Hành trình thể hiện đẳng cấp thương hiệu từ chiến lược Marketing của IBM

21 Thg 11

Trong các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì IBM có lẽ là một tên tuổi lớn mỗi khi nhắc đến. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện nay, cũng như là...

Trong các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì IBM có lẽ là một tên tuổi lớn mỗi khi nhắc đến. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện nay, cũng như là nổi dậy của những Start-up "nhỏ nhưng có võ", thì hiện nay những hãng như IBM đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Thế nhưng, những kinh nghiệm và sự từng trải chính là lợi thế của hãng, hãy cùng xem chiến lược Marketing của IBM có gì đặc biệt để đối chọi lại giữa một thị trường có áp lực cạnh tranh rất lớn.

Chiến lược Marketing của IBM: Công ty uy tín và lâu đời

IBM là viết tắt của International Business Machines, là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ. IBM được thành lập năm 1911 tại Thành phố New York, lúc đầu có tên là Computing Tabulating Recording (CTR) và đổi thành International Business Machines vào năm 1924.

Khởi đầu công ty IBM là một công ty sản xuất máy lập bảng gần Herman Hollerith, trong Broome County, New York. Ngày 16 tháng 6 năm 1911, IBM hợp nhất thành Computing Tabulating Recording Corporation (CTB) và được đăng ký vào sở giao dịch chứng khoán New York vào năm 1916. IBM sử dụng tên hiện thời vào năm 1924 khi trở thành một trong 500 công ty trong bảng xếp hạng Fortune 500.

Chiến lược Marketing của IBM: Công ty uy tín và lâu đờiIbm là gì? IBM là công ty gì? IBM của nước nào? Chiến lược kinh doanh quốc tế của IBM (Nguồn: Wall Street Journal)

IBM được biết đến gần đây như là một công ty sản xuất máy tính hàng đầu thế giới, với hơn 388.000 công nhân trên toàn thế giới. IBM là chủ công nhân công nghệ lớn nhất trên toàn thế giới. Đó là một lợi thế nhưng doanh thu của IBM đã bị tụt xuống hạng thứ hai sau Hewlett Packard trong năm 2007. IBM giữ nhiều bằng sáng chế hơn bất kỳ công ty công nghệ nào khác ở Mỹ. Họ có những kỹ sư và cố vấn trên hơn 70 nước và IBM Research có 8 phòng thí nghiệm trên toàn thế giới. IBM được ba giải thưởng Nobel, bốn giải thưởng Turing, năm huy chương công nghệ của quốc gia và năm huy chương khoa học của quốc gia. Với vai trò như là một nhà sản xuất bộ vi xử lý, IBM là một trong 20 nhà phân phối chip bán dẫn hàng đầu thế giới.

IBM là một công ty thực sự lâu đời và có tên tuổi trên thị trường công nghệ thế giới. Từ rất lâu, những sản phẩm của IBM có được chất lượng hoàn hảo và được đánh giá là công nghệ đi đầu trên thị trường rất được lòng khách hàng. Những sản phẩm về phần mềm hay máy tính được hãng chú trọng vào và chính điều này làm nên tên tuổi của hãng trên thị trường cạnh tranh. Vậy chiến lược Marketing của IBM là gì, hãng đã làm như thế nào để có một vị trí nhất định trên thị trường công nghệ thế giới?

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của LG: Thương hiệu công nghệ toàn cầu

Chiến lược Marketing của IBM

Bán những sản phẩm đặt chữ "chất" lên đầu

Sản phẩm là những gì công ty bán để nhắm mục tiêu thị trường cho công nghệ thông tin. Giải pháp nhận thức là các sản phẩm giúp các doanh nghiệp xử lý lượng lớn dữ liệu thành thông tin chi tiết về các quyết định quản lý và do đó, lợi thế cạnh tranh. Ví dụ, các hệ thống nhận thức của IBM giúp khách hàng phát triển các chiến lược hiệu quả bằng cách xác định các mẫu trong hành vi của người tiêu dùng dựa trên dữ liệu được thu thập thông qua các giao dịch bán hàng.

Chiến lược Marketing của IBM- Bán sản phẩm đặt chữ chất lên đầu

Ibm là ngành gì? Sản phẩm của IBM luôn đặt chữ "chất" lên đầu (Nguồn: Motley Fool)

Tháng 5 năm 2007, IBM đã công khai kế hoạch "big green", một phương án dự phòng cho kế hoạch 1 tỉ mỗi năm cho mỗi doanh nghiệp để tăng hiệu suất năng lượng. Người ta hy vọng những sản phẩm mới của IBM và những công tác dịch vụ mới sẽ giảm bớt những tiêu thụ năng lượng trung tâm dữ liệu cùng cơ sở hạ tầng công nghệ và sự biến đổi công nghệ hệ thống các máy khách vào trung tâm dữ liệu “xanh”, với năng lượng tiết kiệm xấp xỉ 42% so với một trung tâm dữ liệu trung bình. Công nghệ là những gì IBM tự tin đem tới cho khách hàng, và chính sản phẩm của hãng đã làm mục tiêu cho chiến lược Marketing của IBM trở nên thành công.

Chiến lược Marketing của IBM- Công khai kế hoạch big green

Chiến lược kinh doanh của IBM tập trung vào sản phẩm (Nguồn: Motley Fool)

Hơn thế nữa, khách hàng cũng bị cuốn hút bởi công cụ Express Customer Store của IBM. Ví dụ, trang web nhỏ này có mức độ tăng trưởng số lần truy cập lên đến 20%, trong số đó phần lớn là các chủ SMB - những người quyết định ghé thăm trang web sau khi nhận được email mời. Công cụ này giờ đang được triển khai rộng tại tại Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Italia, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Hàn Quốc và một vài quốc gia Mỹ Latinh khác. Mỗi dòng sản phẩm được thể hiện như một bộ phận trong cấu trúc doanh nghiệp của công ty, điều này giúp chiến lược Marketing của IBM trở nên dễ dàng nhờ liên tục tung ra những sản phẩm chất lượng được khách hàng hết sức tin dùng.

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của DELL

Quảng cáo, tài trợ đóng vai trò lớn

Quảng cáo có vai trò chính trong việc quảng bá sản phẩm của IBM, chiến lược Marketing của IBM nhắm vào những chiến lược quảng cáo truyền thông táo bạo. Marketing trực tiếp mang hình thức truyền thông trực tiếp giữa công ty và khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là giới thiệu sản phẩm mới cho khách hàng hiện tại. Công ty gửi email về các sản phẩm mới cho các công ty đã sử dụng các hệ thống và dịch vụ của IBM, điều này mang đến cho khách hàng những trải nghiệm hay những sự quan tâm nhất từ nhãn hàng của mình.

Chiến lược Marketing của IBM- Quảng cáo, tài trợNgành IBM và chiến lược quảng cáo của IBM (Nguồn: USOPEN.org)

Hãng cũng rất mạnh tay khi sử dụng PR cho nhãn hàng của mình một cách thân thiện nhất với khách hàng. Giái quần vợt Mỹ US Open được hãng chú tâm và tài trợ lớn, một giải đấu lớn của thế giới thu hút hàng triệu người theo dõi, chẳng lý gì mà hãng không tập trung cho miếng bánh này. Những nỗ lực quảng cáo này chỉ ra rằng IBM phụ thuộc rất nhiều vào quảng cáo mà còn phụ thuộc vào các chiến thuật truyền thông khác. Những sự phụ thuộc lại đem về rất nhiều tín hiệu khả quan và lượng khách hàng tiềm năng khi hãng thực hiện các chiến dịch của mình.

IBM đem trải nghiệm mua hàng tốt nhất cho khách hàng

Trang web chính thức của IBM cho phép khách hàng truy cập thông tin giá trị về các sản phẩm của công ty. Trang web là một cách thuận tiện để giao tiếp với khách hàng mục tiêu trên toàn thế giới. Khách hàng cũng có thể tạo và thanh toán cho các tài khoản để sử dụng các dịch vụ dựa trên đám mây của công ty thông qua trang web chính thức. Mặt khác, các đối tác kinh doanh là cách truyền thống để tiếp cận thị trường mục tiêu của công ty. Các đối tác kinh doanh như các nhà phân phối được ủy quyền là các kênh chính để phân phối các sản phẩm của IBM, ngay cả trước sự ra đời của Internet. Các trung tâm phân phối hỗ trợ việc phân phối một số sản phẩm của công ty, chẳng hạn như "Global Process Services" là một phần của dòng sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp toàn cầu.

Chiến lược Marketing của IBM- tăng trải nghiệm khách hàng

E-business của IBM (Nguồn: IBM)

Chiến lược Marketing tập trung vào những điểm mua hàng tốt nhất cho khách hàng, cùng với sự phát triển của công nghệ IBM nắm được và cho ra mắt E-business. E-business đã giúp IBM tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, truyền tải thông điệp về độ tin cậy và tăng cường sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Công ty cũng sử dụng các chiến lược kinh doanh điện tử để trao đổi dữ liệu giữa các đối tác và các công ty liên kết. Về mặt dịch vụ cung cấp sản phẩm thì IBM thực hiện rất tốt và đem đến cho khách hàng những tiện ích, đây cũng là một chiến lược Marketing của IBM nhằm tối đa hóa lượng khách hàng bằng những công nghệ tiên tiến của mình.

IBM và những thách thức, khó khăn

IBM tiếp tục khiến các nhà phân tích thất vọng, khi kết quả kinh doanh trong năm 2017 không đạt được như ước tính ban đầu. Đây cũng là quý thứ 21 liên tiếp, IBM có doanh thu sụt giảm. Giá cổ phiếu của gã khổng lồ công nghệ mất 2,5% giá trị sau khi công bố những kết quả trên.

Chiến lược Marketing của IBM- Vượt qua thách thức

Hãng IBM đang có những lợi thế và khó khăn gì trong thời điểm hiện nay (Nguồn: EJ Insight)

Tổng doanh thu của IBM đạt 19,29 tỷ USD, trong khi các nhà phân tích dự đoán 19,46 tỷ USD. Doanh thu Q2/2018 giảm 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái. CEO Ginni Rometty vẫn đang cố gắng thực hiện một cuộc cách mạng tại IBM, với mảng kinh doanh Mệnh lệnh chiến lược theo kế hoạch 5 năm, nhưng chưa có dấu hiệu tiến bộ đáng kể nào. Đây là dấu hiệu cảnh bảo với một hãng công nghệ lớn của thế giới, những chiến lược Marketing của IBM đã tốt nhưng chưa đủ trên một thị trường đầy cạnh tranh cao như thế này. Có thể thấy nhiều sự suy tàn đến từ những "đế chế" công nghệ lớn mà thủ phạm trực tiếp là sự bảo thủ và chậm tiến. Chính vì vậy khó khăn lớn nhất của IBM sẽ là cải tiến và bắt kịp những xu hướng công nghệ hiện đại.

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Sony

Kết luận

Chiến lược Marketing của IBM được coi là hình mẫu trong 10 năm trở về trước với các tập đoàn công nghệ điện tử. Thế nhưng ngày nay, hãng đã có một bước thụt lùi lớn và gây thất vọng không hề nhỏ bởi doanh số thảm hại trên thị trường. Chắc chắn một điều rằng, nếu hãng không có những cải tiến thì hãng sẽ bị chịu chung số phận như Sony hay thậm chí là Nokia.

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.