Thứ Tư, Tháng Một 27, 2021
Hotline: 0914.418.789
Email: marketingai@admicro.vn
  • PR
  • Cho nhà quản lý
  • Case Study
  • Chuyển đổi số
  • Góc nhìn Admicro
Marketing Admicro
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Marketing news
  • Digital marketing
    • Social Media
    • SEO/SEM
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Video Marketing
    • Mobile Marketing
    • Display ads
  • Brands
  • Tài liệu – Báo cáo
  • Infographic
  • Sản Phẩm Admicro
    • Book bài PR
    • Webuy
    • Corporate Branding
  • Trang chủ
  • Marketing news
  • Digital marketing
    • Social Media
    • SEO/SEM
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Video Marketing
    • Mobile Marketing
    • Display ads
  • Brands
  • Tài liệu – Báo cáo
  • Infographic
  • Sản Phẩm Admicro
    • Book bài PR
    • Webuy
    • Corporate Branding
No Result
View All Result
Marketing Admicro
No Result
View All Result
Home Thương hiệu

Kinh doanh nhượng quyền: Tiềm năng hay rủi ro cao?

Giang Bởi Giang
Th5 14, 2020
trong Thương hiệu
0
Share on FacebookTwitterLinkedinEmailTelegram

Hình thức kinh doanh nhượng quyền không phải là một hình thức mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây nó lại rất phát triển, nhiều doanh nghiệp còn đang lưỡng lự nên chọn hướng đi này hay không? Liệu kinh doanh nhượng quyền có đem lại lợi ích gì và rủi ro của nó ra sao với người đầu tư?

Mục Lục:

  • 1 Các bước để chọn doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền ưng ý
  • 2 Tiềm năng và rủi ro tiềm ẩn từ kinh doanh nhượng quyền
    • 2.1 Kinh doanh nhượng quyền – Tiềm năng thấy được
    • 2.2 Kinh doanh nhượng quyền – Rủi ro cũng lớn

Các bước để chọn doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền ưng ý

Trong kinh doanh nhượng quyền, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Điều quan trọng doanh nghiệp mà bạn chọn phải phù hợp và ưng ý với những điều kiện mà bạn đề ra ban đầu. Không phải bạn nhìn vào những thành tựu của công ty đó mà có thể đầu tư một khoản tiền không nhỏ. Phải có một quá trình, một chiến lược lâu dài để có thể chọn lựa doanh nghiệp ưng ý cho mình.

  • Bước 1: Đánh giá bản thân
  • Bước 2: Chọn lựa thương hiệu
  • Bước 3: Tìm hiểu thông tin về công ty chủ
  • Bước 4: Khám phá và thực tế trải nghiệm
  • Bước 5: Lấy những kinh nghiệm của những người đi trước
  • Bước 6: Lựa chọn địa điểm phù hợp
  • Bước 7: Thảo luận với công ty nhượng quyền
  • Bước 8: Ký hợp đồng với bên nhượng quyền
  • Bước 9: Tuyền dụng và đáp ứng chuẩn đào tạo bên cho nhượng
  • Bước 10: Mở cửa hàng theo đúng chuẩn yêu cầu bên cho nhượng

Tiềm năng và rủi ro tiềm ẩn từ kinh doanh nhượng quyền

Kinh doanh nhượng quyền – Tiềm năng thấy được

Bạn sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ hình thức kinh doanh này, những tiềm năng có thể thấy thấy rõ được. Nếu bạn là một doanh nghiệp khởi nghiệp, chưa có bất kỳ một ý tưởng nào, thì phương thức này khả thi để bạn áp dụng. Thay vì tốn thời gian xây dựng chiến lược, thì bên cho nhượng quyền sẽ đưa cho bạn “cần câu”, và bạn chỉ cần “câu cá”. Thế nhưng câu cá như thế nào để tạo ra lợi nhuận là điều mà bạn sẽ phải làm. Doanh nghiệp bên “mẹ” đã đưa cho bạn mọi thứ, bạn chỉ cần áp dụng theo form họ đề ra, tuy dễ mà khó, lợi nhuận tạo ra hay không phần lớn là do cách quản lý của bạn.

Nếu bạn có ý định mở một thương hiệu nào đó, một là bạn sẽ phải làm mọi thứ từ A đến Z, hoặc bạn có thể mua thương hiệu. Kinh doanh nhượng quyền giờ đây rất phổ biến, nó không phải là phương thức gì mới mẻ tại Việt Nam. Ngay tại thị trường nội địa, các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng phương thức này rất đa dạng, không chỉ những doanh nghiệp du nhập vào Việt Nam, mà ngay các doanh nghiệp Việt cũng cho nhượng quyền.

kinh doanh nhượng quyền 1

(Nguồn: Facebook)

Thương hiệu Tuấn Mập xuất hiện cách đây 4 năm với 4 cửa hàng ban đầu. Nhưng với chất lượng được khẳng định và tầm nhìn sâu rộng thì hiện nay con số đó lên 160 cửa hàng xuất hiện ở nhiều các địa phương lân cận thông qua hình thức nhượng quyền

Những thương hiệu ăn uống như KFC, Domino Pizza, Mc Donald’s, Pizza Hut…. cũng vào Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền. Hãy cùng nhìn xem giờ đây những thương hiệu này giờ đã mở rộng kinh doanh xuất hiện rất nhiều cửa hàng ở các thành phố lớn. Doanh thu đối với các doanh nghiệp mua nhượng quyền thực sự lớn, và lợi nhuận đạt được thì khỏi bàn.

kinh doanh nhượng quyền 2

(Nguồn: Playbuzz)

Về mảng thời trang có lẽ Zara và H&M là 2 thương hiệu đình đám nhất, nó được thông qua một công ty có trụ sở tại Thái Lan nhượng quyền vào Việt Nam. Những thành tựu hiện tại mà hai hãng này bước đầu gặt hái tại Việt Nam quả là không xem thường được, hiệu ứng truyền thông tốt và lợi nhuận thu về đáng nể dù khai trương chưa được bao lâu.

kinh doanh nhượng quyền 3

(Nguồn: Ffashion)

“Hình thức nhượng quyền là hình thức người đầu tư sẽ lấy 1 thương hiệu về kinh doanh trên thương hiệu đó. Đó là ưu điểm và lợi thế cho nhà đầu tư trên một thương hiệu đã sẵn sàng kinh doanh và hiệu quả thì nó sẽ ít tốn thời gian hơn và có một lượng khách hàng biết tới về thương hiệu này”.

Ông Phùng Mạnh Việt – Chủ thương hiệu Effoc Coffee chia sẻ

Theo một thống kê, riêng tại Mỹ có hơn 2500 hệ thống nhượng quyền với hơn 534000 điểm hoạt động (chiếm 3,2% tổng cơ sở kinh doanh). Nhiều thương hiệu đình đám khác trên thế giới cũng cho biết hiệu quả đến từ mô hình kinh doanh nhượng quyền này là rất lớn. Tuy là thị trường mới mẻ nhưng tại Việt Nam mô hình kinh doanh này tăng từ 15-20% mỗi năm. Trong tương lại, Việt nam sẽ là thị trường phát triển nhanh nhất Châu Á về mô hình nhượng quyền thương hiệu – theo hiệp hội nhượng quyền quốc tế IFA.

Kinh doanh nhượng quyền – Rủi ro cũng lớn

Không phải kinh doanh nhượng quyền là một phương thức đảm bảo tính lâu dài cho các doanh nghiệp. Chi phí bị độn lên nhiều lần sau khi mua thương hiệu là điều mà ai muốn quyền sử dụng thương hiệu cần cân nhắc kỹ lưỡng. Họ có thể “hét” một mức giá nhất định để cho bạn có quyền sử dụng thương hiệu, thế nhưng tùy vào yêu cầu và mức giá mà bạn có thể sử dụng trong khoảng thời gian bao lâu.

Chính vì bạn gần như không có khả năng mặc cả và đây cũng là khoản chi phí rủi ro, không lấy lại được cao nhất cho mảng kinh doanh này, nên bạn bắt buộc phải nghiên cứu và so sánh tất cả các thương hiệu khác cùng ngành, tiềm lực và mức độ cạnh tranh của họ trước khi đưa ra quyết định. Bạn cũng cần tìm hiểu cặn kẽ về nguồn gốc thương hiệu, vì sao họ thành công tại nước bản xứ, họ đã giúp đỡ hệ thống người Franchise trên thế giới như thế nào và liệu thương hiệu đó thật sự có khả năng hỗ trợ và giúp đỡ Franchisee thành công tại Việt Nam.

kinh doanh nhượng quyền 4

Không phải mua thương hiệu nhượng quyền mà bạn có thể thành công ngay lập tức hoặc chắc chắn sẽ thành công. Những sự cố công ty mẹ bị khủng hoảng thì những cửa hàng nhượng quyền chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng theo. Một khi đã tham gia hình thức này thì bạn chắc chắn phải chấp nhận tham gia “cuộc chơi” đầy tính rủi ro cao.

Chẳng hạn, vài năm trước khi Cháo Cây thị còn thời “hoàng kim”, chủ thương hiệu này đã thu về trên 10 tỷ đồng nhờ nhượng quyền thương hiệu. Tuy nhiên, sau thông tin cháo Cây Thị có chất bảo quản Natri Benzoat chống ôi thiu, nhiều cửa hàng mua nhượng quyền thương hiệu sụt giảm doanh số một cách thê thảm, nhiều cửa hàng phải chịu bị đóng cửa.

kinh doanh nhượng quyền 5

Cháo Cây Thị bị khủng khoảng khiến các cửa hàng nhượng quyền điêu đứng (Nguồn: Facebook)

Một rủi ro nữa khiến người muốn mua nhượng quyền cần lưu ý đừng nhìn cái lợi trước mắt mà không nhìn về kinh doanh lâu dài. Đây là câu chuyện của ngành trà sữa tại Việt Nam, một loạt các thương hiệu như Chattime, Coco… đã không thể trụ nổi tại thị trường đầy khốc liệt. Với sự bão hòa của các thương hiệu trà sữa Đài Loan, và sự đầu tư không có tầm nhìn thì đây là cái kết buồn cho các doanh nghiệp mua nhượng quyền từ nước ngoài.

kinh doanh nhượng quyền 6

Chat time đã dần biến mất khỏi bản đồ trà sữa Việt Nam (Nguồn: Chattime)

Cùng tham khảo thêm: Hình thức nhượng quyền thương hiệu là gì

Kết luận

Kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam đang rất phát triển và thịnh hành. Đây là hình thức rất nhiều tiềm năng và đem lại những cơ hội không nhỏ. Mặt khác, nếu tính toán không cẩn thận thì rủi ro tiềm ẩn cũng rất cao, nó có thể khiến bạn phải nếm “trái đắng”, và chịu tổn thất rất lớn. Với một thị trường 90 triệu dân đầy tiềm năng và phát triển thì bạn cũng nên suy tính kỹ đâu là hình thức kinh doanh có thể đem lại cho mình lợi ích về lâu về dài.

Thắng Nguyễn – Marketing AI

Xem thêm:

Kinh doanh trà sữa: Thuận lợi và rủi ro với mô hình chuỗi

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Tags: franchisekinh doanh nhượng quyềnnhượng quyền thương hiệu
ShareTweetShareSendShare
Bài trước

Thị trường Mạng xã hội Việt Nam đem lại lợi ích gì cho các marketer?

Bài tiếp theo

Budweiser tung cú sút lớn “Light up the FIFA World Cup” mùa World Cup 2018

Tin liên quan

Top 13 thương hiệu trà sữa nổi tiếng "khuấy đảo" thị trường Việt Nam

Top 13 thương hiệu trà sữa nổi tiếng “khuấy đảo” thị trường Việt Nam

Th1 8, 2021
13 Thương hiệu rượu vang nổi tiếng nên thử ít nhất một lần trong đời

13 Thương hiệu rượu vang nổi tiếng nên thử ít nhất một lần trong đời

Th1 5, 2021
TOP 18 thương hiệu giày nổi tiếng tại Việt Nam và Thế Giới

TOP 18 thương hiệu giày nổi tiếng tại Việt Nam và Thế Giới

Th1 4, 2021
Các hãng điện thoại Trung Quốc nổi tiếng trong làng Smartphone thế giới

Các hãng điện thoại Trung Quốc nổi tiếng trong làng Smartphone thế giới

Th12 29, 2020
Từ Unilever, Coca-Cola đến P&G: Đâu là động thái đáng chú ý trước thềm năm 2021 đang đến gần?

Từ Unilever, Coca-Cola đến P&G: Đâu là động thái đáng chú ý trước thềm năm 2021 đang đến gần?

Th12 24, 2020
AirAsia: Cú chuyển mình từ một hãng hàng không giá rẻ thành tập đoàn truyền thông

AirAsia: Cú chuyển mình từ một hãng hàng không giá rẻ thành tập đoàn truyền thông

Th12 17, 2020

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

[Infographic] 10 xu hướng marketing chủ đạo năm 2021

5 hoạt động giúp Video Marketing thành công trên mạng xã hội

Hậu COVID19: các ngành đã xoay sở thế nào để giữ vững vị trí trên thị trường?

Branded Content 2021: CMOs cần nắm bắt xu hướng này như thế nào?

Xu hướng Mobile App định hình tầm nhìn chiến lược cho doanh nghiệp năm 2021

Viettel tái định vị thương hiệu: điều gì thay đổi, điều gì ở lại?

hiển thị quảng cáo tự nhiền với admicro native ads

Đọc nhiều trong tuần

mẫu bài viết quảng cáo hay

TOP 10 mẫu bài viết quảng cáo hay tuyệt chiêu làm content ads

Th10 13, 2020
những câu slogan hay về kinh doanh

Những câu slogan hay về kinh doanh “Chạm” tới cảm xúc khách hàng

Th8 7, 2020
zing me đóng cửa

Zing Me – Mạng xã hội chưa kịp tỏa sáng đã bị đối thủ “quật” cho không thể ngóc đầu

Th1 25, 2021
khái niệm Trend là gì

Trend là gì? TOP 15 HOT trend nổi bật năm 2020

Th1 19, 2021
marketing là gì

Marketing là gì? 9 đặc điểm cơ bản về marketing bạn nên biết

Th5 22, 2020
Mã bưu điện là gì? Cách tra cứu mã bưu điện cấp quận huyện thị xã

Mã bưu điện (2021): Cách tra cứu mã bưu chính cấp quận, huyện, thị xã

Th1 7, 2021

    Đăng ký nhận bản tin
    1. Sinh viênNhân viênTrưởng phòngGiám đốc

    * Thông tin bắt buộc

    logo-marketingai-trang
    MarketingAI là chuyên trang tổng hợp và cung cấp nội dung, kiến thức về lĩnh vực Digital marketing và truyền thông. MarketingAI mong muốn cung cấp cho bạn đọc những thông tin cập nhật nhất, những kiến thức bổ ích nhất để giúp bạn đọc tìm ra giải pháp, chiến lược truyền thông phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

    Thông tin liên hệ

    – Địa chỉ: Toà nhà Center Building – Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

    – Hotline: 091 441 87 89

    – Email: marketingai@admicro.vn

    DMCA.com Protection Status

    Chính sách chung:

    • Giới thiệu
    • Thông tin liên hệ
    • Chính sách bảo mật
    • Điều khoản sử dụng
    • Sitemap

    Theo dõi chúng tôi:

    • Facebook
    • Twitter
    • Youtube
    • Linkedin
    • Pinterest
    • Flickr
    • Trang chủ
    • Marketing news
    • Digital marketing
    • Brands
    • Tài liệu – Báo cáo
    • Infographic
    • Sản Phẩm Admicro

    Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.

    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Marketing news
    • Digital marketing
      • Social Media
      • SEO/SEM
      • Content Marketing
      • Email Marketing
      • Video Marketing
      • Mobile Marketing
      • Display ads
    • Brands
    • Tài liệu – Báo cáo
    • Infographic
    • Sản Phẩm Admicro
      • Book bài PR
      • Webuy
      • Corporate Branding

    Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.

    Số điện thoại
    0914.418.789