7 chiến lược nữ lãnh đạo có thể sử dụng để điều hướng hiện tượng "Glass Cliff"

22 Thg 07

Phụ nữ đã nói về thực trạng "Glass Ceiling" (hiện tượng rào cản vô hình) trong nhiều năm, nhưng liệu bạn đã nghe đến hiện tượng "Glass Cliff". Hiện tượng này mô tả những người phụ nữ phá vỡ rào cản vô hình để trở thành ban lãnh đạo, nhưng là trong thời điểm khủng hoảng của công ty - khi nguy cơ thất bại của doanh nghiệp trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. 

7 chiến lược nữ lãnh đạo có thể sử dụng để điều hướng hiện tượng "Glass Cliff"

Phụ nữ đã làm việc chăm chỉ để thu hẹp khoảng cách giới trong kinh doanh. Phụ nữ bây giờ kiếm được nhiều bằng tốt nghiệp hơn nam giới, đảm bảo các khoản vay kinh doanh để khởi động các start-up của riêng họ và cống hiến sự nghiệp để leo lên vị trí danh giá nhất của những công ty.

Tuy nhiên, bất chấp những bước tiến này, chỉ có 4,8% các công ty hàng đầu thế giới do phụ nữ lãnh đạo - và con số này thực sự thấp hơn so với 15 năm trước, khi thuật ngữ "Glass Ceiling" lần đầu tiên được phát hiện.

Năm 2004, các nhà tâm lý học Michelle Ryan và Alex Haslam lần đầu tiên dán nhãn cho hiện tượng được gọi là "Glass Cliff" sau khi một bài báo trên tờ Thời báo Hoa Kỳ tuyên bố rằng các công ty có phụ nữ trong hội đồng quản trị của Sở giao dịch chứng khoán London hoạt động kém so với các công ty hoàn toàn do nam giới lãnh đạo.

Sau khi đọc bài báo, Ryan và Haslam đã quyết định xem xét kỹ hơn các con số và phát hiện ra rằng phụ nữ chỉ được đề nghị các vị trí trong hội đồng quản trị của công ty khi công ty rơi vào thế bí - có nghĩa là công ty đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng.

Kể từ những phát hiện ban đầu của họ, các nghiên cứu khác đã ủng hộ nghiên cứu và phát hiện ra rằng không chỉ phụ nữ có nhiều khả năng được bổ nhiệm trong thời gian hỗn loạn, mà họ còn có khả năng bị loại khỏi vị trí CEO cao hơn 45% so với các đồng nghiệp nam.

Một ví dụ điển hình của hiện tượng "Glass Cliff" chính là Carly Fiorina. Bà được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành tại Hewlett - Packard với tư cách là một nhà lãnh đạo chuyển đổi, người sẽ đưa công ty đi theo hướng đi mới sau thời gian dài hoạt động kém hiệu quả. Sau khi theo đuổi một vụ sáp nhập gây tranh cãi, bà bị lôi kéo với thành viên hội đồng quản trị Walter Hewlett và sau đó bị sa thải. Sau khi bị sa thải, hội đồng quản trị Hewlett-Packard thừa nhận rằng việc sáp nhập của bà là quyết định đúng đắn.

Mặc dù đây là một hiện trạng nhức nhối, nhưng cách tốt nhất để tránh ngã vào vách đá chính là chuẩn bị. Mời bạn đọc infographic về 7 chiến lược nữ lãnh đạo có thể sử dụng để điều hướng hiện tượng "Glass Cliff"

>> Xem thêm: Cùng điểm lại hình ảnh những thương hiệu toàn cầu chúc mừng ngày Quốc tế Phụ nữ
>>>Xem thêm: Leadership là gì? 6 kỹ năng cần có để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.