Kênh tiếp thị eSports: "Miếng bánh ngon" của ngành Marketing tại Việt Nam

12 Thg 06

Kênh tiếp thị eSports đang là xu hướng mới của thị trường Marketing tại Việt Nam khi có số lượng tăng trưởng mạnh. Năm 2018, Việt Nam có 4,5 triệu Fan của bộ môn này, các chuyên gia nhận định đến năm 2021 con số này tăng lên là 9,1 triệu. Việc tài trợ cho những giải đấu, đội chơi là xu hướng mới của ngành marketing tại Việt Nam.

Kênh tiếp thị eSports phát triển mạnh như thế nào?

Ngành thể thao điện tử có thể được coi xuất hiện tại Việt nam từ những năm 96 của thế kỷ trước. Người dùng khi đó chỉ chơi những tựa game đơn giản như:
  • Age of Emprire.
  • Starcraft.
  • Counterstrike.
kenh-tiep-thi-esports Thời điểm bùng nổ của những Gamer vào những năm 2004 khi Internet phát triển mạnh mẽ mọi ngõ ngách. Ngành công nghiệp game và eSport đang phát triển mạnh ở Việt Nam, được dự báo là nội dung đi đầu xu hướng và nhanh chóng nổi lên như một kênh tiếp thị phổ biến. Năm 2018 con số fan của bộ môn này là 4,5 triệu người, và ước tính 3 năm sau (vào năm 2021) con số sẽ tăng lên gấp đôi là 9,1 triệu người. Với số lượng người dùng tăng một cách ấn tượng như vậy, thêm vào đó những giải đấu có số lượng khán giả lên con số hàng triệu người theo dõi. Nhận thấy được tiềm năng như vậy, nhiều thương hiệu đã "lấn sân" sang bên này để tiếp thị và đưa những sản phẩm của doanh nghiệp mình tới gần hơn với giới trẻ. kenh-tiep-thi-esports

Chính vì tập khán giả khổng lồ này, rất nhiều doanh nghiệp đã không ngần ngại đầu tư vào thể thao điện tử. Các hãng lớn như CocaCola, Samsung đều quan tâm đến mảng này với mục đích quảng cáo và xa hơn nữa là đầu tư tài trợ đội tuyển.Tuy nhiên, trong tương lai gần, chắc chắn các nhãn hàng Việt sẽ rất quan tâm đến việc tài trợ cho Esport. Bởi Việt Nam sẽ có những người chơi, đội tuyển chuyên nghiệp thi đấu trong Thế vận hội Châu Á, có cơ hội tạo nên những làn sóng mới như hiện tượng của U23 Việt Nam đã từng làm.

Thương hiệu đã lấn sân sang kênh tiếp thị eSports màu mỡ 

Những nhà tài trợ "Cứng" của các giải đấu

Coca Cola là nhà tài trợ quen thuộc với bất kỳ tín đồ của bộ môn thể thao điện tử này.Thương hiệu này là nhà tài trợ cho giải đấu Vietnam Championship Serie A (Giải đấu chuyên nghiệp duy nhất dành cho các đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại tại Việt Nam) và trong tương lai sẽ được đổi tên thành "Coca Cola CHAMPIONSHIP SERIES".

kenh-tiep-thi-esports

Bên cạnh đó có một thương hiệu nổi tiếng tài trợ cho các giải đấu tại Việt Nam là Moutain Dew. Không chỉ có hai thương hiệu nước giải khát này tham gia thị trường đầy tiềm năng này, Intel là thương hiệu trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng "xung trận" để không bỏ lỡ kênh tiếp thị hấp dẫn này. Vừa qua, Intel cũng trở thành nhà tài trợ vàng cho GCafe Cup- Giải đấu giành cho các đội tuyển eSports nghiệp dư.

Traveloka là một công ty du lịch của Indonesia đang hoạt động rất mạnh tại thị trường Việt Nam cũng không bỏ qua cơ hội này. Evos eSports đã chính thức kí hợp đồng với công ty này, Traveloka sẽ tài trợ các giải đấu trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Liên Minh Huyền Thoại tại Việt nam.

kenh-tiep-thi-esports

Sự nhanh nhạy và đi trước xu hướng đã thu về cho các hãng rất nhiều thành tựu, rất nhiều nhãn hàng đã đưa tên tuổi của mình nhắm vào mục tiêu giới trẻ. Việc sở hữu lượng fan và người xem đông đảo đã là chiến lược giúp các thương hiệu truyền thông và đưa sản phẩm của mình đến gần hơn và định vị thương hiệu trong lòng những người có độ tuổi từ 20-30.

Nhà tài trợ trong nước vẫn khá rụt rè

Những nhà tài trợ Việt Nam cũng đã thấy được tiềm năng của kênh tiếp thị eSports cũng đã nhảy vào. Mobifone là một trong những thương hiệu Việt đầu tiên khi bước chân vào sân chơi này. Vào năm 2016, hãng cũng đã tài trợ cho giải đấu South eSports Championship (SEC) diễn ra hàng năm, quy tụ các đội mạnh nhất TP HCM và các tỉnh thành lân cận. Giải đấu gồm 4 game có lượng người chơi lớn nhất hiện nay là Dolta 2Counter StrikeCross Fire và League & Lengends. 

kenh-tiep-thi-esports

Bên cạnh đó 2 thương hiệu lớn của Việt Nam cũng gia nhập, đó là Viettel và Nguyễn Kim. Đây là sự đầu tư mạnh mẽ và hướng đi đúng đắn khi đầu tư vào lĩnh vực thu hút với phần lớn giới trẻ thuộc thế hệ Z tại Việt Nam. Những thương hiệu Việt dù ít và có đôi chút rụt rè nhưng đã biết nắm bắt cơ hội để tham gia vào cuộc chơi thú vị này.

Xu hướng Streamers tại Việt Nam đáp ứng kênh tiếp thị eSports

Esports hiện đang tạo ra những KOLs mới nổi với khả năng dẫn dắt người xem cũng với sức sáng tạo khá "bùng nổ". Thị trường Esports đã tạo ra những Streamer nổi tiếng trên youtube như: Pewpew (1,5 triệu lượt sub), Viruss (1,5 triệu lượt Sub), Misthy (1,6 triệu lượt Sub), Linh Ngoc Dam (600 nghìn lượt sub)... Với lượng theo dõi khủng như vậy là tiềm năng để cho các thương hiệu khai thác, dùng các KOLs mới nổi có lượng theo dõi đa phần là giới trẻ để quảng bá sản phẩm của mình.

kenh-tiep-thi-esports

Quay về cách đây 10 năm, những định kiến của xã hội về bộ môn này còn khá nhạy cảm. Thế nhưng giờ đây, nó không còn là những trò chơi vô bổ, mà nó đã trở thành một bộ môn thể thao, giúp người chơi kiếm thu nhập lên con số hàng tỷ đồng. Chính sự hấp dẫn đó đã đưa các doanh nghiệp mạnh tay hơn trong việc quảng bá hình ảnh thông qua những trò chơi eSports, tại Việt Nam con số là khá ấn tượng và xu hướng này sẽ thực sự phát triển trong tương lai không xa.

Kết luận Sự bùng nổ của eSports trên thế giới và tại Việt Nam đã là luồng gió mới thổi vào thị trường Marketing. Những cơ hội mới cho cả đôi bên, kênh tiếp thị eSports là một sự lựa chọn không tồi khi các thương hiệu đánh vào thị trường giới trẻ, từ đây tạo ra những thị trường mới, cách tiếp cận khách hàng đa dạng. Quan trọng nhất điều này tạo ra những lợi ích cho nhãn hàng khi phát triển những chiến lược Marketing trong tương lai.

Thắng Nguyễn - Marketing AI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.