Học cách kinh doanh thành công từ người Đức

05 Thg 06

"Made in Germany" - Thương hiệu Đức từ lâu đã được đánh giá là chất lượng tốt và cực kỳ bền, đây cũng là nền kinh tế phát triển tương đối ổn định ở Châu Âu. Vậy từ đâu người...

"Made in Germany" - Thương hiệu Đức từ lâu đã được đánh giá là chất lượng tốt và cực kỳ bền, đây cũng là nền kinh tế phát triển tương đối ổn định ở Châu Âu. Vậy từ đâu người Đức có thể khẳng định được chỗ đứng trên thị trường thế giới khi thực tế họ là người đi sau? Cùng học cách kinh doanh thành công từ người Đức qua bài viết dưới đây. 

Vươn lên từ dưới đáy Châu Âu – “Made in Germany”

Lịch sử cho thấy nền công nghiệp của Đức đi sau các nước phát triển ở Âu – Mỹ nên họ phải học tập từ Anh, Pháp và cũng trải qua giai đoạn “ăn cắp kỹ thuật” ở thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Kết quả của quá trình này là những sản phẩm kém chất lượng, bắt chước thương hiệu nổi tiếng nước ngoài để giành được thị trường tiêu thụ. Chính vì hàng hóa Đức xâm nhập gây hại tới thị trường các nước phát triển hơn mà năm 1887, chính phủ Anh phải tu chỉnh luật thương hiệu, buộc hàng hóa Đức nhập vào Anh, các thuộc địa của Anh phải ghi rõ “Made in Germany”. Thời điểm này, hàng hóa đến từ Đức có nghĩa là hàng kém chất lượng, đây thực sự là một sự xấu hổ đối với người Đức.

học cách kinh doanh

Học cách kinh doanh vươn từ đáy châu Âu lên như người Đức (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, điều đó đã trở thành động lực để vài chục năm sau, những sản phẩm công nghiệp chất lượng hàng đầu thế giới đã ra đời từ chính đất nước này, đa dạng từ thiết bị cơ khí, điện, máy móc công nghiệp,. đến đồ dùng nhà bếp, văn phòng, thể thao,… Hiện nay, thương hiệu “Made in Germany” đã trở thành biểu tượng của chất lượng và niềm tin uy tín trên thế giới.

Triết lý kinh doanh bền vững

Trong kinh doanh, người Đức tin rằng quá trình sản xuất phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, sản phẩm công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến trước hết phải có giá trị sử dụng thiết thực. Linh hồn của doanh nghiệp chính là làm sao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách ổn định, lâu dài nhất. Rất ít doanh nhân Đức xem tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Hoạt động của một doanh nghiệp không chỉ là đem về lợi ích kinh doanh mà còn phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

học cách kinh doanh 2

Học cách kinh doanh với những triết lý kinh doanh bền vững (Nguồn: Internet)

Thông thường, các doanh nghiệp của Đức khởi đầu là công ty nhỏ và trưởng thành lâu đời, họ không cạnh tranh nhau bằng giá thành mà bằng chất lượng sản phẩm. Người Đức giữ một phần lợi nhuận kinh doanh để đầu tư, cải tiến chất lượng sản phẩm, phục vụ hậu mãi, đảm bảo phát triển doanh nghiệp bền vững trong tương lai. Chính vì vậy, doanh nghiệp ở Đức thường không thể nổi tiếng hay mở rộng đột ngột, bùng phát.

Kinh tế phát triển song song với quy hoạch hạ tầng

Trong xây dựng đô thị, ngành bất động sản không được lấy làm động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Do đó mỗi tòa nhà xây lên đều được coi như sản phẩm nghệ thuật của kiến trúc sư. Tám mươi triệu người Đức sống phân bổ trong các thị trấn, thành phố trung bình nhỏ là chủ yếu. Chỉ các thành phố lớn Berlin, Hamburg, Munich có trên 1 triệu dân, trong số còn lại thì đô thị có từ 50 ngàn đến 200 ngàn dân. Họ cho rằng thành phố nhỏ sẽ giảm nạn kẹt xe, giữ được thói quen đúng giờ.

Để ngăn ngừa tình trạng kẹt xe, trong quản lý đô thị, các nhà hạ tầng quy hoạch đưa ra hai điều kiện. Đầu tiên là xây nhà không cao quá năm tầng, trường hợp muốn xây cao hơn phải được nghị viện đô thị thông qua. Nhà càng cao thì không gian chung quanh phải để trống đủ rộng theo tỷ lệ độ cao. Điều thứ hai là phân nửa đất thành phố phải được dành cho giao thông.

Gìn giữ bản sắc

Ngày nay, Đức vẫn được biết đến một đất nước có 80 triệu dân, trải qua hai lần tàn phá của thế chiến thứ nhất và thứ hai, nhưng có trên 3.200 thương hiệu hàng đầu thế giới. Trong đó nhiều công ty, thương hiệu đã hàng trăm năm tuổi như Bosch, Queisser Pharma, Volkwagens,..

học cách kinh doanh như người đức

Học cách kinh doanh nhưng vẫn giữ gìn bản sắc của người Đức (Nguồn: Internet)

Nhờ tinh thần yêu nước và trân trọng bản sắc văn hóa quốc gia, các doanh nhân Đức luôn tận tâm với sản phẩm của mình. Vì một sản phẩm được làm ra không chỉ có mục đích sử dụng, mà còn chứa đựng trong đó danh dự, tên tuổi của người sáng tạo, nhà sản xuất. Đó cũng là “giá trị quan” của người Đức.

Chính cách nghĩ hoàn toàn khác biệt, chiến lược kinh doanh khác đại đa số của người Đức, người Đức luôn cung cấp sản phẩm tốt dù với vụ buôn bán chỉ làm một lần. Bởi khi một người khen ngợi chất lượng sản phẩm, người khác cũng sẽ biết đến, và sẽ trở thành khách hàng của họ, sau đó truyền tai người thứ 3, cứ thế, người Đức kinh doanh và tự tin vào những sản phẩm, dịch vụ của họ.  Đó là lý do bạn cần phải học cách kinh doanh để thành công và bền vững như người Đức ngay hôm nay

Thao Nguyen - MarketingAI

Sưu tầm

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.