là ''điểm tựa kỹ thuật số''

Người ta có thể gọi Google Maps là điểm tựa kỹ thuật số của hoạt động O2O. Và Google My Business là nguồn dữ liệu địa phương chính của nó. Mặc dù Google không đưa ra được con số cụ thể về tất cả hoạt động O2O, nhưng một tỷ lệ đáng kể các hoạt động nghiên cứu online qua Google đều dẫn đến hành động mua hàng offline của người dùng. Có thể nói, Google Maps là một “giao diện người dùng trong thế giới thực”.

Không chỉ là một nơi có thể hiển thị thời gian hoạt động hay thông tin liên lạc của cửa hàng, Google Maps giờ đây có thể giải quyết toàn bộ các giai đoạn trong Phễu mua hàng - từ khám phá đến xem xét và cuối cùng là giao dịch. Trong nhiều năm qua, Google đã thêm ngày càng nhiều các công cụ chuyển đổi vào Bản đồ: từ đặt chỗ/ giữ chỗ, yêu cầu báo giá, đặt hàng thực phẩm và nhắn tin.

(Nguồn: Republic World)

Các công cụ giao dịch này giải quyết nhiều vấn đề như:

  • Giảm thiểu tỷ lệ rò rỉ thông tin trên mạng khi một người nào đó nhấp vào một trang web xấu và không đóng trang web đó được.
  • Cung cấp giá trị cho người tiêu dùng và củng cố việc sử dụng.
  • Chứng minh giá trị của nền tảng đối với các doanh nghiệp SMB nói riêng.
  • Giúp chuyển đổi các SMB thành nhà quảng cáo.

Google kiếm tiền từ một số giao dịch trên nền tảng nhưng phần lớn doanh thu vẫn đến từ quảng cáo PPC. Việc mua lại và giữ chân các nhà quảng cáo SMBs vẫn luôn là một “phi vụ” tốn kém và thách thức lớn đối với Google trong những năm qua. Phí đăng ký SaaS đã đưa ra một câu trả lời tiềm năng cho thách thức đó.

Hướng về phía trước

Tương lai của tìm kiếm địa phương là một trải nghiệm đa dạng và phân tán hơn nhiều so với quá khứ của nó. Ngoài việc tìm kiếm bằng bản văn trong một hộp tìm kiếm, nó còn liên quan đến nội dung trực quan hơn, thực tế tăng cường (AR) và giọng nói. Các công cụ như Google Lens hay tìm kiếm bằng hình ảnh cho phép người tiêu dùng sử dụng các nguồn đầu vào khác nhau để truy cập thông tin và mua sắm. Và AR sẽ có cơ hội có trở nên nổi bật hơn trong tìm kiếm địa phương theo thời gian, khi nhiều nội dung kỹ thuật số được phủ lên trên thế giới thực.

Cuối cùng, giọng nói trở thành giao diện được người dùng sử dụng chính cho các thiết bị và danh mục mới, từ việc cài đặt các trợ lý ảo hỗ trợ trong các ngôi nhà thông minh cho đến các hệ thống trong xe hơi. Không phải lúc nào các thiết bị này cũng được sử dụng để tìm kiếm, nhưng đa phần là vậy. Và đằng sau tất cả là học máy (machine learning) và trí tuệ nhân tạo AI.

Nói tóm lại, thế giới thực và thế giới digital đang ngày càng được tích hợp và Google đã tự đưa mình trở thành trung gian của những trải nghiệm đó với sự nhấn mạnh ngày càng lớn trong khả năng hoàn thành nhiệm vụ và các giao dịch.

Tô Linh - MarketingAI

Theo MarketingLand

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.