Top 7 xu hướng Influencer Marketing cho năm 2018

07 Thg 06

Influencer là cá nhân (có thể là những người nổi tiếng) có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người khác do những yếu tố mà bản thân họ sở hữu như như quyền lực, kiến thức, địa vị, hoặc mối quan hệ và được cộng đồng xã hội theo dõi/hâm mộ và tin tưởng. Năm 2017, chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ của influencer marketing, đặc biệt là các thương hiệu ngành thời trang và thương mại điện tử "đổ xô" sử dụng influencer để gia tăng tương tác với khách hàng. Và đương nhiên xu hướng này sẽ không dừng lại, influencer marketing sẽ vẫn là động lực để các thương hiệu tìm cách mở rộng tập khách hàng mục tiêu và cải thiện doanh số thông qua social media trong năm 2018. 

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để bạn tận dụng tối đa nền tảng này? Chiến thuật từ năm 2017 liệu có thể áp dụng cho năm 2018 hay không? Hãy đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây

1. Thực hiện theo nguyên tắc của FTC về Influencer Marketing

Một trong những điều đầu tiên và quan trọng nhất của influencer marketing 2018 là sự minh bạch trong mối quan hệ giữa thương hiệu và influencers. Về cơ bản, các nội dung mang tính quảng cáo của influencer đăng trên Instagram hay Facebook đều tinh vi và hết sức tự nhiên, khiến cho người dùng không nhận ra đó là những quảng cáo được trả phí, và influencer cũng không tiện tiết lộ điều này. Họ chỉ lồng ghép khéo léo tên thương hiệu trong đó để tăng thêm lòng tin và uy tín cho thương hiệu trong mắt người dùng. 

Nếu bạn muốn tránh khỏi những vấn đề về pháp lý thì hãy đảm bảo rằng influencer mà bạn đang hợp tác sẽ tiết lộ rõ ràng rằng họ được trả phí khi quảng bá cho thương hiệu của bạn. Họ có thể đặt hashtag như #ad hoặc #sponsored trong bài viết.

https://www.instagram.com/p/Bdezxvrg8oc/?utm_source=ig_embed

Thương hiệu cần chuẩn bị cho những thay đổi của influencer marketing trong năm 2018. Dưới đây là một số mẹo để bạn giữ chân khách hàng trong chiến dịch influencer marketing.

- Tiết lộ nội dung trả phí
- Kiểm tra từng bài đăng trả phí
- Sử dụng hashtag gì đó ít spam hơn #ad , bạn có thể thay bằng XPartner, trong đó X sẽ là tên thương hiệu của bạn (ví dụ #DunderMifflinPartner).

2. Tận dụng tối đa nền tảng Instagram

Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, Instagram sẽ vượt mốc 1 tỷ người dùng vào năm 2018.

Influencer marketing trên Instagram hiện nay là một ngành công nghiệp trị giá 1 tỷ đôla, và đến năm 2019, nó có thể lên tới 2 tỉ đôla. Nền tảng khổng lồ này đang tạo ra nhiều cơ hội đáng kinh ngạc trong việc tạo dựng mối quan hệ hợp tác giữa những người có ảnh hưởng và các doanh nghiệp. Trong thực tế, một khảo sát cho thấy Instagram là nền tảng số 1 cho 92% influencer trong năm 2017

Dù Instagram đang là nền tảng hàng đầu cho hình thức marketing này, nhưng không có nghĩa là bạn nên bỏ qua các kênh khác như Facebook, SnapChat hay Twitter, bởi những kênh này cũng rất hiệu quả. 

3. Bắt đầu sử dụng công cụ Influencer Marketing

Khi influencer marketing bắt đầu trở nên phổ biến hơn, hai trong số những thách thức lớn nhất mà các thương hiệu gặp phải là tìm kiếm những người có ảnh hưởng và quản lý các mối quan hệ.

Hiện nay, có 1 số công cụ như Tapinfluence và Upfluence giúp bạn tìm influencer và quản lý quy trình làm việc hiệu quả hơn

Giống như social media marketing, ở giai đoạn đầu các thương hiệu quản lý trực tiếp thông qua các nền tảng như Facebook hay Twitter. Nhưng khi social trở thành một phần không thể tách rời trong chiến lược marketing, các công cụ như Sprout Social sẽ tạo thuận lợi cho quá trình quản lý chiến lược social media marketing.

Sử dụng công cụ influencer marketing giúp bạn dễ dàng tạo quy trình cho chiến dịch, tiết kiệm thời gian và đo lường hiệu suất. 

4. Đo lường ROI

Khi lượng tiền đầu tư tăng lên, việc đo lường KPI và tỷ lệ tiền trên đầu tư (ROI) là điều hết sức cần thiết. Liệu chiến lược influencer marketing của bạn có thực sự sinh lời và giúp bạn đạt được mục tiêu của mình không? Mặc dụ việc hợp tác được với những người ảnh hưởng có thể là vô giá, bởi có thể thương hiệu của bạn sẽ bất ngờ nổi tiếng chỉ sau 1 đêm nhờ influencer đó. Nhưng bạn vẫn có thể cân nhắc và theo dõi lượng doanh thu mà influencer mang lại.

Khi hợp tác với influencer, bạn cũng có thể cung cấp cho họ mã khuyến mãi để họ được hưởng % chiết khấu đó từ những đơn hàng được tạo ra từ bài đăng của họ. Ví dụ như bài đăng của Zoe khi hợp tác với Plant Warrior.

https://www.instagram.com/p/BdezxDdl3bJ/?utm_source=ig_embed

Sử dụng công cụ influencer marketing bạn còn có thể đo lường được mức độ ảnh hưởng của những influencer đến thương hiệu của bạn thông qua thẻ hashtag gắn tên thương hiệu. Ví dụ, Special K đã khởi động một chiến dịch cho năm mới để thúc đẩy mọi người theo đuổi các nghị quyết của năm mới. Họ đã hợp tác với một số influencer trên social media để tạo nội dung độc đáo bằng cách sử dụng hashtag #FuelYourResolution 

https://www.instagram.com/p/BdN7WPFA_1O/?utm_source=ig_embed

Bằng cách theo dõi hashtag được gắn thương hiệu của mình, Special K có thể đo lường những influencer có ảnh hưởng đến chiến dịch và so sánh nó với KPI của họ .

Bạn có thể chạy các chiến dịch tương tự bằng cách sử dụng các công cụ giám sát phương tiện truyền thông xã hội của Sprout .

5. Tạo nội dung hữu ích, không phải quảng cáo

Một quan niệm sai lầm phổ biến về influencer marketing đó là luôn đi theo 1 lối mòn. Như việc 1 influencer đăng tải một hình ảnh sản phẩm của bạn với caption thể hiện mức độ yêu thích của họ đối với thương hiệu của bạn. Như vậy thật nhàm chán! Vì nó là những dạng nội dung quảng cáo, thay vào đó, hãy chia sẻ những nội dung hữu ích, mang tính giải trí và có liên quan hơn tới khách hàng, chú trọng hơn tới content marketing dưới nhiều dạng khác nhau như hình ảnh, gif, video,...để tăng thêm tương tác với khán giả.

Ví dụ, thay vì thực hiện một video quảng cáo , Segway hợp tác với influencer trên Youtube - Lewis Hilsenteger của Unbox Therapy để tạo ra một đoạn nội dung thực sự hữu ích và giải trí. Trong video, Lewis hướng dẫn cách sử dụng Segway miniPro, cung cấp những thông tin hữu ích cho người quan tâm đến sản phẩm và muốn nhận ý kiến từ Lewis - người mà khách hàng có thể tin tưởng

Khi chọn influencer bạn nên chú ý những yếu tố như reach (độ phủ), relevance (sự liên quan), Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng: Brand preference), Sentiment (chỉ số cảm xúc) để tránh mắc sai lầm hoặc vướng phải những chỉ trích của cộng đồng

Xem thêm:

6. Sự gia tăng của influencer

Thương hiệu không phải là những người duy nhất nhận thấy sự gia tăng của influencer marketing. Joe nhận ra rằng hầu như ai cũng có thể trở thành influencer. Trên thực tế, social media influencer đã trở thành một nghề nghiệp mà mọi người mơ ước. Bằng chứng là sự tăng trưởng của lượng tìm kiếm cụm từ khóa: "Cách trở thành một người có ảnh hưởng"

Thương hiệu sẽ có lợi hơn nếu số lượng influencer gia tăng, để họ có thêm nhiều sự lựa chọn, như vậy rào cản để họ hợp tác với influencer cũng không còn lớn. Bạn cũng không nhất thiết phải hợp tác với số ít những influencer hàng đầu, hãy chú ý đến micro-influencer có lượng follow dưới 10000. Hãy luôn nhớ rằng, giá trị của influencer không nằm ở việc họ có bao nhiêu follower mà là khả năng thực sự mà họ có thể thu hút khán giả của họ cũng như những tương tác thật.

7. Thúc đẩy Youtube Influencer

Trong năm 2017, một số thương hiệu lớn đã cắt giảm đầu tư cho quảng cáo trên Youtube của họ. Một số thương hiệu tốn hàng triệu đô la trong những hoạt động kém. Content creator thấy rằng thu nhập của họ bị giảm 50% trong một số trường hợp.

Vì những lí do này, những content creator trên Youtube phải tìm kiếm các nguồn doanh thu khác để bù đắp số tiền quảng cáo bị mất. Và giải pháp cho việc này là làm việc trực tiếp với thương hiệu thông qua những nội dung được tài trợ, review sản phẩm và hợp tác với các đối tác khác.

Các thương hiệu có vấn đề với quảng cáo trên YouTube không phải là người sáng tạo nội dung đang tạo ra nội dung không tốt, mà do sự kiểm soát quảng cáo của họ, phân phối quảng cáo ít liên quan, chưa chú ý tới việc nhắm đối tượng theo nhân khẩu học.

Trên thực tế, 70% người đăng ký YouTube tuổi vị thành niên cho biết họ liên quan đến người sáng tạo nội dung YouTube nhiều hơn những người nổi tiếng truyền thống.


Có rất nhiều lợi ích khi làm việc trực tiếp với người sáng tạo nội dung, thay vì chỉ chạy quảng cáo.

Influencer biết khán giả của họ và điều gì gây tiếng vang với họ. Vì vậy, các chiến dịch của bạn xuất hiện chính xác và chân thực hơn nhiều. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp linh hoạt chiến dịch của mình từ đầu.

YouTube nhận thức được sức mạnh của các thương hiệu làm việc trực tiếp với những influencer, đó là lý do tại sao họ tạo ra nền tảng influencer marketing của riêng họ


Famebit giúp các thương hiệu có thể tìm thấy những influencer để hợp tác

Hà Nguyễn - MarketingAI

Theo sproutsocial.com

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.